Bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 54 tập 2

Câu 1: Đọc hai đoạn mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Xác định đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp [bằng cách đánh dấu [+] vào ô thích hợp]. Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.

a. Từ nhà em đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường. Nhưng con đường mà em thích đi hơn cả là đường Nguyễn Trường Tộ.

b. Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần gũi, thân thiết nhất với em vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường đẹp đẽ suốt những năm tháng học trò của em.

Trả lời:

ĐoạnMở bài trực tiếpMở bài gián tiếpCách viết
a+ Kể ngay [nói ngay] đến đối tượng được tả
b +Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hoặc đối tượng định tả.

Câu 2: Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng [a] và đoạn kết bài mở rộng [b].

a. Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.

b. Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô, bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.

Trả lời:

Giống nhauKhác nhau
Không mở rộngMở rộng
Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.Khẳng định con đường rất thân thiết với học sinh.Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho đường luôn sạch, đẹp.

Câu 3: Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.

Trả lời:

Sau đây là mở bài và kết bài về bài: Tả cảnh biển Vũng Tàu xinh đẹp

Mở bài kiểu gián tiếp:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Nhưng đối với tôi, không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi, quê hương Vũng Tàu.

Kết bài kiểu mở rộng:

Em rất yêu quý vùng biển nơi em đang sinh sống. Nếu có dịp, mời bạn hãy đến thăm biển Vũng Tàu một lần. Chắc chắn, các bạn sẽ cảm thấy đó là một vùng biển tuyệt đẹp với những con người vô cùng thân thiện và hiếu khách. Chúng tôi luôn luôn dang rộng vòng tay đón chào các bạn.

1. Đọc bài văn Cây chuối mẹ [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 96], trả lời các câu hỏi sau:

a] Cây chuối trong bài văn được tả theo trình tự nào?

   Còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa ?

b] Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa?

c] Ghi lại các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối :

  • Hình ảnh so sánh
  • Hình ảnh nhân hoá

=> Hướng dẫn làm bài:

a] Cây chuối trong bài văn được tả theo trình tự nào?

  • Cây chuối được tả theo từng thời kì phát triển của cây: từ khi còn là một cây chuối non đến khi thành một cây chuối to rồi trở thành một cây chuối mẹ.
  • Còn có thể tả cây cối theo trình tự: Có thể tả cây cối từ bao quát đến từng chi tiết, bộ phận; tả từ xa đến gần; tả từ trên xuống…

b] Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa?

  • Cây chuối trong bài đã được tả theo cảm nhận của thị giác[ mắt nhìn]
  •  Ta còn có thể tả cây chuối theo cảm nhận của xúc giác, thính giác và vị giác. [VD: vị giác: hương chuối chín thơm lừng; quả chuối chín ngọt bùi]

c] Ghi lại các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối :

  • Hình ảnh so sánh:  Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác; thân bằng cột hiên; các tàu lá ngả ra, như những cái quạt lớn; cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non; cái hoa to bằng cái chày giã cua; buồng quả to bằng cái rọ lớn.
  • Hình ảnh nhân hoá:  Nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc; chưa được bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ; cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại; vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, đánh động cho mọi người biết.

Câu 2: Trang 55 sbt Tiếng Việt 5 tập 2

Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây [lá hoặc hoa, quả, rễ, thân].

=> Hướng dẫn làm bài:

Cây hoa hồng trước cửa nhà em thuộc giống hồng nhung. Bông hoa nở to bằng chén uống trà của bố em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa… Chậu hoa hồng lúc nào cũng rực rỡ làm đẹp thêm cho khoảng sân rộng nhà em!

Qua lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 54, 55 - Tập làm văn hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

Bài 1: Đọc bài văn Cây chuối mẹ [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 96], trả lời các câu hỏi sau :

Trả lời:

a] Cây chuối trong bài văn được tả theo trình tự nào ?

- Cây chuối được tả theo từng thời kì phát triển của cây. Từ khi còn là một cây chuối non đến khi thành một cây chuối to rồi trở thành một cây chuối mẹ

Còn có thể tả cây cối theo trình tự :

- Có thể tả cây chuối từ bao quát đến từng chi tiết, bộ phận.

b] Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào ? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa?

Cây chuối trong bài đã được tả theo cảm nhận của thị giác. Ta còn có thể tả cây chuối theo cảm nhận của xúc giác, thính giác và vị giác. Ví dụ xúc giác : độ trơn, bóng của thân cây ; thính giác : tiếng khua của tàu lá chuối khi gió thổi ; vị giác : vị chát của quả non, vị ngọt của quả chín ; khứu giác : mùi thơm.

c] Ghi lại các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối :

- Hình ảnh so sánh :

Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác/ thân bằng cột hiên/ các tàu lá ngả ra, như những cái quạt lớn / cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non/ cái hoa to bằng cái chày giã cua / buồng quả to bằng cái rọ lớn.

- Hình ảnh nhân hoá :

Nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc / chưa được bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ/ cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại / vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, đánh động cho mọi người biết.

Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây [lá hoặc hoa, quả, rễ, thân].

Trả lời:

Bắt đầu khoảng tháng tư, tháng năm, phượng bắt đầu đơm bông. Trên từng cành phượng già vừa mới thay lá còn xanh non, mọc ra từng chùm nụ lúp xúp, thuôn dài như những viên kẹo màu xanh. Rồi từng nụ hoa lớn dần. Trên thân nụ đã xuất hiện những đường kẻ đỏ, từ đó bung ra từng cánh phượng rực rỡ. Ban đầu là màu đỏ nhạt, cánh hoa còn e ấp, chỉ qua hai ba ngày sau có nắng, có gió, từng cánh phượng nở xòe ra khoe màu đỏ chói chang như lửa. Giữa bông hoa đỏ thắm vươn lên từng nhụy hoa dài, cong, mang trên đầu mình một chút phấn vàng tinh nghịch.

Đọc bài văn Cây chuối mẹ [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 96], trả li các câu hỏi sau :

 

a] Cây chuối trong bài văn được tả theo trình tự nào ?

............................

Còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa ?

.............................

b] Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào ? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa?

……………………………………

……………………………………

c] Ghi lại các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối :

- Hình ảnh so sánh :…………………

- Hình ảnh nhân hoá :………………

a]

- Cây chuối trong bài văn được tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây. Từ khi còn là một cây chuối non đến khi thành một cây chuối to rồi trở thành một cây chuối mẹ.

Còn có thể tả cây cối theo trình tự từ bao quát đến từng chi tiết, bộ phận.

b] 

- Cây chuối trong bài đã được tả theo cảm nhận của thị giác.

- Ta còn có thể tả cây chuối theo cảm nhận của xúc giác, thính giác và vị giác. Ví dụ xúc giác : độ trơn, bóng của thân cây ; thính giác : tiếng khua của tàu lá chuối khi gió thổi ; vị giác : vị chát của quả non, vị ngọt của quả chín ; khứu giác : mùi thơm.

c] Ghi lại các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối :

-Hình ảnh so sánh :

Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác/ thân bằng cột hiên/ các tàu lá ngả ra, như những cái quạt lớn/ cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non/ cái hoa to bằng cái chày giã cua/ buồng quả to bằng cái rọ lợn.

-Hình ảnh nhân hoá :

Nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc / chưa được bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ/ cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại / vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, đánh động cho mọi người biết.

Video liên quan

Chủ Đề