Giấy chứng nhận pccc có thời hạn bao lâu

Giấy huấn luyện nghiệp vụ PCCC là chứng chỉ bắt buộc đối với những người làm việc trong đội dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy và những đối tượng được quy định tại Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Vậy quy trình để được cấp giấy huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy như thế nào? Thời hạn của giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC là bao lâu? Cùng CRS VINA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013.

Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/07/2017 của Chính phủ Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy, chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Điều 16 Thông tư 66/2014/TT-BCA có nêu rõ những đối tượng cần tham gia lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC và cấp giấy chứng nhận bao gồm:
Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật phòng cháy và chữa cháy.

🔹 Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

🔹 Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

🔹 Người chỉ huy tàu thuỷ, tàu hỏa, tàu bay, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên, trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

🔹 Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

🔹 Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Cục Cảnh sát PCCC và CHCN thì giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC có hiệu lực 2 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn hiệu lực, các cá nhân cần đăng ký cấp lại hoặc tham gia lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC để được cấp lại.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện phòng cháy chữa cháy

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các cá nhân tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật, gồm:

Trường hợp 1: Nếu cơ quan tự tổ chức lớp huấn luyện, hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện [Mẫu số PC21 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP]

– Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện.

– Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện.

Trường hợp 2: Nếu cơ quan không tự tổ chức lớp huấn luyện, hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị tổ chức huấn luyện [Mẫu số PC22 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP].

– Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký dự lớp huấn luyện.

Trường hợp 3: Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện [Mẫu số PC23 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP].

Bước 2: nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát PCCC và CHCN. Nếu doanh nghiệp, cá nhân uỷ quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có giấy uỷ quyền kèm theo.

Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì bộ phận tiếp nhận sẽ viết phiếu biên nhận.

Nếu hồ sơ chưa đủ thì cán bộ sẽ trả lại và hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh.

Bước 3: Huấn luyện

Các cá nhân, tổ chức tham gia lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Thời gian huấn luyện nghiệp vụ lần đầu là từ 16 – 24 giờ.

Thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC sau khi hết thời hạn sử dụng là 16 giờ.

Học chứng chỉ PCCC TP HCM

Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả

– Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

– Thời gian cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

– Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

– Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh.

– Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp.

Bước 5: căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu tiếp nhận để nhận kết quả và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

CRS VINA là đơn vị tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC trên toàn quốc. Quý khách hàng, cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy hoặc có những thắc mắc nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: //daotaoantoan.org/

🇫 Facebook: //www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email:

Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì tại cơ sở phải có lực lượng phòng cháy, chữa cháy đã được huấn luyện. Hiện tại, Công ty TNHH Dương Minh Phúc đã tham gia các lớp huấn luyện do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đào tạo và được cấp chứng chỉ, tuy nhiên, chứng chỉ lại có thời hạn 2 năm kể từ ngày ký. Công ty TNHH Dương Minh Phúc đã liên hệ và tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đào tạo và được cấp Chứng chỉ Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ nhưng không ghi thời hạn mà chỉ ghi là “có giá trị sử dụng trên cả nước”.

Công ty đề nghị giải đáp, Giấy chứng nhận nghiệp vụ do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cấp có thời hạn sử dụng hay không?

Về vấn đề này, Bộ Công an trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy thì Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cấp [Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP, không ghi thời hạn sử dụng] được sử dụng trong phạm vi toàn quốc.

Thời hạn sử dụng của Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được quy định cụ thể như sau:

- Đối với nội dung huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ có thời hạn sử dụng là 5 năm kể từ ngày cấp, được quy định tại Khoản 7 Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

- Đối với nội dung huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy có thời hạn sử dụng là 2 năm kể từ ngày cấp, được quy định tại Khoản 6 Điều 16 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Chinhphu.vn


4 min read

Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy là loại giấy bắt buộc phải có đối với các cơ sở kinh doanh, các phương tiện xe cơ giới nằm trong danh mục quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy thời hạn của giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là bao lâu? chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này trong bài tư vấn dưới đây.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện xin giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy ” theo mẫu PC5

– Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác;

– Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu PC6;

– Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;

– Phương án chữa cháy.

* Thời hạn của giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy: 03 năm kể từ ngày cấp.

Quy trình tư vấn làm giấy phép phòng cháy chữa cháy của công ty Luật Thống Nhất

Nhằm mang lại dịch vụ chuyên nghiệp, có chất lượng tốt nhất, giúp khách hàng có thể nhanh chóng nhận được giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy thì công ty Luật Thống Nhất đã xây dựng một quy trình chuẩn cho gói dịch vụ này của mình như sau:

Bước 1: Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.

Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy của khách hàng, bao gồm:

+ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy do khách hàng đề xuất.

+ Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC [điều kiện về biển cấm, biển báo, hệ thống chống sét, hệ thống báo cháy, chữa cháy, quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy,….]

+ Tư vấn các thủ tục cần làm khi thực hiện xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

+ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.

+ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng

Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy

Bước 4: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận PCCC cho khách hàng.

Bước 5: Đại diện khách hàng đi nộp Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy

Bước 6: Theo dõi Hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.

Bước 7: Đại diện khách hàng đi nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy hoặc tư vấn khiếu nại từ chối cấp giấy chứng nhận [nếu có].

THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN RA GIẤY: 5- 7 ngày làm việc.

Công ty Luật Thống Nhất rất mong sẽ nhận được sự ủng hộ cũng như đóng góp ý kiến của quý khách hàng để chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

Video liên quan

Chủ Đề