Bao thanh thiên vì sao chết

Gần nghìn năm đã trôi qua, cái chết của Bao Công - vị quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - vẫn còn là điều bí ẩn.

Theo sách Tống sử, Bao Công [999-1062], tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông là nhà chính trị kiệt xuất, đỗ tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ năm [1027] đời Tống Nhân Tông.

Bao Công sống trong thời nhà Tống bắt đầu suy yếu, thù trong giặc ngoài là những mối nguy lớn. Theo chính sử và dã sử, vai trò của Bao Thanh Thiên ở giai đoạn này như tấm gương có một không hai, đến kẻ thù cũng phải nể sợ.

Ông qua đời ở tuổi 64 khi đang giữ chức Khu mật phó sứ, được vua Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu là “Hiếu Túc”. Sau đó, Bao Chửng được đưa về quê cũ Lư Châu an táng.

Hiện nay, khu mộ táng Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Mộ chí có dòng chữ: “Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi [tức ngày 12/5/1062] ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi [tức ngày 24/5/1062] thì không dậy được nữa”.

Như vậy, Bao Công từ lúc phát bệnh đến khi chết chỉ có 13 ngày. Thời gian này, ông có sử dụng “thuốc tốt” của vua ban. Chính điều đó đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn trong giới sử học Trung Quốc.

Hình vẽ Bao Công trong sách Tam tài đồ hội [1609].

Sinh thời, Bao Thanh Thiên nổi tiếng cương trực, không sợ quyền thế, can gián cả vua. Bọn tham quan ô lại cùng hoàng thân quốc thích hư đốn xem ông như kẻ thù. Do đó, khi ông bất ngờ qua đời, dư luận không khỏi nghi ngờ: Bao Công quả thật chết vì bệnh hay bị trúng độc lâu ngày, khi phát bệnh là mất mạng ngay?

Theo sách Bí sử hậu cung, từ năm 1973, Phòng nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc đã tiến hành giám định phân loại xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc ở Đại Hưng Tập.

Tại đây, ngoài mộ Bao Công, các nhà khoa học còn nghiên cứu mộ người vợ chính, con và con dâu của ông. Họ đã thu nhặt được 35 mảnh xương được xác định của Bao Công và quan tài bằng gỗ nam mộc cực quý.

Các nhà khoa học Trung Quốc phối hợp Viện Bảo tàng tỉnh An Huy xét nghiệm những mảnh xương được cho là của Bao Chửng bằng phương pháp đồng bộ bức xạ với máy Electron- Positron Collider.

Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương của Bao Thanh Thiên cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người thường.

Theo chuyên gia Hồ Hân Dân, Viện trưởng Viện bảo tàng tỉnh An Huy khi đó, kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng "Bao đại nhân" bị trúng độc cấp tính do uống thuốc có chứa thạch tín.

Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương của Bao Công, các nhà khoa học đưa ra hai khả năng. Một là khi an táng ông, người ta đã cho vào quan tài nhiều chu sa để ướp giữ thi thể. Chất này xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Hai là, Bao Chửng từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ khiến ngộ độc mãn tính.

GS Trình Như Phong, chuyên gia Văn - Sử, Phó hội trưởng Hội nghiên cứu Bao Công ở thành phố Hợp Phì, cho biết qua kết quả xét nghiệm có thể kết luận Bao Công không chết vì trúng độc. Rất có thể, ông bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ nên mới phát bệnh và chết nhanh như vậy.

Tuy nhiên, căn bệnh nào dẫn đến cái chết của vị phán quan nổi tiếng lịch sử này có lẽ vẫn mãi là điều bí ẩn.

Bao Chửng[1] [chữ Hán: 包拯; 5 tháng 3 năm 999 - 3 tháng 7 năm 1062], biểu tự Hy Nhân [希仁], thường được gọi là Bao Thanh Thiên [包青天] hay Bao Công [包公], người Lư Châu, Hợp Phì [giờ là huyện Phì Đông, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy]. Ông làm quan nhà Bắc Tống, quan tới tòng nhị phẩm Xu Mật Viện phó sứ, Triều tán Đại phu, Cấp sự trung, Thượng Khinh xa Đô úy, tước Đông Hải quận Khai quốc Hầu, thực ấp 1800 hộ, thực hưởng 400 hộ, nhận tử sắc kim ngư đại ngự ban. Khi mất được truy thăng hàm Lễ bộ Thượng thư, thụy Hiếu Túc [孝肅]. Ông nổi tiếng vì sự chính trực, liêm khiết và tài xử án công chính được dân gian lưu truyền qua nhiều giai thoại.

Bao Công

Mộ Bao Công với án thờ ở phía trên.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, phong trào "Phá tứ cựu, lập Tứ tân"lan rộng khắp Trung Quốc. Bao Công bị xem là đáng trừng trị hơn tham quan vì đã ủng hộ, duy trì chế độ phong kiến, bị xếp vào loại "ngưu quỷ xà thần" phải quét sạch. Từ đườngtrở thành nhà nấu ăn của hợp tác xã, từ trong ra ngoài bị đập phá. Bia đá, hoành phi, liễn đối, tượng Vương Triều, Mã Hán đều nát vụn. Bức tượng Bao Công được làm từ gỗ đàn hương, lớn như người thật, bị các Hồng vệ binh dùng dao chém nát. Bộ gia phả "Bao thị tông phả" và bức họa truyền thần Bao Công lúc sinh tiền được truyền từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Dân quốc đã bị treo lên cây đốt cháy thành tro. Sau năm 1949, đền thờ Bao Công do nhà nước quản lý, thuộc Công viên Bao Hà. Bức họa Bao Công từng được đưa vào Tử Cấm Thành triển lãm, nhờ đó còn giữ được tấm ảnh chụp lại.

Về sau, Bao Tiên Hải trao bức họa và gia phả cho con gái là Bao Huấn Chi cất giữ, cuối cùng bị Hồng vệ binh lục soát tìm thấy, đem ra đốt sạch.[6] Năm 1973, khu mộ ông được di dời để xưởng luyện thép Hợp Phì số 2 xây lò nung vôi.[7] Đến cuối tháng 8 năm 1973, việc khai quật khu mộ phần củaBao Côngđã hoàn thành. Mười một bộ di cốt cùng 55 nhân dân tệ tiền phí an táng được trao cho đại diện hậu duệ Bao Công. Qua bàn bạc, các thành viên trong gia tộc quyết định thuê xe di quan từ Hợp Phì về gò Long Sơn, thôn Đại Bao, xã Văn Tập, huyện Phì Đông, tỉnh An Huy [nơi an táng tổ phụ, thân phụ Bao Công] nhưng không được chấp thuận nên họ phải chôn trộm. Ngày 6 tháng 10 năm 1985, tại Công viên Bao Hà, quần thể mộ phần Bao Công và từ đường Bao Công được phục chế lại hoành tráng. Ngày 4 tháng 4 năm 1986, tổ chức nghi thức "thiên an" tại Hợp Phì, 11 chiếc vò đựng di cốt được hạ xuống huyệt mộ đã làm sẵn mới phát hiện hoàn toàn rỗng không. Bao Tiên Chính - người đã an táng 11 vò di cốt đã qua đời mấy năm rồi, còn con cháu họ Bao đều lắc đầu nói không biết. Rất may còn 35 mảnh xươngcủa Bao Công được gửi đi giám định tại Khoa Nghiên cứu Cổ nhân loại học và động vật có xương sống của Học viện Khoa học trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh, 20 trong số 35 mảnh xương được đưa vào quan tài bằng gỗ nam mộc đặt trong mộ huyệt của Bao Công, 15 mảnh xương còn lại được trưng bày trong Nhà Bảo tàng tỉnh An Huy.[8]

Hiện nay đền thờ của ông có hai câu liễn: "Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường". Đại ý nói về phẩm chất cao quý của ông.

Bài thơ duy nhất còn lạiSửa đổi

Lối vào nơi chôn cất.

GS. Nguyễn Khắc Phi viết: Là một người có học vị cao và sống ở một thời đại văn thơ nở rộ, chắc Bao Công cũng sáng tác không ít, song đáng tiếc là cho đến nay chỉ còn lại một bài ông làm lúc mới bước vào đường hoạn lộ, đó là:

Thư Đoan Châu quận trai bích [Đề lên tường thư trai ở quận Đoan Châu] Phiên âm: Thanh tâm vi trị bản Trực đạo thị thân mưu Tú cán chung thành đống Tinh cương bất tác câu Thương sung thử tước hí Thảo tận thố hồ sầu Sử sách hữu di huấn Vô di lai giả tu.Dịch nghĩa: Lòng trong sạch là cái gốc của việc trị nước, Đạo ngay thẳng là điều mưu cầu của việc tu thân. Thân cây đẹp tốt rốt cuộc sẽ thành rường cột, Gang thuần chất không thể uốn thành móc cong. Kho đầy hẳn bọn chuột và chim sẻ vui mừng. Cỏ hết thì bọn thỏ và chồn rầu rĩ. Sử sách có lời di huấn: Chớ để lại điều xấu hổ cho con cháu mai sau! Tạm dịch thơ: Thanh liêm: gốc "trị quốc" Cương trực: "tu thân" cầu. Cây thẳng ắt làm cột, Thép ròng chẳng uốn câu. Kho đầy: chuột, sẻ khoái. Cỏ hết: thỏ, chồn sầu. Sử sách nêu di huấn: Chớ để nhục về sau![2]

Phim về Bao CôngSửa đổi

Tượng Bao Công trong đền thờ tưởng niệm ông, một điểm thu hút khách du lịch trong Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc. Trong cảnh này, Bao Công đang thách thức thái hậu khi bà muốn dùng quyền lực để bảo vệ kẻ phạm tội

Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Thanh Thiên, được quay tại Đài Loan với sự tham gia của Kim Siêu Quần [vai Bao Công] và Hà Gia Kính [vai Triển Chiêu]. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung Quốc và Việt Nam.

Trong phim, Bao Công xử các vụ án trong cương vị Phủ Doãn phủ Khai Phong [kinh đô nhà Tống]. Trong thực tế lịch sử, ông làm ở chức vụ này khoảng 1 năm. Bao Công trong phim được mô tả là do sao Văn Khúc giáng sinh để đem lại công lý cho dương gian. Ban ngày ông xử án ở trần thế cho con người, ban đêm khi đi ngủ, thần thức của ông tiếp tục xuống âm phủ xử án cho các oan hồn. Giữa trán ông có vết sẹo hình trăng lưỡi liềm, tượng trung cho sự công chính, khi nguy cấp thì vết sẹo này có thể tỏa sáng để xua đuổi được tà ma yêu khí.

Thực tế, Bao Công thật không có khuôn mặt đen và cũng không có vết sẹo hình Mặt Trăng như trong phim, thậm chí ông lại trắng trẻo và có phần thư sinh. Điều này là do ảnh hưởng của Kinh kịch, hát bội, Trong nghệ thuật Kinh Kịch, các diễn viên thường phải hóa trang mặt nạ trước khi biểu diễn. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Do đó, mặt Bao Công trong kịch và phim được tô đen để khắc họa bản tính liêm chính của ông.[9][10]

Từ tiểu thuyết, sân khấu đến phim ảnh đều gắn liền hình tượng Bao Công phá các đại án với thời gian làm Phủ doãn phủ Khai Phong. Kỳ thực Bao Công chỉ giữ chức này trong khoảng thời gian hơn một năm và trong chính sử không hề chép chuyện phá án nào của Bao Công trong giai đoạn này. Công lao lớn nhất của Bao Công khi giữ chức Phủ doãn Khai Phong [tương tự Thị trưởng Bắc Kinh ngày nay] là cải cách hành pháp và quy hoạch lại kinh thành để khỏi nạn ngập nước. Chức vụ cao nhất của Bao Công là hàm nhị phẩm, không có sử sách nào ghi rằng công đường của ông có ba khẩu Long-hổ-cẩu đầu đao để xử trảm tội phạm, cũng không có ghi chép nào cho thấy ông được vua ban Thượng phương bảo kiếm để có quyền "tiền trảm hậu tấu" như trong phim, truyện hay trên sân khấu mô tả.

Về phá án, trong chính sử chỉ chép hai vụ:

  • Lúc ông làm tri huyện Thiên Trường:một hôm có người họ Lý đến công đường thưa là tối qua con bò nhà mình bị kẻ nào đó cắt mất lưỡi sắp chết. Theo luật triều Tống, kẻ tự ý giết bò trâu sẽ bị nghiêm trị vì ảnh hưởng đến sức kéo. Bao Công bảo họ Lý cứ về nhà làm thịt để bán kiếm ít tiền, nhưng không được tiết lộ là quan phủ đã cho phép. Người kia về làm theo lời dặn. Đến sáng hôm sau có người họ Trương đến huyện nha tố cáo người họ Lý tự ý giết thịt bò, phạm vào phép nước, đề nghị phải xử. Bao Công liền vỗ án kêu tả hữu bắt ngay tra vấn. Quả nhiên họ Trương chính là hung thủ đã cắt lưỡi bò nhà họ Lý để vu họa nhằm trả mối thù hiềm khích giữa hai nhà.[11]
  • Khi đã đứng đầu Tri gián viện. Ông đã xử vụ án Lãnh Thanh mạo danh thái tử dưới triều vua Tống Nhân Tông, là gốc tích để truyền thuyết dân gian, tiểu thuyết, sân khấu... dựng thành "Ly miêu tráo thái tử", "Đả long bào" hay "Bao Công xử án Quách Hòe" nổi tiếng.

Ngoài 2 chuyện được chép trong chính sử ra, những vụ xử án nổi tiếng khác của Bao Công như "Chém Bao Miễn", "Xử án Trần Thế Mỹ", "Trảm Bàng Dục"... thì đều là tuồng tích. Như tra hết gia phả cũng như khu mộ gia tộc họ Bao không thấy có ai tên Bao Miễn. Bao Công lại là con một, không có anh em nên không thể có cháu ruột. Trần Thế Mỹ là nhân vật có thật nhưng lại ở vào đời Thanh, cách Bao Công đến hơn 600 năm. Bàng Thái sư [Bàng Tịch] trong phim được lấy hình tượng từ gian thần Trương Nghiêu Tá, nhưng trong lịch sử thì Bàng Tịch không phải là gian thần. Ông có con là Bàng Nguyên Anh, cháu là Bàng Cung Tôn đều làm quan, không có ai là Bàng Dục phạm tội bị Bao Công chém cả[11][12]

Phim điện ảnhSửa đổi

Phim truyền hìnhSửa đổi

Năm Tên phim Quốc gia Diễn viên Ghi chú
1993 Bao Thanh Thiên
包青天
Bāo Qīng Tiān
Justice Pao
포청천
Đài Loan Kim Siêu Quần, Hà Gia Kính, Phạm Hồng Hiên Nhà sản xuất: Triệu Đại Thâm
Số tập: 236 [41 vụ án]
Các vụ án:
- Trát mỹ án [Lưu Tuyết Hoa], - Chân giả trạng nguyên, - Ly miêu hoán thái tử,
- Song đinh ký [Khâu Vu Đình], - Thám Âm sơn, - Hồng hoa ký,
- Trát Bàng Dục [Khâu Vu Đình], - Trát Bao Miễn, - Ô bồn ký,
- Thu Nương [Lưu Tuyết Hoa], - Trát vương gia, - Cổ cầm oán [Triệu Vĩnh Hinh],
- Tam kích cổ [Lưu Tuyết Hoa], - Loan sinh kiếp [Tống Đạt Dân, Tống Dật Dân, Triệu Vĩnh Hinh],
- Báo Ân đình [Khâu Vu Đình], - Chân giả nữ tế [Rể thật, rể giả], - Tử kim chùy,
- Thiên hạ đệ nhất trang, - Thốn thảo tâm, - Đồ long ký,
- Uyên ương hồ điệp mộng [Khâu Vu Đình], - Thiên luân kiếp [Trương Đình], - Khổng tước đảm,
- Chân giả Bao Công, - Trinh tiết bài phường, - Huyết vân phiên truyền kỳ [Cung Từ Ân],
- Sinh tử luyến [Khâu Vu Đình], - Tầm thân ký [Tống Đạt Dân, Tiêu Ân Tuấn], - Đạp tuyết tầm mai,
- Thanh long châu, - Ngư mỹ nhân [Khâu Vu Đình], - Địch Thanh,
- Hiếu tử Chương Lạc, - Lôi đình nộ, - Âm dương phán [Cung Từ Ân],
- Cửu đạo bản [Triệu Vĩnh Hinh], - Bồ tát lĩnh, - Họa trung thoại [Lời trong tranh],
- Bàng phi hữu hỉ [Bàng phi có thai], - Khất cái vương tôn, - Ngũ thử náo Đông Kinh
1994 Bích huyết Thanh Thiên Dương gia tướng Hồng Kông
ATV
Kim Siêu Quần, Chân Chí Cường, Phùng Quốc Số tập: 30
1995 Bao Thanh Thiên [ATV] Hồng Kông
ATV
Kim Siêu Quần, Lữ Lương Vỹ, Phạm Hồng Hiên Số tập: 160 [25 vụ]
Các vụ án:
- Bản sắc anh hùng [Trần Đức Dung], Trạng nguyên giết mẹ [Chân Chí Cường],
- Tái thế tình thù [Lưu Ngọc Đình, Lâm Vỹ Thần], Trảm Diễm Nương [Triệu Vĩnh Hinh],
- Thẩm bạch mao, Thiết khưu phần, Cáo thân phu,
- Tuẩn tình ký, Tình khiên âm dương giới [Lưu Đức Khải, Triệu Vĩnh Hinh],
- Hiệp cốt thần toán [Mã Cảnh Đào, Vu Lợi, Thái Hiểu Nghi], Điệp ảnh di hận [Vu Đình],
- Nghĩa đảm nhu tình [Chân Chí Cường], Thu chi võ [Tiêu Ân Tuấn], Thư hùng hiệp đạo,
- Xử án Ngự Miêu [Tiêu Ân Tuấn], Thí phu ký, Người mặt quỷ,
- 3 lần xét xử trạng nguyên [Lâm Vỹ Thần], Thượng Hải minh nguyệt châu hữu lệ [Mễ Tuyết],
- Công chính liêm minh [Văn Tụng Nhàn], Mai hoa đạo [Lâm Tâm Như], Kiếp thánh chỉ,
- Cách thế truy tình ký [Thù chi kiếm] [Miêu Kiều Vĩ, Địch Oanh], Oanh liệt thiên thu [Lưu Hiểu Khánh], Vụ tỏa khai phong
1995 Bao Thanh Thiên [TVB]
包青天
Justice Pao
Hồng Kông
TVB
Địch Long, Huỳnh Nhật Hoa, Liêu Khải Trí Giám chế: Trang Vỹ Kiện
Số tập: 80
Các vụ án: Huy lệ trảm công tôn, Giả hổ phách, Thân tử tình cừu, Thất tử hộ kinh hoa, Nhân bì diện cụ, Lê hoa kiếp, Bạn huyết trung hồn, Chân giả bài phường, Hoa hồ điệp, Phu chứng thế hung, Thác phối lương duyên, Vong tình cửu phường, Thi phụ cơ ân, Tuyết phách mai hồn, Khấp huyết phượng, Hiệp tình
Diễn viên: La Lạc Lâm, Thái Thiếu Phân, Quan Vịnh Hà, Thiệu Mỹ Kỳ, Trần Cẩm Hồng, Lương Bội Linh, Đàm Diệu Văn, Trương Quốc Cường, Cổ Thiên Lạc…
1999 Thiếu niên Bao Thanh Thiên phần 1
Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên
少年包青天
Shao nian Bao Qing Tian
Young Justice Bao
Trung Quốc Châu Kiệt, Nhậm Tuyền, Thích Tiểu Long Số tập: 40 [7 vụ án]
Các vụ án: Vang danh thiên hạ, Huyết tế đàn, Bí mật Ẩn Dật thôn, Ra oai trước điện, Ngũ Thử náo Tướng Quốc Tự, Ma pháp ảo ảnh, Phan long kiếp
2000 Bao Công xuất tuần
Return of Judge Bao
Hồng Kông Kim Siêu Quần, Tiêu Ân Tuấn, Phạm Hồng Hiên Số tập: 40
2001 Thiếu niên Bao Thanh Thiên phần 2
Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên
少年包青天
Shao nian Bao Qing Tian
Young Justice Bao
Trung Quốc Lục Nghị, Nhậm Tuyền, Thích Tiểu Long Số tập: [6 vụ án]
Các vụ án: Bản sắc anh hùng, Tứ hải giai huynh đệ, Án Kim Long Tự, Án bức hoạ Thiếu nữ Mẫu Đơn Đình, Bí ẩn Tiêu Dao đảo, Thiên la địa võng
2003 Bao Công kỳ án Đài Loan Kim Siêu Quần, Tiêu Ân Tuấn, Phạm Hồng Hiên Số tập: 62 [7 vụ án]
Các vụ án: Chiếc túi long phụng, Mộng hồi thanh lâu, Gương sáng trong cao, Xử trảm Công Tôn Sách, Uy chấn Kim Lăng, Tình hoa kiếp, Song thành ký
2004 Ngũ thử đấu ngự miêu Kim Siêu Quần
2006 Thiếu niên Bao Thanh Thiên phần 3
Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên
少年包青天
Shao nian Bao Qing Tian
Young Justice Bao
Trung Quốc Đặng Siêu, Triệu Dương, Thích Tiểu Long Số tập: 40
2007 Giang hồ dạ vũ thập niên đăng Kim Siêu Quần
2008 Bao Thanh Thiên Trung Quốc Kim Siêu Quần, Hà Gia Kính, Phạm Hồng Hiên Số tập: 61 [5 vụ án]
Các vụ án: Đả long bào, Bạch long câu, Thông phán kiếp [Trần Hạo Dân], Hoàng kim mộng [Tôn Diệu Uy], Trát Mỹ án
2010 Tân Bao Thanh Thiên 1: Thất hiệp ngũ nghĩa
七俠五義
Qī xiá wǔ yì
The seven heroes and five gallants
Đài Loan
Trung Quốc
Hồng Kông
Kim Siêu Quần, Hà Gia Kính, Phạm Hồng Hiên Số tập: 40 [8 vụ án]
Các vụ án: Vụ án ô bồn ký, Vụ án Bàng Dục, Vụ án Ngũ Thử, Vụ án Ngải Hổ, Vụ án Bắc Hiệp Âu Dương Xuân, Vụ án Kinh Đông Vương, Vụ án Ngọc Hồ Điệp, Vụ án Trát Bao Miễn
2011 Tân Bao Thanh Thiên 2: Bích huyết đan tâm
碧血丹心
Bì xuè dān xīn
Arbiter of loyalty unto death
Đài Loan
Trung Quốc
Hồng Kông
Kim Siêu Quần, Hà Gia Kính, Phạm Hồng Hiên Số tập: 40 [4 vụ án]
Các vụ án: Vụ án lũ lụt Thái Hà, Vụ án Võ Trạng nguyên, Vụ án Hòa quý phi, Vụ án Danh sách binh tịch
2012 Tân Bao Thanh Thiên 3: Khai phong kỳ án
開封奇案
Kāifēng Qí Àn
Arbiter of kaifeng mystery
Đài Loan
Trung Quốc
Hồng Kông
Kim Siêu Quần, Hà Gia Kính, Phạm Hồng Hiên Số tập: 40 [6 vụ án]
Các vụ án: Vụ án Hồng Châu di hận, Vụ án Kim ngọc minh, Vụ án Thất anh ký, Vụ án Hiệu Hương lầu, Vụ án Tam đóa kim hoa, Vụ án Huyết nghiên Đoan Khê

Hậu duệSửa đổi

Hậu duệ chính thức của Bao Công khoảng 10.000 người ở các tỉnh An Huy, Triết Giang, Giang Tây, Vân Nam, tập trung nhiều nhất ở 2 thôn Đại Bao và Tiểu Bao thuộc xã Giải Tập, huyện Phì Đông, tỉnh An Huy.[13] Hậu duệ của ông có nhiều người nổi tiếng:

  • Bao Khang - quân sư của Phương Lạp: Là hậu duệ đời thứ năm của Bao Công.
  • Bao Thế Thần [1775 - 1855]: Là nhà thư pháp, lý luận thư pháp nổi tiếng đời Thanh, từng làm tri huyện Tân Dụ, tỉnh Giang Tây.
  • Bao Ngọc Cương [1918 - 1991], được mệnh danh là "Thuyền Vương" của Hồng Kông, là một trong "Thập đại Thuyền Vương" - 10 nhà vận tải tàu biển lớn nhất thế giới.
  • Bao Bồi Khánh [sinh năm 1945]: Là doanh nhân, nhà hoạt động xã hội, nhà từ thiện ở Hồng Kông, là con gái đầu của Bao Ngọc Cương, hậu duệ đời thứ 30 của Bao Công.

Xem thêmSửa đổi

  • Triển Chiêu
  • Thất hiệp ngũ nghĩa

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Theo An Chi: Có người cho rằng Bao Chuẩn mới là tên thật là sai. Vì "Chửng" [拯] có nghĩa là cứu vớt, giúp đỡ. Theo Khang Hy tự điển: Thiết âm của chữ này là "chi sửng thiết", "chưng thượng thanh" [Chuyện Đông chuyện Tây, tạp chí Kiến thức ngày nay 247, ngày 1 tháng 6 năm 1997].
  2. ^ a b Dẫn theo Nguyễn Khắc Phi, Bài thơ duy nhất còn lại của Bao Công trong "Thơ văn cổ Trung Hoa, mảnh đất quen mà lạ", Nhà xuất bản Giáo dục, 1999, tr. 247-248.
  3. ^ 在宋代"龙图"专指龙图阁学士,稍低一等的龙图阁直学士只能称作"龙直"。将"包龙直"称为"包龙图"事实上只是后人出于对包公人格的尊敬和对宋代官制不了解的误称。
  4. ^ Nguyễn Khắc Phi cho biết: Đoan Châu có một đặc sản nổi tiếng đó là Đoan nghiên. Đây là thứ nghiên mực làm bằng loại đá quý chỉ có ở địa phương này, rất được các vua quan hâm mộ. Nhưng khi Bao Công rời Đoan Châu, ông không hề đem theo một chiếc Đoan nghiên nào! [sách dẫn bên trên, tr. 248].
  5. ^ “Bao Công có bị bức hại?”.
  6. ^ “Sự thật về Bao Công: Bi kịch mộ phần”.
  7. ^ “Sự thật về Bao Công: Quật mộ Bao Công”.
  8. ^ “Sự thật về Bao Công: Long đong di cốt”.
  9. ^ 'Tân Bao Thanh Thiên' trên HTV2”. VnExpress. 29 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012.
  10. ^ Gia Quyền [16 tháng 4 năm 2011]. “Giải oan cho... Bao Thanh Thiên!”. Người Lao động.
  11. ^ a b “Sự thật về "Bao Thanh Thiên phá án"”.
  12. ^ “Sự thật về Bao Công: Kỳ án - Hư và thật”.
  13. ^ “Những hậu duệ nổi tiếng của Bao Công”.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bao Công.
  • [tiếng Trung] His biography as recorded in Song's historical document Lưu trữ 2011-09-27 tại Wayback Machine
  • [tiếng Anh] Another biography Lưu trữ 2013-05-15 tại Wayback Machine

Bản mẫu:Thất hiệp ngũ nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề