Biện pháp đấu tranh sinh học là gì lớp 7 năm 2024

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đấu tranh sinh học là việc sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

Các biện pháp đấu tranh sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại[sửa | sửa mã nguồn]

Ở từng địa phương đều có những thiên địch gần gũi với con người như: mèo diệt chuột, gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) để tiêu diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian. Chẳng hạn như: cá đuôi cờ, thằn lằn, cóc, sáo, cú ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ hoặc rắn sọc dưa, cắt, mèo rừng ăn chuột gây hại cho lúa. Ngoài ra, còn có các thiên địch đẻ trứng ký sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại, sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh động vật gây hại.

Sử dụng thiên địch đẻ trứng ký sinh vào sinh vật gây hại hoặc trứng của sâu hại[sửa | sửa mã nguồn]

Cây xương rồng được nhập vào nhiều nước để làm bờ rào và thuốc nhuộm. Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta đã sử dụng một loài bướm đêm từ Argentina. Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra, ăn cây xương rồng.

Mặt khác, ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô). Ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.

Sử dụng vi khuẩn gây hại truyền cho sinh vật gây hại[sửa | sửa mã nguồn]

Vào 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Úc. Đến 1900, số thỏ này lên đến vài trăm triệu con và trở thành động vật có hại. Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 năm chỉ với 1% số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm họa về thỏ mới cơ bản được giải quyết.

Gây vô sinh diệt động vật gây hại[sửa | sửa mã nguồn]

Ở miền Nam nước Mỹ, để diệt loài ruồi gây viêm loét ở da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.

Ưu điểm và hạn chế.[sửa | sửa mã nguồn]

Ưu điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.

Hạn chế[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.

Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh. Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.

Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

Ví dụ: Để diệt loài cây cảnh Lantana có hại ở quần đảo Hawaii, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vốn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sản lượng mía đã bị giảm sút nghiêm trọng.

Đối với nông nghiệp, chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại. Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích..

Qua thực tế, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho rằng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KNTT 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

HS nêu được khái niệm đấu tranh sinh học. Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch. Nêu được nhưng ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng quan sát so sánh tư duy tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ

Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, bảo vệ môi trường , ý thức bảo vệ động vật.

II. Đồ dùng dạy học

- Tư liệu về đấu tranh sinh học

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

- Nêu những nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và biện pháp bao vệ đa dạng sinh học?

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu những nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và biện pháp bao vệ đa dạng sinh học?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

+ Thế nào đấu tranh sinh học?

Cho VD về đấu tranh sinh học

- Cá nhân tự đọc thông tin GK tr.192 trả lời câu hỏi:

- Yêu nêu được: Dùng sinh vật tiêu diệt SV gây hại

VD mèo diệt chuột

- GV giải thích SV tiêu diệt SV có hại gọi là thiên địch

- GV thông báo các Biện pháp đấu tranh sinh học

  1. Biện pháp đấu tranh sinh học

- Đấu tranh sinh học là cách sử dụng những thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho sinh vật gây hại, nhằm hạn chế tác động của sinh vật gây hại.

Hoạt động 2: Những biện pháp đấu tranh sinh học

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát H59.1 và hoàn thành phiếu học tập

- GV kẻ phiếu học tập lên bảng

- GV gọi các nhóm lên viết kết quả trên bảng.

- Đại diện nhóm ghi kết quả của nhóm. Nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV thông báo kết quả đúng của các nhóm và yêu cầu theo dõi kiến thức chuẩn

II. Những biện pháp đấu tranh sinh học

- Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học:

1. Sử dụng thiên địch

  1. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
  1. Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.

2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

- GV yêu cầu

+ Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt SV gây hại

- GV thông báo thêm một số thông tin…

3. Gây vô sinh tiêu diệt động vật gây hại

Hoạt động 3: Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV cho HS nghiên cứu SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi?

+ Đấu tranh sinh học có những ưu điểm gì?

III. Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học

- Ưu điểm: của biện pháp đấu tranh sinh học: tiêu diệt nhiều SV gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.

+ Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì ?

- Mỗi cá nhân tự thu thập kiến thức kiến thức ở thông tin trong SGK tr.194.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung

- GV ghi tóm tắt ý kiến của nhóm

- GV tổng kết ý kiến đúng của các nhóm cho HS rút ra kết luận

- Nhược điểm:

+ Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

+ Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại.

4. Củng cố

- Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học?

- Nêu những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.

5. Hướng dẫn về nhà

- Học bài trả lời câu hỏi SGK

- Tìm hiểu thêm về động vật quý hiếm.

IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 7 chuẩn khác:

  • Bài 54: Đa dạng sinh học (tiết 1)
  • Bài 55: Đa dạng sinh học (tiết 2)
  • Bài 57: Động vật quý hiếm
  • Bài 58: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương (tiết 1)

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
  • Biện pháp đấu tranh sinh học là gì lớp 7 năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Biện pháp đấu tranh sinh học là gì lớp 7 năm 2024

Biện pháp đấu tranh sinh học là gì lớp 7 năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Sinh học lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 7 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Biện pháp sinh học là biện pháp như thế nào?

3. Biện pháp sinh vật học: là biện pháp sử dụng các vi sinh vật có ích hoặc các chất kháng sinh do chúng tiết ra để diệt các vi sinh vật có hại. Biện pháp này an toàn với người, với cây trồng và động vật, không ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên hiệu quả không được thể hiện rõ trực tiếp nên ít được nhân dân áp dụng.