Báo cáo thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Năm 2019, Hiệp hội Bảo hiểm đã đặt mục tiêu doanh thu toàn thị trường bảo hiểm tăng 25%, trong đó bảo hiểm nhân thọ tăng 35% và phi nhân thọ tăng 10%. Số liệu tính đến quý III/2019 cho thấy mục tiêu tăng trưởng doanh thu toàn thị trương hoàn toàn có thể đạt được.

Cụ thể, số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý III/2019 tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, ước tính tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 23%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 12%.

Tính chung 9 tháng năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước tính tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 22%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 12%.

Đại diện Tập đoàn AIA Ng Keng Hooi từng cho biết, Việt Nam là thị trường bảo hiểm nhân thọ tiềm năng với khả năng khai thác các sản phẩm giá trị 700 tỷ USD.

Trong số các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn chứng khoán, Bảo Việt hiện là đơn vị duy nhất tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Doanh nghiệp này hiện cũng đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ ngoại như Prudential, Manulife, AIA, Dai-ichi…

Thậm chí, mức độ cạnh tranh ngày càng tăng khi các doanh nghiệp nước ngoài liên kết với ngân hàng phân phối bảo hiểm (bancassurance).

Với mảng bảo hiểm phi nhân thọ, Nhà nước đang khuyến khích phát triển các mảng bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm kỹ thuật, tài sản công… Do đó nếu doanh nghiệp tận dụng được cơ hội thì sẽ phát triển rất tốt trong thời gian tới. Các loại bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm cháy nổ sẽ tiếp tục được khai thác.

Các sản phẩm của các công ty trong nước hiện tương đối giống nhau trog khi các công ty nước ngoài với khả năng cung cấp các sản phẩm khác biệt có sức sinh lời tốt hơn, đang nhắm đến thị trường Việt Nam. Mua cổ phần của các hãng nội là cách nhanh nhất để xâm nhập thị trường Việt Nam còn non trẻ và cạnh tranh cao.

Các thương vụ đáng chú ý năm 2019 có thể kể đến như HDI Global có thể mua lại phần lớn phần sở hữu của PVN (35.5%) tại PVI và BMI đang trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà bảo hiểm ngoại khi SCIC và AXA (nắm giữ tổng cộng 67% BMI) thoái vốn.

Nguồn: BizLive

Báo cáo thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Thị trường bảo hiểm nửa đầu năm 2022 có nhiều triển vọng.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2022 tăng 14,23% so với cùng kỳ

Trong nửa đầu năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm ước đạt 94.484 tỷ đồng, tăng 14,23% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả này cho thấy công tác quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm ngày càng phát huy hiệu quả và thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới.

Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới chiếm 6,9% doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng tích cực thế nào?

Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số

Siết chặt quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm, đảm bảo phát triển bền vững

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm, với tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 94.484 tỷ đồng, tăng 14,23% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 28.055 tỷ đồng (tăng 13,58% so với cùng kỳ năm trước); lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 66.429 tỷ đồng (tăng 14,50% so với cùng kỳ năm trước).

Kết quả khả quan này cho thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 đã vượt qua được những khó khăn, thách thức của bối cảnh thế giới và trong nước, dù tình hình đại dịch COVID-19 vẫn còn nhiều chuyển biến khó lường. Hơn nữa, kết quả trên còn cho thấy, thị trường bảo hiểm còn nhiều dư địa phát triển ổn định, bên vững trong thời gian tới.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, trên thị trường hiện có 76 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với tổng tài sản ước đạt 744.877 tỷ đồng (tăng 21,03% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 106.519 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 638.358 tỷ đồng.

Trong thời gian quan, nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm, cũng như đảm bảo thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, bền vững, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 88/TTr-BTC ngày 20/4/2022 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030.Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đã hoàn thành việc xây dựng chính sách về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và chính sách bảo hiểm nông nghiệp, như: Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10/03/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg ngày 09/5/2022 thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp...

Chiến lược Tài chính đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể. Theo đó, doanh thu ngành Bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 là 15%/năm, đến năm 2025, quy mô đạt khoảng 3-3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026-2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt khoảng 3,3-3,5% GDP.

Trong thời gian tới, với mục tiêu vận hành và phát triển thông suốt thị trường bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ chú trọng đẩy mạnh việc hoàn thiện khung khổ pháp luật cho sự phát triển của thị trường theo hướng quản lý trên cơ sở rủi ro, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường tính chủ động và chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh, vốn, quản trị. Cùng với đó, tiếp tục nâng cao tính minh bạch, hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giúp thị trường phát triển ổn định, bền vững...

Đồng thời, khuyến khích phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm bảo hiểm, đa dạng hóa các kênh phân phối; Tăng cường kết nối liên thông giữa bảo hiểm y tế xã hội với bảo hiểm y tế thương mại. Nhà nước cũng sẽ có cơ chế, chính sách để phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thiên tai, nông nghiệp...