Biên bản nhận xét môn tin học lớp 3

Mẫu nhận xét môn Tin học dành cho học sinh THCS, THPT theo Thông tư 26 là các mẫu nhận xét đánh giá học sinh mới nhất hiện nay theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học. Mời các thầy cô tham khảo.

* Mẫu nhận xét môn Tin học theo Thông tư 26

1. Nhận xét dựa vào điểm trung bình môn Tin học

Điểm trung bình

Nhận xét

0.0 – 3.4

Chưa đạt yêu cầu của bộ môn, còn thụ động, chưa tự giác trong học tập và hoạt động nhóm, cần tăng cường luyện tập kỹ năng thực hành.

3.5 – 4.9

Chưa hoàn thành các yêu cầu cần đạt của bộ môn, còn thụ động, tăng cường luyện tập kỹ năng thực hành.

5.0 – 5.9

Hoàn thành được các yêu cầu của bộ môn, chủ động hơn trong học tập, tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành.

6.0 – 6.9

Tiếp thu được các kiến thức cơ bản của môn học, có ý thức tự giác, tương đối chủ động trong học tập.

7.0 – 7.4

Đáp ứng được yêu cầu cần đạt của bộ môn, khá chủ động trong hoạt động nhóm, chăm chỉ, tự giác trong học tập.

7.5 – 7.9

Hoàn thành khá tốt nội dung kiến thức đã học, vận dụng được vào bài thực hành, chăm chỉ trong học tập.

8.0 – 8.4

Hoàn thành tốt yêu cầu cần đạt của bộ môn, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện.

8.5 – 8.9

Vận dụng tốt kiến thức vào bài thực hành, chăm chỉ, tự giác, tích cực trong học tập.

9.0 – 9.4

Hoàn thành tốt nội dung kiến thức môn học, vận dụng được để làm bài thực hành, chăm chỉ, chủ động trong học tập.

9.5 – 10

Nắm vững kiến thức môn học, vận dụng tốt vào bài thực hành, chăm chỉ, tích cực trong học tập.

2. Nhận xét học bạ môn Tin học

Điểm 9 – 10

- Nắm vững kiến thức môn học, kỹ năng thực hành tốt.

- Nắm vững kiến thức môn học, áp dụng vào thực hành tốt.

- Thành thạo các kỹ năng thực hành.

- Hoàn thành tốt nội dung kiến thức môn học.

- Vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài thực hành.

Điểm 7 – 8

- Vận dụng được kiến thức, có kỹ năng thực hành.

- Hoàn thành khá tốt nội dung kiến thức đã học.

- Vận dụng kiến thức tương đối chắc vào bài thực hành.

Điểm 6

- Nắm được kiến thức cơ bản môn học.

- Vận dụng được kiến thức cơ bản vào bài thực hành

Điểm 5

- Hoàn thành nội dung kiến thức môn học.

Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Tin học giúp thầy cô giảng dạy bộ môn Tin học tham khảo nội dung trình bày, cách viết biên bản để nộp lên cơ quan có thẩm quyền vê việc lựa chọn SGK môn Tin học lớp 3 năm học 2022-2023.

Mời quý thầy cô tham khảo và tải về:

ỦY BAN NHÂN DÂN ……………………………CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC ………………….. Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm 2022

BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ

NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU VÀ TRAO ĐỔI VỀ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

Thời gian: … giờ … phút, ngày …/…/2022

Thành phần tham dự: Giáo viên tin học

NỘI DUNG

Lựa chọn sách Tin Học CTGDPT 2018 [Lớp 3]

Giáo viên tin học đã nghiêm túc thực hiện nghiên cứu các đầu SGK tin học lớp 3 thuộc danh mục sách giáo khoa Bộ GD&ĐT phê duyệt. Chương trình các môn học đã được ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT để nhận xét về tính phù hợp của mỗi đầu sách SGK theo từng môn học về quan điểm, mục tiêu xây dựng chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học.

04 đầu sách giáo khoa Tin học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 gồm:

– Kết nối với tri thức cuộc sống.

1. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

1.1. “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Tác giả: Nguyễn Chí Công [ Chủ biên], Hoàng Thị Mai [Chủ biên], Phan Anh, Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Bá Tuấn, Hà Đặng Cai Tùng, Đặng Bích Việt.

Ưu điểm:

– Hình thức: Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan.ức:

– Cấu trúc: + Khởi động.

+ Nội dung bài học.

+ Luyện tập.

+ Vận dụng.

Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.

Một số nội dung thắc mắc cần trao đổi, làm rõ

– Máy tính và em [Trang 14]

Nội dung: Ngoài các bộ phận kể trên .… loa để phát âm thanh từ máy tính

Đề nghị: Bổ sung thêm máy in, máy scan, tai nghe.

Lí do: Vì ngày nay máy tính còn kết nối với nhiều các thiết bị khác

– Bài 4: Làm việc với máy tính [Trang 21]

Nội dung: Thực hành làm việc với máy tính: kiến thức mới lồng ghép vào phần thực hành

Đề nghị: Nên tách kiến thức mới cho học sinh tìm hiểu trước sau đó cho phần thực hành riêng biệt không nên lồng ghép với kiến thức mới.

Lí do: Khi vào thực hành học sinh sẽ không bị rối.

– Luyện tập sử dụng chuột [Trang 59]

Đề nghị: Nên đưa bài này lên chương đầu tiên.

Lí do: HS lớp 3 phải làm quen chuột trước, biết cách sử dụng chuột mới làm được những việc khác.

1.2. “Chân trời sáng tạo”

Tác giả: Quách Tất Kiên Tổng [Tổng chủ biên kiêm Chủ biên], Phạm Thị Quỳnh Anh[ Đồng chủ biên], Đỗ Minh Hoàng Đức, Lê Tấn Hồng Hải, Trịnh Thanh Hải, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Thị Hồng Nhung.

Ưu điểm:

– Hình thức: Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan

– Cấu trúc:

+ Mục tiêu

+ Khởi động

+ Khám phá

+ Luyện tập

+ Thực hành

+ Vận dụng

+ Em có biết

* Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.

Một số nội dung thắc mắc cần trao đổi, làm rõ :

– Bài 2. Xử lí thông tin [Trang 7]

Nội dung: Bộ óc của con người

Đề nghị: Bộ não của con người

Lí do: Sử dụng “Bộ não” phù hợp hơn “Bộ óc”

– Bài 2. Xử lí thông tin [Trang 10]

Nội dung: Ti vi nhận thông tin nút được bấm trên điều khiển được thực hiện mở, tắt, chuyển kênh.

Đề nghị: Ti vi nhận thông tin khi bấm nút trên điều khiển để thực hiện mở, tắt, chuyển kênh.

Lí do: HS dễ hiểu hơn

– Bài 11B: Luyện tập sử dụng chuột máy tính [Trang 64]

Nội dung: Phần luyện tập.

Đề nghị: Đề nghị đưa lên cùng bài số 4.

Lí do: Liên tục mạch kiến thức và đối với lớp 3 sử dụng chuột được mới thao tác được các yêu cầu khác

2. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

2.1 “Cánh Diều”

Tác giả: Hồ Sỹ Đàm [ Chủ biên], Nguyễn Thanh Thủy [ Chủ biên], Hồ Cẩm Hà, Nguyễn Chí Trung, Kiều Phương Thùy.

Ưu điểm:

– Nội dung sách giáo khoa:

– Các tiêu chí, tiêu chuẩn đảm bảo phù hợp với địa phương.

– Cấu trúc bài bài học được xây dựng thống nhất, rõ ràng cụ thể, dễ phân biệt bằng logo.

– Mỗi bài học,sách đều đưa ra những tình huống xuất hiện trong cuộc sống gắn liền với nội dung bài học, gần gũi, học sinh tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên.

– Các hoạt động học tập đều có hướng dẫn, gợi ý bằng các hình thức khác nhau, kích thích tư duy của học sinh. Nội dung bài học có tính mở giúp giáo viên thuận lợi trong việc lập kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Mỗi bài học đều có luyện tập củng cố và vận dụng giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.

– Cấu trúc sách giáo khoa: Sách gồm 6 chủ đề với 32 bài học. Mỗi bài học cụ thể các phần hoạt động như:

+ Khởi động: hoạt động và trò chơi

+ Luyện tập.

+ Vận dụng.

+ Ghi nhớ

– Ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày: Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi, phù hợp với học sinh, thuận lợi cho cha mẹ học sinh hướng dẫn học sinh học tập tại nhà. Kí hiệu sử dụng sách đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng.

– Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, đảm bảo tính thẩm mĩ, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

Một số nội dung thắc mắc cần trao đổi, làm rõ

– Chủ đề C2: Làm quen với thư mục lưu trữ thông tin trong máy tính.

+ Bài 3: Em tập thao tác với thư mục [1. Tạo đổi tên, xóa thư mục [Tr45, 46]]

Nội dung : Chỉ dạy học sinh tạo thư mục bên trong cửa sổ computer và bằng thao tác tắt [Chọn thẻ home rồi chọn các công cụ ngay trên thẻ Home]

Đề nghị: Nên dạy học sinh các bước từ:

+ B1: Kích phải chuột tại màn hình]

+ B2: Chọn New. Rồi chọn Folder

+ B3: Gõ tên cho thư mục rồi ấn Enter.

Với thao tác đổi tên và xóa cũng tương tự.

Lí do:

+ Để đảm bảo học sinh có thể tạo thư mục ở bất kì đâu [ngoài màn hình nền] chứ với cách sách viết chỉ có thể tạo thư mục trong cửa sổ Computer.

+ Nhiều trường hợp máy tính bị ẩn đi phần bảng chọn, học sinh sẽ không nhìn thấy công cụ để chọn

– Không có phần “Soạn thảo văn bản” và cách gõ chữ tiếng việt

Đề nghị: Nên bổ sung thêm phần soạn thảo văn bản và cách gõ chữ tiếng việt vào trước phần tạo bài trình chiếu.

Lí do: Kĩ năng soạn thảo văn bản, cũng như gõ chữ tiếng việt là kĩ năng hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn nhỏ, nên được làm quen từ sớm. Còn kĩ năng làm bài trình chiếu cũng hết sức cần thiết nhưng sẽ ít được các em áp dụng hơn.

– Chủ đề E: Ứng dụng tin học

Bài 1: Em làm quen với phần mềm trình chiếu [1. Làm quen với người bạn mới –Trang 49 Bảng ghi nhớ – trang 51]

Nội dung : Dòng cuối sách dùng từ “Kích hoạt phần mềm trình chiếu”

Đề nghị: Nên thay từ “kích hoạt” bằng từ “khởi động” hoặc “mở”

– Chủ đề E: Ứng dụng tin học

Bài 2: Thêm ảnh vào trang trình chiếu [Trang 52]

Nội dung : Dạy học sinh cách chèn ảnh luôn

Đề nghị: Nên dạy học sinh về công cụ Layout [Thay đổi bố cục trình bày] trước

Lí do: Các bức ảnh có rất nhiều loại kích thước khác nhau. Nếu khi chèn vào học sinh không biết điều chỉnh kích thước hình ảnh, cũng như sắp xếp bố cục trình bày hợp lý thì ảnh sẽ che mất phần nội dung chữ.

– CĐ E2: Sử dụng phần mềm luyện tập thao tác với chuột máy tính. [Từ trang 56 đến hết trang 58]

Nội dung: Sử dụng phần mềm cho học sinh luyện các thao tác với chuột.

Đề nghị: Nên đưa vào sau phần giới thiệu về chuột máy tính.

Lí do: Học sinh có thể luyện thao tác với chuột ngay từ đầu, giúp học sinh thuận tiện hơn trong việc sử dụng chuột trong các bài thực hành sau đó.

3. Nhà xuất bản Đại học Vinh

Tác giả: Lê Khắc Thành [ Chủ biên], Nguyễn Tân Ân, Ngô Thị Tú Quyên, Trịnh Đình Thắng, Nguyễn Thị Thuần.

Ưu điểm:

Hình thức: Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan

– Cấu trúc:

+ Mục Tiêu.

+ Mở đầu.

+ Khám phá.

+ Luyện tập

+ Vận dụng.

Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.

Một số nội dung thắc mắc cần trao đổi, làm rõ

– Bài 3: Con người xử lí thông tin [Trang 9]

Nội dung: Bộ não của con người là bộ não xử lí thông tin.

Đề nghị: Bộ não của con người được ví giống như bộ não xử lí thông tin

Lí do: Như vậy thì thích hợp hơn.

– Không có phần “Soạn thảo văn bản” và cách gõ chữ tiếng việt

Đề nghị: Nên bổ sung thêm phần soạn thảo văn bản và cách gõ chữ tiếng việt vào trước phần tạo bài trình chiếu.

Lí do: Kĩ năng soạn thảo văn bản, cũng như gõ chữ tiếng việt là kĩ năng hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn nhỏ, nên được làm quen từ sớm. Còn kĩ năng làm bài trình chiếu cũng hết sức cần thiết nhưng sẽ ít được các em áp dụng hơn.

Kết quả đưa ra 2/2 giáo viên đã đồng ý chọn sách tin học 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – “Chân trời sáng tạo” Tác giả: Quách Tất Kiên Tổng [Tổng chủ biên kiêm Chủ biên], Phạm Thị Quỳnh Anh[ Đồng chủ biên], Đỗ Minh Hoàng Đức, Lê Tấn Hồng Hải, Trịnh Thanh Hải, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Thị Hồng Nhung.

Cuộc họp kết thúc vào lúc 12h30 cùng ngày.

Thư kí                                            Tổ trưởng

Nguồn:
Cô giáo: Hà Thanh Kiêm

Video liên quan

Chủ Đề