Anh/chị hiểu như thế nào về hình anh hương thơm của hoa hồng và dòng nước chảy xiết

Trọng tâm cuộc đời là gì? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc và không biết nó là gì. Vậy để giải đáp nỗi băn khoăn của các bạn, hãy cùng Ingoa đi tìm hiểu rõ hơn ở trong bài viết sau đây.

Anh/chị hiểu như thế nào về hình anh hương thơm của hoa hồng và dòng nước chảy xiết

Trọng tâm cuộc đời là gì?

Trọng tâm cuộc đời là cách bạn xác định tâm điểm cuộc sống. Ví dụ như: đặt trọng tâm cuộc sống vào của cải, vật chất; đặt trọng tâm vào cuộc sống vào chuyện học hành, bằng cấp,… Điều này sẽ là phương hướng giúp cho bạn vượt qua những khó khăn, mệt mỏi trong đời sống.

Hay khi đặt trọng tâm cuộc đời vào những nguyên tắc sống, cũng giống như bạn chọn cách để chính bản thân mình điều khiển cuộc đời mình. Đó là điều đúng đắn, vì chính bạn và chỉ có bạn mới biết được điều gì là tốt nhất cho bản thân.

Anh/chị hiểu như thế nào về hình anh hương thơm của hoa hồng và dòng nước chảy xiết

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của cuộc đời khác nhau, mà mỗi người đều sẽ có cách đặt tâm điểm khác nhau. Ví dụ như: khi là học sinh thì ta có thể đặt tâm điểm vào cha mẹ, khi trưởng thành thì đặt tâm điểm vào sự nghiệp, bạn đời, sau đó là vào con cái và gia đình,…

Đề bài mẫu về trọng tâm cuộc đời

Phần I. Đọc hiểu

Cuộc sống này vốn không chỉ là hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó bao gồm cả những phút giây bạn bị gai đâm cho tứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết. Bên cạnh những niềm vui là những khó khăn và cạm bẫy luôn chực chờ, chỉ cần bạn lơ là mất cảnh giác, chúng sẽ xô tới. Chính những khó khăn thử thách ấy sẽ góp phần giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.

Làm cách nào để ta đứng vững giữa muôn vàn cạm bẫy khó khăn thử thách? Làm cách nào để ta luôn hiên ngang vững vàng trên đôi chân mình và luôn mở rộng vòng tay chào đón những điều dễ thương của cuộc đời? Liệu có thứ gì luôn ở bên và giúp ta vượt qua những trở ngại? Thứ gì đó dẫn đường chỉ lối cho ta đi xuyên qua màn đêm sóng gió để đạt được điều mong muốn?

Để vượt qua được những khoảnh khắc đó, bạn phải tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc, kiểu điểm tựa luôn luôn ở đó, luôn luôn cho bạn lời khuyên và không bao giờ rời xa bạn. Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không, hãy tìm kiếm một điểm tựa, một tâm điểm như thế. Thứ mà tôi gọi là “trọng tâm cuộc đời”. Là thứ bạn cần phải có và nên có, dù cho bạn tuổi thiếu niên, thanh niên hay khi đã trưởng thành. Hãy luôn xác định trọng tâm cho cuộc sống và làm mọi điều hướng về nó. Bạn sẽ không lạc lối và thất vọng.

Anh/chị hiểu như thế nào về hình anh hương thơm của hoa hồng và dòng nước chảy xiết

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Theo tác giả, điều gì giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn?

Câu 2: Nêu tác dụng câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản.

Câu 3: Anh/Chị hiểu “trọng tâm cuộc đời” là gì?

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm. Luôn xác định trọng tâm cho cuộc sống và làm mọi điều hướng về nó, có vậy bạn sẽ không lạc lối và thất vọng hay không? Vì sao?

Đáp án

Câu 1: Theo tác giả, chính những khó khăn thử thách sẽ giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.

Câu 2: Có 4 câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản, bao gồm:

  • Làm cách nào để có thể đứng vững giữa muôn vàn cạm bẫy, khó khăn, thử thách?
  • Làm cách nào để có thể luôn hiên ngang vững vàng trên đôi chân của mình và mở rộng vòng tay chào đón những điều mà cuộc đời mang đến?
  • Điều gì giúp chúng ta vượt qua khó khăn trở ngại?
  • Điều gì dẫn đường chỉ lối cho ta đi xuyên qua màn đêm sóng gió để đạt được điều mong muốn?

Tác dụng: Tạo ấn tượng, tập trung chú ý cho người nghe, giúp bộc lộ cảm xúc của tác giả đối với việc đón nhận và vượt qua các khó khăn trở ngại.

Câu 3: “Trọng tâm cuộc đời” là những điều quan trọng nhất đối với cuộc đời con người. Ta phải dựa vào đó để lấy nó làm mục tiêu, để suy nghĩ quyết định hoạt động, làm thước đo điều chỉnh bản thân và tạo sức mạnh để vượt qua những lúc khó khăn.

Câu 4: Tôi đồng tình với quan điểm “Luôn xác định trọng tâm cho cuộc sống và làm mọi điều hướng về nó, có vậy bạn sẽ không lạc lối và thất vọng”. Bởi vì:

Nếu có mục tiêu và kế hoạch cụ thể, rõ ràng, bạn sẽ không bao giờ đi lạc và chìm trong bóng tối. Hơn nữa, nó còn là động lực giúp bạn vượt qua mọi cám dỗ ở trên đời và không bao giờ sợ thất bại.

Anh/chị hiểu như thế nào về hình anh hương thơm của hoa hồng và dòng nước chảy xiết

Phần II. Làm văn

Đề bài: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa việc tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc của con người trong cuộc sống.
Bài làm

Qua nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu. Tôi có rất nhiều suy nghĩ ý nghĩa việc tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc của con người trong cuộc sống. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là điểm tựa vững chắc? Đó chính là tường thành giúp bạn tựa vào khi bạn gặp khó khăn, mệt mỏi hay chông chênh trong cuộc sống. Người có một điểm tựa vững chắc luôn là người đi đúng hướng và không sợ thất bại.

Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều người có điểm tựa vững chắc cho mình. Đó có thể là bố mẹ, thầy cô, những người thân, người bạn xung quanh ta. Thật vậy, điểm tựa có thể trở thành động lực giúp bạn vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống. Hơn thế nữa, khi bạn vấp ngã, mông lung trong cuộc sống. Những người thân, hay bạn thân sẽ mở rộng bàn tay âu yếm, ôm bạn vào lòng, cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Từ đó, bạn sẽ sớm vượt qua được nỗi đau và sớm trở lại trường đua. Tuy nhiên, chúng ta không được ỷ lại vào những điểm tựa vững chắc đó. Ta phải tự vững bước trên đôi chân của mình, không ai có thể giúp bạn, vực bạn dậy mãi mãi được. Bởi lẽ đó, mỗi người hãy tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng và hãy xác lập mục tiêu cho bản thân rồi hiện thực hóa nó.

Như vậy, với bài viết trên chắc các bạn cũng đã hiểu được trọng tâm cuộc đời là gì? Cũng như hiểu được nó quan trọng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta. Hy vọng mọi người sẽ có những trọng tâm cuộc đời cho riêng mình. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại Ingoa để biết thêm nhiều tin tức hữu ích khác.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : Cuộc sống này vốn không chỉ là hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó bao gồm cả những phút giây bạn bị gai đâm cho tứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết. Bên cạnh những niềm vui là những khó khăn và cạm bẫy luôn chực chờ, chỉ cần bạn lơ là mất cảnh giác, chúng sẽ xô tới. Chính những khó khăn thử thách ấy sẽ góp phaàn giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn. Làm cách nào để ta đứng vững giữa muôn vàn cạm bẫy khó khăn thử thách? Làm cách nào để ta luôn hiên ngang vững vàng trên đôi chân mình và luôn mở rộng vòng tay chào đón những điều dễ thương của cuộc đời? Liệu có thứ gì luôn ở bên và giúp ta vượt qua những trở ngại? Thứ gì đó dẫn đường chỉ lối cho ta đi xuyên qua màn đêm sóng gió để đạt được điều mong muốn? Để vượt qua được những khoảnh khắc đó, bạn phải tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc, kiểu điểm tựa luôn luôn ở đó, luôn luôn cho bạn lời khuyên và không bao giờ rời xa bạn. Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không, hãy tìm kiếm một điểm tựa- một tâm điểm như thế. Thứ mà tôi gọi là “trọng tâm cuộc đời”. câu 1 : phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì câu 2 : chỉ ra và gọi tên phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn 2 câu 3 : theo em , vì sao tác giả cho rằng : ” Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối , nhưng điểm tựa thì không ” câu 4 : bài học nào có ý nghĩa nhất đối với e sau khi đọc đoạn trích trên

Mong các bạn giúp mình đang cần gấp

   SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ NAM

 ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 01 trang)

             KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT

                           NĂM HỌC 2018 – 2019

                                 Môn: Ngữ văn 10

     Thời gian làm bài: 180 phút

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

           Đọc văn bản sau:

(1) Cuộc sống này vốn không chỉ là hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó bao gồm cả những phút giây bạn bị gai đâm cho tứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết nữa. Những khó khăn và cạm bẫy luôn chực chờ, chỉ cần ta lơ là và mất cảnh giác sẽ xô tới, nhào nặn ta thành những vật thể đôi khi chính ta cũng không thể hình dung.

             (2) Sẽ có những lúc bạn loay hoay, hoang mang và vô định, cảm giác chông chênh, mệt mỏi và hoàn toàn mất phương hướng. Đó có thể là khi bạn thi trượt cuộc thi mà bạn nghĩ là quan trọng nhất đời mình. Đó là khi người bạn thân nhất quay lưng đi sau khi đâm vào lưng bạn một vết dao. Đó có thể là khi người yêu ngàn năm của bạn nói rằng không còn yêu thương bạn nữa. Đó cũng có thể là khi bạn làm cha mẹ thất vọng về mình vì bạn không nghe theo họ. Đó là khi con đường sự nghiệp của bạn bị khựng lại sau nhiều năm phấn đấu…

  (3) Sẽ có nhiều, rất nhiều những khoảnh khắc bạn hoang mang, lo sợ và run rẩy vì không biết bám víu vào đâu. Vì những gì bạn tin tưởng đều tan biến. Đó thật sự là một cảm giác đáng ghét, và tồi tệ. Làm cách nào để ta đứng vững giữa muôn vàn cạm bẫy khó khăn, thử thách? Làm cách nào để ta luôn hiên ngang vững vàng trên đôi chân mình và luôn mở rộng vòng tay chào đón những điều dễ thương của cuộc đời? Liệu có thứ gì luôn ở bên và giúp ta vượt qua những trở ngại? Thứ gì đó dẫn đường chỉ lối cho ta đi xuyên qua màn đêm sóng gió để đạt được điều mong muốn? Thì đây, cuộc sống, ngay cả khi có một ngàn lý do để làm cho bạn khóc, bạn vẫn phải tìm một triệu lý do để giữ nụ cười.

(Phi Tuyết, dẫn theo http://soha.vn/xa-hoi/, 08/8/2014)

          Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra một câu văn diễn tả những trạng thái đối lập của cuộc sống. Anh/chị hiểu gì về nội dung cụ thể của câu văn đó?

Câu 2. Ở đoạn (2), người viết trình bày đoạn văn theo cách nào?

Câu 3. Theo tác giả, vì sao bạn rơi vào trạng thái loay hoay, hoang mang và vô định ?

Câu 4. Bài học nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị sau khi đọc văn bản trên?

LÀM VĂN (17,0 điểm)

Câu 1 (7,0 điểm)

Có người cho rằng:

Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.

Anh/Chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 2 (10,0 điểm)

Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim.

Bằng việc lựa chọn một số tác phẩm thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định.

Hết

Họ và tên thí sinh:…………………………………..Số báo danh:…………………………………………..

Người coi thi số 1:…………………………………Người coi thi số 2:……………………………………

         

           SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

                            HÀ NAM

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT

                NĂM HỌC 2018 – 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

YÊU CẦU CHUNG

– Học sinh có kiến thức văn học và xã hội chính xác, sâu rộng; kĩ năng đọc hiểu, làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc.

– Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.

YÊU CẦU CỤ THỂ

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Kĩ năng: Thí sinh trả lời các câu hỏi theo đúng yêu cầu, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.

Kiến thức

     Câu 1. (1,0 điểm)

– Chỉ ra một câu văn diễn tả những trạng thái đối lập của cuộc sống: Cuộc sống này vốn không chỉ là hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó bao gồm cả những phút giây bạn bị gai đâm cho tứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết nữa.

                                                                                                                                                         (0,25 điểm)

  • Nội dung cụ thể của câu văn:

Giải thích các hình ảnh:

+ hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông: những điều tươi đẹp, lãng mạn của cuộc sống.                                                                                                                                                                                                                                            

+ phút giây bạn bị gai đâm cho tứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết: khoảnh khắc gặp khó khăn, thất bại trong cuộc đời                                                                 

=> Nội dung: Sự phong phú muôn màu, những trạng thái đối lập nhau của cuộc sống: cuộc sống rất thơ mộng đẹp đẽ nhưng cũng chứa đầy khó khăn thử thách, có khả năng tôi luyện ý chí, bản lĩnh của con người.                                                           

   (0,75 điểm)

     Câu 2. (0,5 điểm)

  • Đoạn văn (2) người viết trình bày theo cách diễn dịch.

                                                                                                                                                                             (0,5 điểm)

Câu 3. (1,0 điểm)

  • Theo tác giả, bạn loay hoay, hoang mang và vô định vì :

+ Bạn cảm thấy thất vọng vào bản thân khi không đạt được mục tiêu: thi trượt cuộc thi quan trọng, con đường sự nghiệp của bạn bị khựng lại.

(0,5 điểm)

+ Bạn cảm thấy tổn thương và khi bạn làm người khác thất vọng: Người bạn thân nhất quay lưng, người yêu ngàn năm của bạn nói rằng không còn yêu thương bạn nữa, bạn làm cha mẹ thất vọng về mình.                                                                                                  

     (0,5 điểm)

Câu 4. (0,5 điểm)

– Học sinh rút ra một bài học có ý nghĩa nhất cho bản thân song phải hợp lý và thuyết phục. Dưới đây là một vài gợi ý:

+ Thái độ sống lạc quan trước khó khăn.

+ Cuộc sống phong phú muôn màu: tươi đẹp, thơ mộng nhưng cũng đầy khó khăn thử thách, điều quan trọng là cách con người ứng xử trước những khó khăn thử thách đó.

(0,5 điểm)

LÀM VĂN­ (17,0 điểm)

Câu 1 (7,0 điểm)

Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội; bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng phù hợp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.

Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận xã hội, thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết:

a) Mở bài:  Dẫn dắt giới thiệu được vấn đề cần nghị luận                                      (0,25 điểm)

b) Thân bài                                                                                                                                

            * Giải thích                                                                                                          (1,0 điểm)                                                                                                      

– Người nổi tiếng: người có tiếng tăm được nhiều người biết đến.

– Người có ích: người có cuộc sống có ích, có ý nghĩa, cần thiết và có giá trị đối với người khác, gia đình, xã hội.

=> Ý kiến là một lời khuyên về một trong những mục đích sống của con người: Hãy sống với một mục đích sống chân chính, đừng cố gắng bằng mọi giá theo đuổi tiếng tăm, danh vọng mà hãy quan tâm đến giá trị của cuộc sống, sống có ích, có ý nghĩa cho cuộc đời.

* Phân tích, chứng minh                                                                                     (2,5 điểm)

– Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng vì:

+ Tiếng tăm, danh vọng thường không phải là mục đích cao đẹp nhất của cuộc sống.

+ Sự nổi tiếng, danh vọng có thể làm tha hóa con người, làm băng hoại đạo đức và đẩy con người ta vào tội lỗi. Để cố trở thành người nổi tiếng, để đạt được danh vọng có những người đã đi vào những con đường bất chính, sử dụng những phương cách xấu xa.

– Trước hết, hãy là người có ích vì:

+ Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người khác trong cuộc sống.

+ Sống có ích sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giá trị cuộc sống.

+ Người có ích dù không được nổi tiếng nhưng cuộc sống của họ là cần thiết, có giá trị, có ý nghĩa đối với người khác, gia đình, xã hội.

(HS lấy dẫn chứng để chứng minh)

* Bình luận                                                                                                           (2,0 điểm)

– Khát vọng trở thành người nổi tiếng là chính đáng. Nổi tiếng cũng có mặt tốt, tác dụng tốt. Tiếng nói của người nổi tiếng thường có tác động nhiều hơn, lớn hơn đối với người khác, với xã hội. Tuy nhiên, đừng cố gắng chạy theo việc trở thành người nổi tiếng bằng mọi cách bởi con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây hại cho xã hội.

– Làm sao để là người có ích: cần sống có lý tưởng; sống có đạo đức, có trách nhiệm; sống vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng; có năng lực làm người, làm việc,…

– Ý kiến này cũng là một biểu hiện cụ thể của vấn đề danh và thực trong cuộc sống con người. Giải quyết tốt mối quan hệ của vấn đề nổi tiếng và có ích, của danh và thực, người ta sẽ dễ có cuộc sống bình an, hạnh phúc, chân chính.

– Đánh giá:

+ Ý kiến đúng đắn, có ý nghĩa thiết thực bởi mỗi cá nhân bằng suy nghĩ và việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng.

+ Ý kiến có tính thời sự, nhất là trước hiện tượng một bộ phận giới trẻ ngày nay đang có xu hướng tìm sự nổi tiếng bằng mọi giá.

– Phê phán: Những người tìm cách nổi tiếng bằng mọi giá hoặc những người bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng .

* Bài học nhận thức và hành động.                                                                    (1,0 điểm)

– Cần xác định rõ mục đích sống, khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.

– Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

c) Kết bài    (0,25 điểm)

Câu 2 (10,0 điểm)

Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu một bài văn nghị luận văn học bàn về một ý kiến; bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng phù hợp làm nổi bật được vấn đề; khuyến khích những bài viết sáng tạo.

Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản cần có những ý sau:

a) Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu và trích dẫn nguyên văn ý kiến.                          (0,25 điểm)

b) Thân bài                                                                            

            b.1. Giải thích                                                                                                        (1,5điểm)                            

Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim.

Thơ cần có hình: Thơ cần có hình ảnh (thiên nhiên, cuộc sống, con người…) để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ. Đây là phương diện hình thức thơ.

– Thơ cần có ý: ý nghĩa nội dung, tư tưởng; có tình: tình cảm, cảm xúc. Đây là phương diện nội dung thơ.

=> Ý nghĩa: tác phẩm thơ cần có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (hình ảnh, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc…). Hay nói cách khác, bài thơ cần kết hợp cả hai phương diện nội dung và hình thức.

            b.2. Cơ sở lí luận.                                                                                                                          (1,0 điểm)

Đặc trưng của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là phản ánh, biểu đạt thông qua hình tượng nghệ thuật. Không có các hình tượng, thế giới tinh thần không thể biểu hiện cụ thể, nhà thơ không thể truyền dẫn thông điệp nội dung, tư tưởng, tình cảm một cách trọn vẹn, ấn tượng đến người đọc.

– Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con người bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình cảm và ý nghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhất định đòi hỏi người đọc phải căn cứ vào hình, ý, tình mới cảm nhận được.

– Biểu hiện, yêu cầu về hình, ý, tình trong thơ:

+ Hình ảnh (thiên nhiên, cuộc sống, con người…) những hình ảnh đó phải chọn lọc, đặc sắc, có sức khái quát, chân thực, đa nghĩa, nhằm để lại ấn tượng, dấu ấn sâu sắc.

+Ý, tình (tư tưởng, cảm xúc, tình cảm..) phải trong sáng, tiến bộ, có tính nhân văn, hướng con người tới các giá trị Chân – Thiện – Mĩ…

+ Cảm xúc trong thơ phải mãnh liệt, chân thành, nhà thơ phải lựa chọn được những hình ảnh phù hợp để biểu đạt nội dung tư tưởng, cảm xúc một cách tự nhiên, sâu sắc có sức lay động lớn lao.

=> Tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng chỉ hay khi có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (nội dung và hình thức).

            b.3. Làm sáng tỏ qua một số tác phẩm thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10                                                                                                                    (6,0 điểm)

            Yêu cầu:

– Đúng giới hạn: Một số bài thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10.

– Đủ số lượng: Thí sinh chọn ít nhất 02 tác phẩm.

– Quá trình cảm thụ, phân tích:

+ Có thể triển khai ý theo nhiều hướng nhưng không phân tích chung chung mà cần bám sát các vấn đề lí luận đã lí giải.

+ Sự cảm thụ, phân tích, phải tinh tế, sâu sắc, thuyết phục, làm nổi bật được vấn đề.

   b.4. Đánh giá                                                                                                              (1,0 điểm)

– Nhận định trên đã khái quát được đặc trưng cơ bản của thơ nói riêng, văn học nói chung.

– Ý nghĩa của vấn đề đối với người sáng tác và người tiếp nhận:

+ Với người sáng tác: trong sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà thơ phải có thực tài, thực tâm để tạo nên những tác phẩm hài hòa về hình, ý, tình (nội dung và hình thức).

+ Với người tiếp nhận: cần cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của thi phẩm trên cả hai phương diện, tạo nên sự đồng cảm giữa tác giả và người đọc.

– Đánh giá các tác giả, tác phẩm được lấy làm dẫn chứng.          

c) Kết bài             (0,25 điểm)

————— Hết —————