10 vạn câu hỏi vì sao hươu cao cổ

Chi tiết sản phẩm

Nhập khẩu/ trong nước

Loại phiên bản

Sách - 10 vạn câu hỏi vì sao - Tuyển tập NXB Thanh Niên Độ tuổi : 6-15+ Kích thước : 14.5x20.5 Năm xuất bản : 2018 Số trang : 140 Khối lượng : 350 grams KHOA HỌC TRONG TRUYỆN TRANH "10 VẠN CÂU HỎI VÌ SAO" Trong con mắt trẻ thơ, thế giới này vừa mới mẻ vừa huyền bí. Trẻ em nhìn thế giới bằng đôi mắt ngây thơ, vì thể trẻ luôn đặt ra những hỏi “Tại sao?” hoặc “Vì sao?”. Những câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản và hiển nhiên nhưng đôi khi lại khiến chính người lớn lâm vào thế bí. – Mẹ ơi, tại sao lá cây lại có màu xanh? – Vì sao hươu cao cổ lại có cổ dài thế? – Tại sao mặt trăng lại phát sáng như vậy nhỉ? Thật tuyệt vời khi đằng sau những câu hỏi ngộ nghĩnh ấy lại là sự quan sát, ghi nhớ, lắng nghe và so sánh, kết nối các thông tin lại với nhau của bé. Tuy nhiên, rất ít cha mẹ quan tâm tới điều này mà phớt lờ đi những thắc mắc của trẻ, hoặc nếu có thì lại trả lời qua loa, không rõ ràng, chính xác. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng từ 2 tuổi trở đi, khả năng ngôn ngữ và quan sát của trẻ phát triển cực kì mạnh mẽ, việc hỏi nhiều là dấu hiệu tốt trong sự phát triển trí não, giúp trẻ hình thàn thói quen tư duy, sáng tạo tích cực. Do đó, người lớn đặc biệt là cha mẹ cần dành nhiều sự quan tâm đến việc hình thành cho con thói quen dám đưa ra những suy nghĩ, thắc mắc ngay từ bé và học cùng trẻ một cách tích cực qua những câu hỏi. Hiểu được điều đó, tác giả Tôn Nguyên Vĩ đã cho xuất bản bộ sách “10 vạn câu hỏi vì sao“ dưới dạng truyện tranh để cha mẹ có thể cùng con sẻ chia và khám phá nhiều điều thú vị xoay quanh cuộc sống chúng ta. Ngay từ khi mới ra mắt, bộ sách đã được đánh giá cao bởi sự đầu tư và trau chuốt trong từng trang sách. Cuốn truyện tranh là lựa chọn phù hợp cho trẻ em từ 5-15 tuổi. Chắc chắn rằng cuốn sách đầy bổ ích và thú vị này sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ dàng giải đáp và học hỏi cùng con mình nhiều hơn. Bên cạnh đó, các bạn học sinh tiểu học cũng sẽ có thể tự tìm hiểu và chia sẻ với bạn bè cùng trang lứa. Cùng tìm hiểu qua vài nét về bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao này nhé! 1. Bắt đầu cuộc gặp gỡ với người ngoài hành tinh “Bulala đang bay trong vũ trụ, bất ngờ bị mất phương hướng, va phải Trái Đất [thực ra là vì Bulala không chịu học tập chăm chỉ nền văn hóa của thiên hà mình nên mới bị đá ra ngoài đấy thôi]. Cậu bị hấp dẫn bởi cảnh sắc tươi đẹp của Trái đất, thế nên đã quyết định định cư lại Trái Đất, bắt đầu nỗ lực học hỏi nền văn hóa Trái Đất…” Mở đầu bằng một tình huống không thể bất ngờ và hấp dẫn hơn! Tác giả đã vô cùng khéo léo khi dẫn dắt bạn đọc đến với câu trả lời dưới dạng những câu chuyện nhỏ. Đặc biệt là với sự xuất hiện của các nhân vật cực kì dễ mến: Văn Thao Một cậu bé thông minh, tinh nghịch, cực kì tò mò, thường xuyên đưa ra đủ loại câu hỏi với chú của mình, trong đó có những câu hỏi khiến cho chú của bạn ấy phải “vò đầu bứt tai”. Thủy Tiên Bạn học của Văn Thao, tính tình hiền lành, đáng yêu, thường xuyên nhiệt tình chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh. Bên cạnh đó, bạn ấy cũng rất thích chải chuốt, yêu cái đẹp như bao bạn nữ khác. Chú của Văn Thao Một lái xe tải uyên bác, dù câu hỏi thế nào chú cũng đều đưa ra được đáp án. Bên cạnh đoa chú cũng là một “Đôn-ki-hô-tê” có phần hơi hoang tưởng, thích các cô gái xinh đẹp, thường mơ ước trở thành một siêu anh hùng. Bulala Là người ngoài hành tinh đến từ thiên hà “Ô la la”, vì phi thuyền gặp sự cố nên buộc phải hạ cánh xuống Trái Đất, bị hấp dẫn bởi thế giới kì bí và xinh đẹp này, thế nên Bulala đã ở nhờ lại nhà Văn Thao để học hỏi văn hóa Trái Đất. Vậy là, tất cả các nhân vật cùng khám phá và tìm ra câu trả lời cực kì đầy đủ và chi tiết luôn. Những phần kiến thức quan trọng sẽ được lồng ghép vào nhiều tình huống hài hước giúp người đọc dễ dàng tiếp cận, học mà chơi, chơi mà học. 2. Những hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động Các câu hỏi được kể và giải thích dưới dạng truyện tranh có màu nên đảm bảo vô cùng thu hút các bạn nhỏ. Tác giả tin rằng kể chuyện dưới cách thức này sẽ giúp các em hứng thú hơn trong việc tìm ra câu trả lời. Hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh sẽ khắc sâu vào bộ não, giúp trẻ nhớ lâu hơn. Bởi vậy, “Hãy để khoa học sống trong thế giới truyện tranh!” Ngoài ra, ở trang cuối mỗi cuốn sách đều có hướng dẫn gấp giấy orgami theo chủ đề để các em có thể tỏa sức trổ tài khéo léo và sáng tạo. 3. Những câu hỏi cực kỳ đa dạng và thú vị Lựa chọn những câu hỏi hóc búa và thú vị nhất, giúp thỏa mãn sự tò mò, say mê khám phá tri thức của các bạn nhỏ. Mỗi cuốn sách lại đưa bạn nhỏ tới một chủ đề khác nhau: Khoa học, hóa học, sinh học,…

Sách: 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao về Động Vật
Tác giả: Nguyễn Văn Mậu

Download: PDF

Danh sách các câu hỏi:

1. Sự sống ra đời từ bao giờ? 2. Tại sao sinh vật có thể bị tuyệt chủng? 3. Chất xúc tác trong cơ thể sinh vật có tác dụng gì? 4. Có sinh vật nào không bao giờ bị chết không? 5. Tại sao sinh vật cũng có thể khai thác quặng? 6. Động vật khác với thực vật ở điểm nào? 7. Vi sinh vật có những đặc điểm gì? 8. Vi sinh vật có thể tự nhiên sinh sôi không? 9. Tại sao vi sinh vật trong đất lại rất nhiều? 10. Hình dáng của vi sinh vật nào là nhỏ nhất? 11. Tại sao động vật có thể tồn tại được trong sa mạc? 12. Tại sao nói: “Quần thể sinh vật kì diệu không gì sánh được”? 13. Mùi hôi của động vật có tác dụng gì? 14. Khi động vật ngủ đông, suốt cả mùa đông không ăn gì, tại sao không bị chết đói? 15. Động vật trút giận như thế nào? 16. Tại sao động vật biết áp dụng “chính sách nhượng bộ”? 17. Màu đỏ và màu vàng của động vật nói cho chúng ta biết điều gì? 18. Tại sao các nhà khoa học biết động vật có thể nằm mơ? 19. Tại sao có một số động vật thích cuộc sống bầy đàn? 20. Kĩ thuật nhân bản là gì? 21. Mẹ của cừu “Đô-li” là ai? 22. Tại sao động vật có thể trở thành “xưởng chế tạo thuốc” sống? 23. Động vật có thể tự chữa bệnh cho mình được không? 24. “Tiếng địa phương” của động vật được hình thành như thế nào? 25. Tại sao động vật có các loại đuôi khác nhau? 26. Động vật chơi đùa có phải chỉ là để vui hay không? 27. Các nhà khoa học tính toán số lượng động vật hoang dã bằng cách nào? 28. Động vật được phân loại như thế nào? 29. Tại sao sứa có thể cắn người? 30. Tại sao sứa có thể dự báo bão? 31. Tại sao nói san hô là động vật? 32. Giun đất có mắt hay không? 33. Tại sao có một số kí sinh trùng có ích với loài người ? 34. Tại sao trong trai, sò có ngọc? 35. Tại sao chỗ ốc sên vừa bò qua lại để lại một vệt nước dãi? 36. Tại sao cá mực có thể phun ra mực? 37. Tại sao cua sau khi nấu chín biến thành màu đỏ? 38. Có phải tôm he [tôm đôi] sống thành đôi cái đực với nhau không? 39. Tại sao cua lại nhả bọt? 40. Tại sao cua chúng ta ăn thường ngày lại nhỏ? 41. Cua nhỏ có bao nhiêu biện pháp phòng thân? 42. Đa số động vật đều ngủ đông, tại sao hải sâm lại phải ngủ hè? 43. Hải sâm sau khi bị mất đi nội tạng tại sao không bị chết? 44. Con nhện giăng tơ bằng cách nào giữa khoảng cách hai cây rất xa? 45. Ve-bet có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta? 46. Côn trùng có những điểm đặc biệt nào? 47. Tại sao một số côn trùng có sức mạnh đáng kinh ngạc? 48. Côn trùng có mấy loại “miệng”? 49. Côn trùng có “mũi” và “tai” không? 50. Tại sao có một số côn trùng lại có thể biến thành con nhộng, còn một số khác lại không? 51. Côn trùng bảo vệ mình bằng cách nào? 52. Tại sao đại đa số côn trùng lại không thể đi đường thẳng? 53. Bọ ngựa cái có thể ăn bọ ngựa đực không? 54. Tại sao trên cánh của chuồn chuồn có mắt? 55. Tại sao chuồn chuồn phải “đạp nước”? 56. Con mối có liên quan gì đến nhiệt độ không khí lên cao? 57. Con dế có kêu bằng miệng không? 58. Tại sao châu chấu phải hoạt động thành đàn? 59. Tại sao bọ chó có thể nhảy rất cao? 60. Tại sao con trùng mai táng muốn chôn động vật nhỏ? 61. Tại sao bọ hung phải lăn vào bãi phân? 62. Tại sao đom đóm có thể phát sáng? 63. Có phải côn trùng hình gáo là những côn trùng có ích không? 64. Sâu đậu tằm chui vào trong hạt đậu bằng cách nào? 65. Tại sao nói con mối không phải là con kiến? 66. Tại sao ong có thể biết chỗ nào đó có thể lấy được mật? 67. Mật ong được gây bằng cách nào? 68. Tại sao ong mật sau khi đốt người xong lại bị chết? 69. Tại sao hổ thiên ngưu∗ lại giống ong vò vẽ? 70. Vì sao ruồi có thể đứng vững trên mặt phẳng kính thẳng góc? 71. Tại sao ruồi chuyên đậu ở những nơi bẩn lại không bị bệnh? 72. Tại sao muỗi thích đốt những người mặc quần áo đen? 73. Hoa văn trên cánh bướm có công dụng gì? 74. Làm thế nào để phân biệt được con bướm và con thiêu thân? 75. Tại sao chỗ da bị sâu róm đốt lại vừa đau vừa ngứa? 76. Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất? 77. Tại sao quần áo để trong tủ lại sinh ra sâu? 78. Tại sao nói kiến quân ăn thịt là một trong những động vật đáng sợ nhất? 79. Tại sao kiến không bị lạc đường? 80. Tại sao cá có thể chìm, có thể nổi? 81. Tại sao có một số loài cá ở biển sâu lại có thể phát sáng? 82. Cá ngủ bằng cách nào? 83. Tại sao nhìn vẩy cá có thể biết được tuổi của cá? 84. Tại sao cá thích bơi lội thành đàn? 85. Tại sao cá ở trong nước có thể bắt côn trùng trên đất liền? 86. Dịch nhớt trên thân cá có công dụng gì? 87. Tại sao hai bên thân cá thông thường đều có trắc tuyến [đường bên]? 88. Tại sao đa số cá có lưng đen, bụng trắng? 89. Tại sao đặc trưng của một số loài cá xuất hiện trong phôi thai của cơ thể con người? 90. Tại sao cá chép lại biết nhảy nước? 91. Tại sao hình dáng của cá vàng lại đẹp kì lạ như vậy? 92. Tại sao có một số loài cá phải hồi du? 93. Tại sao trong đầu của cá hoa vàng có hai viên đá nhỏ? 94. Cá hoa vàng nhỏ có thể trở thành cá hoa vàng lớn không? 95. Tại sao cá ấn thích sống dựa vào lưng những động vật lớn ở hải dương? 96. Tại sao trên chợ không có bán cá hố và cá hoa vàng còn sống? 97. Tại sao mắt của cá thờn bơn có thể mọc ở cùng một bên? 98. Tại sao cá hải quỳ thích sống cùng với hải quỳ? 99. Cá ăn thịt người có sinh sống ở vùng Giang Nam Trung Quốc không? 100. Vì sao cá ngựa con được sinh ra từ bố? 101. Tại sao dưới đáy biển sâu không có ánh sáng Mặt Trời vẫn có động vật sinh sống? 102. Cá có đánh rắm không? 103. Mắt của “cá bốn mắt ” đặc biệt như thế nào? 104. Tại sao lươn cái lại biến thành lươn đực? 105. Tại sao nói cá là tổ tiên của loài lưỡng cư? 106. Sinh sản bằng trứng và sinh sản bằng con như thế nào? 107. Tại sao khi ếch ăn mồi lại chớp mắt? 108. Khi nào thì ếch thích kêu nhất? 109. Mùa hè, ếch để vào tủ lạnh có thể ngủ đông không? 110. Ếch đẻ trứng có nhất định ở trong nước không? 111. Cóc có độc không? 112. Cóc là một loài ăn côn trùng thiện nghệ, tại sao đôi lúc cũng bị côn trùng ăn lại? 113. Tại sao động vật lưỡng cư không sống ở biển? 114. Tại sao ếch trâu có thể nuốt được rắn? 115. Con rồng ở truyền thuyết là loài động vật nào? 116. Tại sao khủng long lại bị tuyệt chủng? 117. Khủng long có biết nuôi con không? 118. Khủng long có thể sống lại hay không? 119. Trong trứng hoá thạch của khủng long có thể tìm được những đầu mối nào? 120. Tại sao rồng có cánh thân hình to lớn như vậy lại có thể bay lượn trên không trung? 121. Rắn không có chân mà tại sao có thể bò rất nhanh? 122. Tại sao nói nọc độc rắn quý hơn cả vàng? 123. Tại sao người chơi rắn không sợ bị rắn độc cắn? 124. Có phải rắn thè lưỡi ra để doạ người không? 125. Làm thế nào để phân biệt được giữa rắn độc và rắn không độc? 126. Làm thế nào để phân biệt được rắn cái và rắn đực? 127. Tại sao đánh rắn phải đánh “bảy tấc”? 128. Tại sao rắn có thể nuốt thức ăn to gấp nhiều lần so với đầu của nó? 129. Tại sao rắn đuôi kêu khi bò có thể phát ra tiếng kêu? 130. Tại sao có một số rùa thường thả mà không sống? 131. Tại sao rùa có tuổi thọ rất cao? 132. Tại sao tắc kè hoa lại có thể đổi màu? 133. Ngoài nguỵ trang màu sắc ra, tắc kè hoa còn có bản lĩnh gì để chống lại kẻ thù ? 134. Tại sao cá sấu lại chảy nước mắt? 135. Tại sao chim trống thường đẹp hơn chim mái? 136. Tại sao mỏ của loài chim lại có nhiều hình dạng? 137. Phải chăng trên Trái Đất từng có chim phượng hoàng? 138. Chim ngủ bằng cách nào? 139. Tại sao đà điểu lại đặt cổ sát bằng trên mặt đất? 140. Tại sao các loài chim như cò, hạc lại thường đứng một chân? 141. Tại sao ngỗng trời khi bay xa thường xếp thành hình mũi tên hoặc dàn hàng ngang? 142. Tại sao chim cánh cụt có thể chống lại được giá rét của Nam Cực? 143. Tại sao chim gõ kiến không bị chấn động não? 144. Rốt cuộc quạ có thông minh hay không? 145. Tại sao chim công biết xoè đuôi? 146. Tại sao hải âu hay bay theo tàu biển? 147. Tại sao vẹt thích học nói tiếng người? 148. Tại sao chim bồ câu có thể từ nơi rất xa bay được về nhà của mình? 149. Tổ yến trên bữa tiệc có phải được lấy từ tổ của chim én không? 1 150. Tại sao bắp thịt của gà và cá có màu đỏ, màu trắng? 151. Tại sao gà thích ăn sỏi? 152. Tại sao sau khi gà mái đẻ trứng lại hay cục tác? 153. Tại sao quả trứng gà có một đầu to một đầu nhỏ? 154. Bằng cách nào để phân biệt gà trống, gà mái con? 155. Tại sao khi vịt đi thường hay lắc lư? 156. Tại sao vịt nhà không biết ấp trứng? 157. Tại sao động vật có thể cho chúng ta cảm giác yêu hoặc ghét? 158. Tại sao mắt của một số động vật có vú mọc ở phía trước mặt, còn một số khác lại mọc ở hai bên mặt? 159. Bí mật của động vật ngủ đông là gì? 160. Tại sao túi của loài động vật có túi lại có cái ở phía trước, có cái ở phía sau? 161. Tại sao chuột cõng lại có thể giả chết như thật? 162. Con tê tê bắt kiến như thế nào? 163. Tại sao mắt của thỏ trắng có màu đỏ? 164. Tại sao thỏ thích ăn phân của mình? 165. Tại sao chuột thích gặm vật cứng? 166. Chuột có thể chui vào trong mũi của voi hay không? 167. Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên? 168. Tại sao chuột lữ phải nhảy xuống biển để chết? 169. Chồn sóc là loài thú có lợi hay có hại? 170. Tại sao chồn sóc lại có thể ăn được nhím? 171. Tại sao hà li [hải li] thích đắp đê? 172. Tại sao dơi có thể bắt mồi vào nửa đêm? 173. Tại sao khi dơi ngủ lại treo ngược thân lên? 174. Tại sao nói dơi là loài gieo hạt lí tưởng nhất? 175. Tại sao chó khi ngủ lại thích giấu mũi dưới chân trước? 176. Tại sao chó thường hay thè lưỡi vào mùa hè? 177. Tại sao chó là động vật đầu tiên mà loài người thuần hoá thành công? 178. Tại sao cáo lông đỏ rất thích sử dụng mưu kế? 179. Tại sao các nhà sinh thái học phải đưa ra đề nghị bảo vệ loài sói? 180. Tại sao chó sói hay hú vào ban đêm? 181. Bầy sói khác đàn gặp nhau sẽ làm gì? 182. Cầy mangut có phải là khắc tinh của rắn không? 183. Tại sao mèo thích ăn cá và chuột? 184. Khi phía trước có thức ăn và có cả sự nguy hiểm thì mèo sẽ hành động ra sao? 185. Tại sao báo săn lại có thể chạy rất nhanh? 186. Mãnh thú khi nhìn thấy con mồi trên màn ảnh có thể phân biệt được thật, giả không? 187. Hổ Châu Mĩ vì sao không phải là hổ thật sự? 188. Tại sao hổ thích vẩy nước ướt chứ không thích ngâm mình trong nước? 189. Sư tử và hổ, ai là kẻ mạnh hơn? 190. Trong đêm tối sư tử săn mồi bằng cách nào? 191. Tại sao có lúc sư tử lớn muốn ăn sư tử con? 192. Có phải sư tử đực lười, sư tử cái chăm? 193. Tại sao lợn thích dũi đất và tường vách? 194. Tại sao ngựa có mặt vừa to vừa dài? 195. Tại sao ngựa luôn vẫy tai? 196. Tại sao chân ngựa phải đóng móng sắt? 197. Tại sao ngựa ngủ đứng? 198. Sau khi trâu, bò và dê ăn xong cỏ, tại sao miệng không ngừng nhai? 199. Tại sao la không đẻ được la con? 200. “Bốn không giống” [nai gạc] hiện nay sinh sống ở đâu? 201. Những sọc vằn trên thân ngựa vằn có tác dụng gì? 202. Tại sao con cúi dúi còn có thể sinh tồn được đến ngày nay? 203. Tại sao linh ngưu được gọi là “sáu không giống”? 204. Kì lân là động vật gì? 205. Tại sao hươu cao cổ không bị chảy máu não? 206. Tại sao cổ của hươu cao cổ lại rất dài? 207. Gấu trúc [gấu mèo] có thể tuyệt chủng không? 208. Gấu có gì khác với gấu người? 209. Khi gặp gấu, nằm trên đất giả vờ chết thì có thể tránh bị gấu tấn công không? 210. Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực? 211. Tại sao gấu Bắc Cực không sợ lạnh giá ở Bắc Cực? 212. Tại sao gấu Bắc Cực không có tư thế ngủ nhất định? 213. Tại sao lạc đà được gọi là “chiếc thuyền của sa mạc” 214. Tại sao voi đang có tính cách thuần hậu có thể đột nhiên phát điên? 215. Có hay không có nghĩa địa thần bí của voi? 216. Tại sao trên mình của tê giác thường xuyên có chim tê giác đậu? 217. Tại sao trên mình của hà mã thỉnh thoảng có thể bị “chảy máu”? 218. Tại sao cơ quan cảm giác của hà mã lại ở trên đỉnh đầu? 219. Loài thú biển thở bằng phổi, tại sao có thể dừng được ở dưới nước trong một thời gian dài? 220. Tại sao nhân ngư được gọi là cá người đẹp mĩ nhân ngư? 221. Voi biển và voi [rừng] có phải là họ hàng với nhau không? 222. Tại sao cá voi biết phun nước? 223. Động vật lớn nhất từ xưa đến nay là động vật nào? 224. Tổ tiên của loài cá voi là động vật gì? 225. Tại sao long diên hương chỉ ở trong bụng của cá nhà táng? 226. Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước? 227. Thân hình của cá voi râu lớn như vậy, tại sao lại cứ ăn tôm cá nhỏ? 228. Tại sao cá voi biết “tự sát tập thể”? 229. Làm thế nào để cứu loài cá voi bị mắc cạn? 230. Tại sao cá heo biết cứu người? 231. Tại sao cá heo có thể bơi với tốc độ cao? 232. Tại sao nói cá heo là động vật thông minh? 233. “Hành vi xoa dịu” của khỉ có ý nghĩa gì? 234. Tại sao khỉ có thể ăn kiểu “ngốn như hùm, nuốt như sói”? 235. Tại sao khỉ hống lại rất thích kêu gào? 236. Khi thấy khỉ macaca, tại sao không được nhìn chăm chú vào mắt của chúng? 237. Làm thế nào để phân biệt được “vua khỉ” trong đàn khỉ? 238. Tại sao khỉ trên núi Nga Mi xin “phí mãi lộ” của người đi đường? 239. Đại tinh tinh biết sử dụng ngôn ngữ của loài người không? 240. Trên thế giới có mấy loại tinh tinh? 241. Vượn tay dài đi, dùng chân hay là dùng tay?

242. Tại sao loài vượn người không thể biến thành loài người?

Video liên quan

Chủ Đề