Bé sơ sinh bao lâu thì mặc quần

Một việc tưởng chừng như đơn giản là mặc quần áo cho trẻ nhưng không ít mẹ cảm thấy luống cuống và thường vô tình mắc phải những sai lầm.

1. Mất nhiều thời gian mặc quần áo

Da của trẻ sơ sinh chưa thích ứng được với nhiệt độ môi trường xung quanh nên cần luôn luôn được giữ ấm. Sau khi bé tắm xong, mẹ hãy mặc đồ nhanh nhất có thể để tránh làm cho cơ thể bé bị nhiễm lạnh.

Vào mùa đông, mẹ nên sử dụng đèn sưởi khi tắm và thay đồ cho trẻ. Đèn sưởi sẽ có tác dụng làm ấm tức thì giúp trẻ sơ sinh không cảm thấy lạnh.

2. Liên tục mặc đồ rời cho trẻ

Trẻ sơ sinh hay ‘tè dầm” nên mỗi ngày mẹ phải thay đồ nhiều lượt cho trẻ. Để đỡ “mất công” khi phải thay cả bộ, nhiều mẹ thường cho bé mặc áo riêng, quần riêng.

Tuy nhiên mẹ không biết rằng mặc đồ rời dễ khiến bé bị lạnh bụng. Do khi nằm bé hay xoay người khiến quần áo thường bị kéo lên làm hở bụng bé. Cách tốt nhất là mẹ nên mặc đồ liền thân cho bé và luôn quan sát bé thường xuyên để nếu da bé bị hở ra ngoài, mẹ có thể nhanh tay kéo lại quần áo.

3. Cho trẻ mặc đồ ngay khi mới mua về

Sau khi mua quần áo mới cho bé, mẹ thường chủ quan nghĩ rằng, quần áo mới sạch và không có bụi bẩn. Nhưng trên thực tế, trong quần áo mới chứa các chất hóa học được dùng khi sản xuất nhằm chống mốc, chống nhăn và nhuộm màu vải. Vì vậy mẹ cần giặt qua một lần với nước sạch để làm giảm bớt lượng chất này có trong quần áo.

Trước khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng nên kiểm tra kĩ các đoạn sợi chỉ thừa có trong quần áo. Chúng có thể sẽ gây nguy hiểm khi “cứa” lên da hoặc vướng vào chân tay trẻ.

4. Sử dụng quần áo làm từ sợi hóa học

Khi mua quần áo cho trẻ, mẹ chỉ nên mua các sản phẩm được may từ sợi bông tự nhiên. Quần áo làm từ sợi hóa học có chứa nhiều chất độc hại dễ gây kích ứng da bé.

Hơn nữa, loại quần áo này có khả năng thấm hút mồ hôi kém. Đối với những bé hay đổ mồ hôi trộm, vùng da thường bị nóng, ẩm ướt làm cho bé nổi rôm và mắc các bệnh về da.

5. Màu sắc quần áo sặc sỡ

Bé trông sẽ ngộ nghĩnh hơn khi mặc những bộ đồ sặc sỡ có họa tiết bắt mắt. Nhưng mẹ không biết rằng, quần áo màu sặc sỡ thường chứa một lượng lớn chất hóa học dùng để nhuộm màu và trang trí. Chúng sẽ khiến cho da bé bị di ứng, nổi mẩn. Vì vậy mẹ chỉ nên chọn cho bé những bộ đồ có màu sắc nhạt, tươi và họa tiết đơn giản.

6. Cho trẻ mặc quần áo chật

Trẻ sơ sinh cần mặc quần áo rộng rãi, không bó sát vào người để giúp cho bé dễ dàng trong việc hô hấp và cử động chân tay.

Quần áo của trẻ mới sinh thường phải thay đổi size theo từng tháng vì cơ thể trẻ lớn rất nhanh. Nhiều mẹ thường chỉ sử dụng một cỡ quần áo cho trẻ trong mấy tháng sau sinh. Để tiết kiệm chi phí hơn, mẹ có thể hỏi xin quần áo cũ từ những người khác chứ không nên mặc đồ chật cho con mình.

7. Mặc nhiều lớp quần áo

Vào mùa đông, mẹ hay mặc nhiều quần áo cho trẻ vì nghĩ rằng như vậy cơ thể trẻ sẽ được ủ ấm. Tuy nhiên khi khoác quá nhiều lớp quần áo trên người sẽ khiến trẻ hô hấp và cử động khó khăn.

Mẹ có thể tăng nhiệt độ phòng bằng cách sử dụng điều hòa hoặc đèn sưởi để bé không bị lạnh mà không phải mặc quá nhiều quần áo.

8. Để băng phiến trong tủ quần áo trẻ

Băng phiến có tác dụng đuổi côn trùng, mối rệp để chúng khỏi “tấn công” quần áo của trẻ. Loại được sử dụng chủ yếu là băng phiến được sản xuất từ hóa chất Napthalen – có lượng độc tính cao. Khi để trong tủ, hơi của băng phiến sẽ bám rất lâu lên quần áo, trẻ có thể bị ngộ độc nếu hít phải. Khi trẻ mặc đồ, bang phiến sẽ ngấm quá lớp vải tác động trức tiếp đến da khiến cơ thể trẻ bị nhiễm độc

Khi nào ngừng quấn tã cho trẻ sơ sinh?

Quấn tã là điều mà bất kỳ đứa trẻ cũng cần để giữ cho cơ thể được sạch sẽ trong thời gian chưa thể tự đi vệ sinh. Quấn tã cũng giúp cha mẹ đỡ vất vả hơn trong khi chăm con trẻ. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích này thì việc quấn tã còn có tác dụng giúp cho giấc ngủ của bé được đảm bảo, bé sẽ ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.

Nếu không quấn tã, cơ thể trẻ có thể bị ướt nước khiến cho trẻ khó ngủ, quấy khóc và tỉnh giấc. Chiếc tã có vai trò giữ cho cơ thể bé luôn khô sạch giúp bé ngủ ngon dù cho có tè dầm. Không chỉ vậy, quấn tã cũng giúp bé có cảm giác an toàn hơn. Việc quấn tã sẽ làm giảm nguy cơ bé bị đau bụng.

Ngoài việc quấn tã dán, tã chéo… để hạn chế cơ thể bé bị ướt, bẩn do tè dầm thì các loại tã quấn quanh người như quấn tã con nhộng còn có một mục đích khác nữa. Việc quấn bé trong tấm vải lớn như vậy sẽ giúp ổn định thân nhiệt cho bé, giúp bé nằm đúng tư thế và có một giấc ngủ sâu hơn.

Quấn tã có nhiều tác dụng cho sức khỏe của trẻ

Khi nào ngừng quấn tã cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh ngay khi mới chào đời đã đực bác sĩ khuyên rằng nên quấn tã thay vì mặc quần để bé có thể nhận được những lợi ích cho sức khỏe từ việc quấn tã. Tuy nhiên không phải quấn tã suốt ngày là sẽ tốt, làm như vậy sẽ khiến da bé bị bí và có thể dẫn đến tình trạng dị ứng, mẩn đỏ, khó chịu… 

Đối với mỗi loại tã, cha mẹ nên chú ý để thay tã cho con và lưu ý sử dụng tã phù hợp với từng thời điểm trong ngày. Khi bé ngủ thì bạn có thể sử dụng các loại tã dán có độ thấm hút cao để giúp da bé luôn khô thoáng. Khi bé thức thì nên sử dụng các loại tã vải, tã xô để tiện cho việc hoạt động của bé. Cha mẹ cũng dễ dàng thay tã cho bé khi thức nên không nhất thiết phải dùng tã dán hay tã quần. Các loại tã dán thường có thể sử dụng được 4-5 tiếng còn tã xô, tã vải chỉ sử dụng được trong 2-3 tiếng là phải thay.

Khi sử dụng tã vải, tã xô, cha mẹ cần hết sức chú ý đến con để thay tã ngay khi con đi vệ sinh. Không nên để con bị dính nước sau khi tè dầm, điều này có thể khiến trẻ bị lạnh, bị khó chịu và quấy khóc nhiều hơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý không quấn tã quá chặt cho trẻ. Việc quấn tã quá nhiều và chặt còn có thể khiến trẻ bị loạn sản khớp háng. Đây là một rối loạn rất phổ biến ở trẻ khi bị quấn tã quá chặt. Nó làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp và phải thay khớp háng khi tới tuổi trung niên.

Nên quấn tã cho trẻ trong 1 tháng đầu sau đó cho bé mặc quần nhiều hơn

Quấn tã trẻ sơ sinh đến khi nào? Có nên mặc quần sớm cho trẻ?

Dựa trên quá trình phát triển của trẻ thì khi bé được 18 tháng tuổi là đã có thể tập ngồi bô. Đây cũng là thời điểm mẹ có thể ngừng việc quấn tã cho bé. Tuy nhiên trước đó, cha mẹ cũng không nên quá lạm dụng việc dùng tã để tránh làm trẻ trở nên thụ động, ít vận động và phụ thuộc vào tã lót. Cụ thể như sau:

Trong khoảng thời gian 1 tháng đầu sau khi sinh, bé cần được quấn tã gần như toàn bộ thời gian trong ngày. Tuy nhiên sau 1 tháng tuổi thì cha mẹ có thể giảm bớt thời gian mặc tã cho con để giúp con được vận động nhiều hơn với những kỹ năng cơ bản. Sau khi con thức dậy thì cha mẹ có thể bỏ phần khăn quấn ra để bé được thoải mái vận động, có thể dùng các loại tã mỏng hơn như tã chéo, tã xô để thay thế vào ban ngày. 

Khi bé được 1 tháng tuổi, bé cũng sẽ thể hiện rằng mình không thích quấn tã nữa vì nó khiến bé khó vận động hơn. Cha mẹ cũng không nên cho con mặc bỉm quá nhiều vì bỉm còn khiến bé khó chịu hơn cả quấn tã. Chính vì thế, thay vì quấn tã cả ngày, cha mẹ nên cho con mặc quần và dần thay thế tã sau khi con được 1 tháng tuổi. 

Cha mẹ cũng không nên cho con mặc quần quá sớm trước 1 tháng tuổi vì điều đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cũng không nên cho trẻ mặc quần hoàn toàn ngay từ khi mới được 1 tháng tuổi mà nên thay đổi dần dần.  

Việc quấn tã quá nhiều sẽ khiến con bị thụ động và có thể ảnh hưởng đến việc tự đi vệ sinh sau này. Nhiều cha mẹ cho con mặc tã đến tận khi con đã được 4-5 tuổi, việc này là hoàn toàn không nên. Cha mẹ hãy dạy bé cách ngồi bô để con chủ động hơn trong việc đi vệ sinh, điều này cũng giúp con phát triển một cách khỏe mạnh và bình thường.

Có thể cho trẻ mặc quần vào ban ngày khi trẻ thức

Bé mới dừng quấn tã, cha mẹ nên chọn quần áo như thế nào?

Đối với trẻ trên 1 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ mặc quần vào ban ngày khi trẻ thức. Việc chọn quần áo cho trẻ sơ sinh quan trọng nhất đó là chất lượng vải. Bạn không cần quá quan trọng việc quần áo phải phù hợp với giới tính của trẻ đâu nhé, hãy chọn cho bé bộ đồ giúp bé cảm thấy dễ chịu và an toàn cho da bé là được.

Không nên chọn quần áo nhiều màu sắc

Da của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, việc sử dụng những loại vải có nhiều màu sắc rực rỡ có thể sẽ khiến da bé không kịp thích ứng. Mẹ chỉ nên chọn những bộ đồ màu trắng, chất vải tốt, có thể có một chút hoa văn để tô điểm. Nhưng tuyệt đối không nên dùng quần áo có quá nhiều màu. 

Chọn quần áo cỡ lớn hơn cho trẻ

Trẻ con, đặc biệt là trẻ sơ sinh lớn rất nhanh, chính vì thế quần áo của trẻ rất nhanh bị chật. Mỗi tháng trẻ có thể tăng từ 0,5kg cho tới 1,5kg, thậm chí có trẻ còn tăng cân theo ngày. Cha mẹ nên chọn cho con những bộ quần áo rộng hơn nhiều so với cơ thể để phù hợp với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ mặc quần áo quá rộng.

Chọn quần áo có chất lượng tốt cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, một bộ đồ tốt thể hiện ở sự thoải mái của bé khi mặc. Quần áo của trẻ phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chất liệu vải phải an toàn với da bé, mùa hè cần mặc quần áo mỏng, dễ thấm hút mồ hôi, mùa đông cần mặc quần áo có chất liệu mềm mịn, đủ ấm áp để bảo vệ trẻ.

Cách mặc quần cho trẻ sơ sinh

Hình 05. Cần lưu ý gì khi mặc quần cho trẻ?

Khi mặc quần cho bé, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Đóng kín cửa phòng không để gió lùa vào khiến bé nhiễm lạnh
  • Cho bé nằm lên giường và nói chuyện với bé để bé không bị hoảng sợ sau đó mới nhẹ nhàng mặc quần cho bé
  • Mẹ nên mặc quần ngược cho bé để tránh các đường may cứa vào da bé gây tổn thương và khó chịu
  • Khi mặc quần cho trẻ sơ sinh, cần phải để lòng bàn chân của bé lồng vào trong ống quần giúp bé không bị lạnh
  • Việc mặc quần cho bé phải làm nhanh và nhẹ nhàng để tránh việc bé bị lạnh.

Khi nào ngừng quấn tã cho trẻ sơ sinh còn tùy thuộc vào từng bé cũng. Các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý quan sát biểu hiện của trẻ để biết được khi nào cần quấn tã, khi nào không và khi nào cần ngừng việc này lại.


Video liên quan

Chủ Đề