Biết làm sao chúng ta quá nhiều lời Ngay ở chỗ lẽ ra cần nói ngắn

Biết làm sao! Chúng ta quá nhiều lời
Ngay ở chỗ lẽ ra cần nói ngắn.

Bao lần em lẳng lặng
Đủ khiến tôi bàng hòang.

Khi phần nói lấn hết được phần sốngLấn hết mọi điều tiềm ẩn giữa câuThì vạn câu thơ cũng thành rẻ rúng

Liệu còn gì vang vọng nữa trong nhau ?

Cài app vào điện thoại kiếm tiền - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây

Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây

Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký

Kiếm tiền với tiền điện tử - Bitcoin từ tay không - Bấm vào đây

Tình yêu có muôn hình vạn trạng và ngôn ngữ tình yêu cũng muôn màu muôn vẻ. "Khoảng cách giữa lời" của Bằng Việt khiến chúng ta phải suy ngẫm, nhìn nhận lại cách cư xử của mình đâu chỉ đối với người mình yêu, với gia đình mà với con người trong toàn xã hội.


Khoảng cách giữa lời của Bằng Việt

Biết làm sao! Chúng ta quá nhiều lời

Ngay ở chỗ lẽ ra cần nói ngắn!

Bao lần em lẳng lặng

Đủ khiến tôi bàng hoàng!

Khi phần nói lấn hết phần được sống

Lấn hết mọi điều tiềm ẩn giữa câu

Thì vạn câu thơ cũng thành rẻ rúng

Liệu còn gì vang vọng nữa trong nhau?...

1983

Nguồn: Bằng Việt, Tác phẩm chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, 2010

        Bài học người xưa dạy càng chiêm nghiệm càng thấy thấm thía. Đó là cách đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội. Trong tình yêu và cuộc sống gia đình, lời nói là một trong những cách để gắn kết hơn tình cảm. Trái lại, những ngôn từ mà người ta nghĩ rằng "lời nói gió bay" lại khiến cho biết bao người phải suy ngẫm, trăn trở:

Biết làm sao chúng ta quá nhiều lời

Ở những chỗ lẽ ra cần nói ngắn

        Trong cuộc sống đầy rẫy những phức tạp, những bộn bề, lo toan, con người sao tránh khỏi phút buồn bực. Nỗi cáu giận đó lại chỉ có thể trút vào lời nói, giải tỏa bằng lời nói. Thế mới gây ra nghịch lý "nhiều lời" "ở những chỗ lẽ ra cần nói nói ngắn". Nghịch cảnh thay, có khi lại là:

Bao lần em lẳng lặng

Đủ khiến tôi bàng hoàng

        Sự thay đổi nhanh đến không ngờ như thế khiến "tôi bàng hoàng". Làm sao có thể lý giải hết được là vì sao! Cuộc sống và lòng người thật quá phức tạp. Trong tình yêu và cuộc sống gia đình, dù có yêu nhau đến mấy, hiểu nhau đến mấy cũng không thể tránh khỏi những tình huống như vậy. Sự mâu thuẫn trong một con người, một lời nói khiến người bạn đời của mình sững sờ, ngạc nhiên và rồi băn khoăn khó hiểu tự hỏi lòng "biết làm sao". Những lúc như thế người ta cần phải có cách ứng xử thật khéo léo, thật mềm dẻo để không làm tổn thương đến tình yêu, tình cảm gia đình. Ngược lại, coi đó là một cách để cùng hiểu nhau, xây dựng tình yêu bền vững.

        Những chiêm nghiệm của "tôi" càng thêm sâu sắc và có phần chua xót:

Khi phần nói lấn hết phần được sống

Lấn hết mọi điều tiềm ẩn giữa câu

Thì vạn câu thơ cũng thành rẻ rúng

        "Khoảng cách giữa lời" mà Bằng Việt chỉ ra không gì khác là "điều tiềm ẩn giữa câu". Những gì chất chứa, lắng đọng, ẩn sâu mới là ý nghĩa thực và sâu xa của lời nói. Phần lắng sâu đó cũng như "hạt ngọc minh châu ẩn giấu trong tâm hồn con người" [Nguyễn Minh Châu] có phải ai cũng dễ dàng nhận ra! Nhất là trong những giây phút lòng người không bình yên như thế thì thật khó. Bằng Việt có cách biểu đạt thật độc đáo: "Thì vạn câu thơ cũng thành rẻ rúng". Thơ ca vốn được coi là mật ngọt của cuộc sống, nơi hội tụ những tình cảm, cảm xúc chân thành trong những lời ngắn gọn, hàm súc. Thực tế chua xót như thế thì những gì còn lại liệu có ý nghĩa gì? Những băn khoăn của người trong cuộc mãi không thôi, lòng người đầy day dứt, trở trăn:

Liệu còn gì vang vọng trong nhau

        Câu thơ đượm buồn và nỗi niềm lo lắng. Chút "vang vọng ở trong nhau" hay là sự tôn trọng, niềm tin yêu còn lại? Có thể lắm khi những vang vọng không còn thì những lời lẽ kia trở thành kẻ thù của hạnh phúc, tình yêu. Vì thế mà khoảng cách giữa lời cần phải có. Đôi khi khoảng lặng đó lại giúp cho đôi lứa hiểu nhau nhiều hơn bới "Lá thư của trái tim được đọc trong đôi mắt" [Tục ngữ Ai Len]

        Tình yêu có muôn hình vạn trạng và ngôn ngữ tình yêu cũng muôn màu muôn vẻ. "Khoảng cách giữa lời" của Bằng Việt khiến chúng ta phải suy ngẫm, nhìn nhận lại cách cư xử của mình đâu chỉ đối với người mình yêu, với gia đình mà với con người trong toàn xã hội.

Khoảng cách giữa lời của Bằng Việt

[Lời bình của Lê Thùy Linh- báo Phụ nữ Việt Nam]

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

↪Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


Đào Coin bằng điện thoại hoàn toàn miễn phí- Kiếm tiền trong khi ngủ

II. Airdrop-Claim coin - Tặng coin trước khi lên sàn bán

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng MBB - Ngân hàng cổ phần quân đội giao dịch trên app Smartphone

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây

Mua gì cũng được giảm giá, khuyến mại - Bấm vào đây

Tải SKKN + Tài liệu - Bấm vào đây

Đào Renec coin miễn phí - kiếm tiền từ app, Bấm vào đây

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #Thi vào 10 năm 2022, Điểm chuẩn, Điểm chuẩn lớp 10, Điểm chuẩn vào 10, Điểm chuẩn vào 10 năm 2022, Điểm chuẩn vào 10 năm học 2021-2022, Tuyển sinh lớp 10 năm 2022

Biết làm sao! Chúng ta quá nhiều lời
Ngay ở chỗ lẽ ra cần nói ngắn.


Bao lần em lẳng lặng
Đủ khiến tôi bàng hòang.


Khi phần nói lấn hết được phần sốngLấn hết mọi điều tiềm ẩn giữa câuThì vạn câu thơ cũng thành rẻ rúng

Liệu còn gì vang vọng nữa trong nhau ?


[Khoảng cách giữa lời- Bằng Việt]

Thực hiện yêu cầu dưới đây bằng đoạn văn ngắn khoảng 100 chữ.

“Khi phần nói lấn hết phần được sống

Lấn hết mọi điều tiềm ẩn giữa câu

Thì vạn câu thơ cũng thành rẻ rúng

Liệu còn gì vang vọng ở trong nhau”

[Theo Bằng Việt, Khoảng cách giữa lời]

Nêu suy nghĩ của em về những câu thơ trên.


Đôi khi giữa những khoảng lặng của đời sống, hay cả vào giây phút lòng bất chợt cồn lên vì một điều gì đó, chúng ta bỗng chẳng buồn nói gì, làm gì và uể oải nhìn sự đời lướt qua bên mình như cái bóng. Tiếng người - vì thế, biết là ồn, nhưng đôi lúc cũng cần nghe lắm...

Thật tình là từ hôm giờ tôi vẫn chịu không hiểu nổi, ở đâu ra cái trào lưu quăng một cái ảnh lên facebook, xong rồi thả một dòng trạng thái giời ơi đất hỡi: “Tôi sẽ để đây và không nói gì”. Tưởng đâu “cõi ảo” nhờ thế mà bớt ồn ào, hóa ra lại càng ồn hơn, vì người người nhà nhà từ già đến trẻ cùng thi nhau “thả thính” và đều “dọa... không nói gì”.

Kể ra thì “không nói gì” cũng có cái hay của nó. Nếu ai đã từng xem tiểu phẩm “Bệnh nói nhiều” thuộc chùm hài kịch “Đời cười” của Nhà hát Tuổi Trẻ, hẳn sẽ thấm cái sự “nói nhiều” nó khiến con người ta phải đinh tai nhức óc thế nào. Nhà thơ Bằng Việt cũng từng viết bài thơ “Khoảng cách giữa lời” để ca thán về sự nhiễu sự của cái lưỡi: “Biết làm sao, chúng ta quá nhiều lời/ Ngay ở chỗ lẽ ra cần nói ngắn/... Khi phần nói lấn hết phần được sống/ Lấn hết mọi điều tiềm ẩn giữa câu/ Thì vạn câu thơ cũng thành rẻ rúng/ Liệu còn gì vang vọng nữa trong nhau?...”. Khi thế giới facebook từng không ít lần khiến chúng ta thất vọng và mất thiện cảm trước sự lộng ngôn hay “giả cầy”, “nhạt hơn nước ốc” hay  “cố tỏ ra nguy hiểm”, thích “làm thầy thiên hạ”... của một số chủ thớt, thì cái sự “để đấy và không nói gì” nó quả là dễ chịu làm sao! Một bức ảnh đã là quá đủ, như một ý thơ trong bài thơ nói trên của Bằng Việt: “Bao lần em lẳng lặng/ Đủ khiến tôi bàng hoàng...”.

Nhưng cái sự “để đấy và không nói gì” không hẳn lúc nào cũng là một thái độ sống tích cực. Thường ra, thì nó có thể là động thái từ tốn, nhũn nhặn và có phần thể tất, khoan dung với người khác, và hẳn cũng là một hành xử khôn ngoan, khi tìm ra được cách nói ngắn mà trúng hơn nhiều. Nhưng đôi lúc, cái sự “để đấy và không nói gì” ấy lại là biểu hiện của sự vô tâm hay cam chịu. Bạn có thể im lặng khi nghe ai đó nói xấu bạn thân mình, chỉ vì bạn không muốn làm họ mếch lòng. Bạn có thể tặc lưỡi “để đấy” trước những việc tốt có thể làm cho người khác, chỉ vì bạn chưa cảm thấy sẵn sàng, và cái sẵn sàng ấy dễ thường phải “đợi đến mùa quýt”. Bạn có thể nhẫn nhịn “để đấy”, cả khi bạn cần lên tiếng bảo vệ mình, như nhan đề một cuốn sách mới xuất bản gần đây của nhà báo Đức Hiển: “Đừng chờ ai lên tiếng hộ mình”...

Một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Khải từng ám ảnh tôi mãi, đấy là truyện “Một cặp vợ chồng”, từng giành giải nhất trong cuộc thi truyện ngắn trên Báo Văn Nghệ năm 1960. Một câu chuyện được kể từ lâu, nhưng đến giờ này đọc lại, vẫn thấy nó như đang kể chuyện hôm nay, khi zoom ống kính vào một gia đình. Ở đó có một cặp vợ chồng luôn song hành, không bao giờ có chuyện bỏ nhau, cũng không có một mâu thuẫn nào đáng kể, nhưng họ cứ sống ơ hờ rời rạc thế nào, như không có bất kỳ một chất kết dính nào có thể gắn kết được họ ngoài tờ giấy kết hôn đã úa màu theo năm tháng. Một bộ đôi nhân vật có thể khiến người đọc, và có lẽ là cả tác giả cảm thấy sốt ruột thay cho họ, vì cái cách họ đi bên nhau ơ hờ như thế, với bao sự “để đây và không [buồn] nói gì” với nhau, không buồn thay đổi, cũng không buồn sốt ruột...

Đôi khi giữa những khoảng lặng của đời sống, hay cả vào giây phút lòng bất chợt cồn lên vì một điều gì đó, chúng ta bỗng chẳng buồn nói gì, làm gì và uể oải nhìn sự đời lướt qua bên mình như cái bóng. Như nhạc Trịnh từng khe khẽ thở dài: “Vườn khuya đóa hoa nào mới nở/ Đời tôi có ai vừa qua/ Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ/Tôi nghĩ quanh đây hồ như/ Đời ta hết mang điều mới lạ/ Tôi đã sống rất ơ hờ...”.

Tiếng người - vì thế, biết là ồn, nhưng đôi lúc cũng cần nghe lắm!

Lê Quân

Video liên quan

Chủ Đề