Anh chỉ hiểu như thế nào về từ vườn hồng được nói đến trong câu vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Thử đọc lại bài ca dao quen thuộc này:Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã có ai vào hay chưa?Mận hỏi thì đào xin thưa:Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.Người ta hay để ý đến những ẩn dụ "mận" [chỉ người con trai] và "đào" [chỉ người con gái], nhưng thật ra, những ẩn dụ ấy không có gì đặc biệt và sáng tạo. Trong văn học, nó xuất hiện khá nhiều, như một thứ sáo ngữ quen thuộc, từ Kinh Thi cho tới thơ Đường, từ Cung oán ngâm khúc cho tới Truyện Kiều. Theo tôi, đáng chú ý hơn, trong bài ca dao trên, là những chữ bình thường như "bây giờ" trong câu thứ nhất và "thì" trong câu thứ ba. Lời tỏ tình bắt đầu bằng chữ "bây giờ", nhất là sau chữ "bây giờ" lại có thêm chữ "mới", "bây giờ mới", cho thấy người con trai đã hết sức đắn đo, phân vân, ngần ngại. Nó tiết lộ những chuỗi ngày tháng thầm yêu trộm nhớ mà e dè không dám bày tỏ. Những ngày tháng vừa đắm đuối vừa run sợ như Nguyên Sa diễn tả trong bài "Tuổi mười ba":Chân díu bước và mắt nhìn vương vướngNàng đến gần, tôi chỉ dám quay điCả những giờ bên lớp học, trường thiTà áo khuất, thì thầm: "Chưa phải lúc..."Nghe lời tỏ tình của người con trai, người con gái như mở cờ trong bụng. Chị khẳng định như một cách mời mọc: "Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào". Thế nhưng, trước đó, chị vẫn hết sức ý tứ: "Mận hỏi thì đào xin thưa". Dùng chữ "thưa" là một cách tỏ tình... tôn kính. Hay nhất là chữ "thì": em nói ra điều này là vì anh hỏi, chứ không phải tự nhiên mà khai báo đâu! Hay hơn nữa, nếu chúng ta chú ý: câu thơ có sáu chữ, đáng lẽ, theo luật bằng trắc của thơ lục bát, sẽ là: bằng bằng trắc trắc bằng bằng, nghĩa là, nói cách khác, hai chữ "mận hỏi" phải là vần bằng và hai chữ "thì đào" phải là vần trắc theo mẫu "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi" hay "Yêu nhau cởi áo cho nhau". Ở đây, ngược lại, hai chữ vần trắc ["mận hỏi"] oằn hết ra phía trước: phần nặng nề nhất thuộc về anh; còn em... bốn chữ sau cùng ["thì đào xin thưa"], vần bằng, đọc lên, cứ thấy nhẹ thênh thênh, như những tiếng lí nhí, thì thầm, nhẹ như gió, thoảng qua như một mùi hương vừa chớm.

Thương nhất, ở bài ca dao trên, chính là ở bốn chữ vần bằng sai luật ấy.

Hướng dẫn

Bình giảng bài ca dao “Bây giờ mận mới hỏi đào… Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Từ xưa tới nay, ca dao dân ca luôn đi vào lòng người một cách đằm thăm tha thiết. Chúng ta được nghe ca dao dân ca từ những lời ru ầu ơ của bà, lời hát của mẹ,nó cứ ngọt ngào biết bao. Đặc biệt trong ca dao không chỉ là dùng để nói lên đạo lí ở đời mà còn để cho tình yêu lứa đôi được giãi bày cùng nhau.

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Ca dao dân ca thể hiện tong tình yêu nam nữ,nó giống như một khúc ca ngân vang về những tình cảm diệu dì ấy. Hai câu ca dao đầu tiên là lời của mận giành cho đào, tác giả dân gian đã rất khéo léo khi mượn những hình ảnh của dân gian về hai loại quả để biểu tượng cho tình yêu của đôi trai gái. Mận là đại diện cho chàng trai còn đào là cô gái. Cách hỏi đối đáp đầu tiên vừa giống như một lời trêu ghẹo nhưng thực chất thì đó là một lời mở đầu có ý hỏi thăm tán tỉnh cô gái. Một sự bày tỏ đầy tế nhị không kém phần hài hước của chàng trai xưa kia. Chàng trai muốn hỏi cô rằng cô đã cô người thương chưa, đồn thời để cho bản thân chàng trai ngỏ ý nếu như cưa có người thương thì vào, đó chính là vào cửa trái tim của cô gái.

Bằng lối giao tiếp tự nhiên và hóm hỉnh như thế câu chuyện mận và đào được hiện lên một cách sinh động. Hình ảnh vườn hồng mang một nét đẹp rất diu dàng duyên dáng, đó cũng chính là khu vườn tình yêu của chàng trai và cô gái,vườn hồng còn là sự tràn ngập của yêu thương.

Ở cặp câu đối thứ hai của hồng giành cho chàng trai mận cũng không kém phần gnojt ngào và dịu dàng đó là:

“Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Cô gái cũng không kém phần hóm hỉnh qua vế đối đáp này đối cho chàng trai. Hai chữ “xin thưa” chúng ta nghe mà đã thất thật là lễ phép,cũng kính và trân trọng biết bao nhiêu. Qua những lời lẽ cô gái chúng ta thấy hiện lên đó là một đức tính, nét đẹp dịu dàng của cô nói riêng và những người con gái Việt Nam nói riêng. Không những là dịu dàng mà còn ngoan ngoãn nữa. Đó là nét đẹp truyền thống từ xưa tới nay của người con gái Việt Nam. Đó không phải là những đường cong, những nét đẹp bên ngoài mà đó là cả một tâm hồn thánh thiện trong sáng va nét na của người con gái. Và đến đây cô gái trả lời rõ ràng với chàng trai là vườn hồng có lối nhưng lại chưa có ai vào giống như một lời thông báo, trả lời nhẹ nhàng rõ ràng cho chàng trai biết.

Như vậy qua đó chúng ta thấy được tuy là cô gái rụt rè,bẽn lẽn nhưng vẫn có ý thích chàng trai, tuy thẹn thùng không dám ngỏ lời nhưng đều ngầm hiểu rằng đã thích nhau, chỉ là đang còn bẽn lẽn mà thôi. Có thể nói những hình ảnh đó làm cho cuộc tình của chàng tải và cô gái thêm thắm đượm tình cảm hơn. Chỉ đến đây thôi nhưng người đọc cũng đã ngầm hiểu ra tình cảm của cả hai giành cho nhau và cái kết như thế nào rồi.

Ca dao dân ca của dân gian là như vậy đó, bằng thể thơ lục bát đó thì những tình cảm lứa đôi trai gái hiện lên thật đẹp biết bao nhiêu. Người xưa nói lời yêu thương rất khó cho nên họ mượn những hình ảnh trong ca dao để tán tỉnh,ngỏ lời cùng nhau.

Theo wikisecret.com

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Đọc hiểu và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Bây giờ mận mới hỏi đào :

vườn hồng đã có ai vào hay chưa

mận hỏi thì đào xin thưa

vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

1/ chỉ ra thể loại văn học dân gian và phương thức biểu đạt của văn bản

2/ nêu 2 biện pháp tu từ trong văn bản

3/ nêu nội dung của văn bản

Các câu hỏi tương tự

Đọc văn bản sau và trả lời cau Hôm qua tất nước đầu đình, Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà? Áo anh sứt chỉ dường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chi đã lâu, Mai mượn cô ấy về khẩu cho cùng. Khẩu rồi anh sẽ trả công, Đến lúc lấy chồng, anh sẽ giúp cho. Giúp em một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rượu tăm, Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đổi trắm em deo, Giúp cho quan tám tiền cheo Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau. [Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2005, tr.271] Câu 1[0,5 điểm] Xác định thể thơ của bài ca dao. Câu 2[0,5 điêm] Xác định phương thức biểu dạt chính của văn bản? Câu 3 [0,5 điễm] Theo lời chàng trai trong bài ca dao, hoàn cảnh gia đình của anh như thế nào?. Câu 4 [0,75 diễm] Anh/chị hiểu như thế nào về từ “ cô ấy" được chàng trai nói đến trong câu *“Mai mượn có ấy về khẩu cho cùng "? Câu 5[0,75 điểễm] Những lễ vật mà chàng trai hứa trả công cho người khâu áo giúp anh có nghĩa gì? Câu 6 [1,0 điễm] Anh chị có nhận xét gì vể cách bày tỏ tình cảm của chàng trai trong bài ca dao?

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

1.xác định phương pháp biểu đạt trong văn bản trên.

2.xác định biện pháp tu từ và phân tích giá trị diễn đạt của chúng.

Đề bài: Bình giảng bài ca dao sau: Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. Quê hương đất nước ta không chỉ tự hào với truyền thống tập tục tốt đẹp, không chỉ tự hào về vịnh Hạ Long là di sản văn hóa thế giới hay làn điệu quan họ mượt mà vang rền nền nảy mà chúng ta còn tự hào về những câu ca dao dân ca ngày xưa của ông cha để lại. Những bài ca dao từ xưa đến nay vẫn ...

Đề bài: Bình giảng bài ca dao sau:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
             

Quê hương đất nước ta không chỉ tự hào với truyền thống tập tục tốt đẹp, không chỉ tự hào về vịnh Hạ Long là di sản văn hóa thế giới hay làn điệu quan họ mượt mà vang rền nền nảy mà chúng ta còn tự hào về những câu ca dao dân ca ngày xưa của ông cha để lại. Những bài ca dao từ xưa đến nay vẫn để cho các bà các mẹ hát ru con ngủ mà trong chúng ta mấy ai lại không được nghe mẹ hát ru cơ chứ. Nó ngọt ngào biết bao, nó ý nghĩa biết bao. Đặc biệt ca dao không chỉ dùng để nói lên những đạo lí ở đời mà còn để cho cả tình yêu đôi lứa:

“Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Ca dao dân ca thể hiện tình yêu nam nữ có rất nhiều trong kho tàng văn học, nó giống như một khúc ca tuyệt vời về tình cảm nam nữ vậy. từ thời đó cho đến thời nay chẳng ai dám phủ nhận tình yêu. Nhà thơ Xuân Diệu chẳng có câu “ Đố ai sống mà không yêu, không nhớ, không thương một kẻ nào”. Và bây giờ bài ca dao này cũng thể hiện tình cảm thân thương ấy nhưng nó mang một màu sắc khác với những bài thơ tình hiện đại, đó là sự thẹn thùng không đi vào thẳng vấn đề mà mượn hình ảnh thân quen trong cuộc sống con người để xưng danh, hỏi gián tiếp.

Hai câu ca dao đầu là lời của mận dành cho đào, tác giả dân gian mượn hình ảnh của hai quả này để biểu tượng cho chàng trai và cô gái trong tình yêu. Mận đại diện cho chàng trai nọ, còn đào là cô gái. Cách hỏi ấy chỉ như là hỏi bâng quơ thế nhưng lại mang một hàm ý sâu sa nhất định, đó là sự tỏ tình đầy tế nhị cũn không kém phần hài hước của chàng trai:

“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”

Chàng trai như đang tìm hiểu về cô gái, hỏi như vậy để biết rằng cô đã có nguời thương người nhớ chưa, đồng thời cũng là để ngỏ ý của mình. Bởi lẽ nếu không thích không thương người ta thì tại sao lại hỏi người ta làm gì. Bằng lối giao tiếp như thế câu chuyện mận đào cứ thế mà hiện lên thật sự sinh động đẹp đẽ. Hình ảnh “ vườn hồng” hiện lên mang một nét nghĩa rất đẹp. Vườn hồng ấy hay chính là khu vườn tình yêu của chàng trai cô gái, nó cũng chính là trái tim của người con gái kia. Hỏi như vậy chàng trai muốn biết rằng trong tim cô đã có bóng hình ai chưa. Rõ ràng ở trên ta thấy đào biểu tượng cho cô gái trong cuộc giao tiếp này nhưng câu sau tác giả lại nói là vườn hồng. Ở đây vườn hồng không phải là nét nghĩa là vườn của cây hồng, không phải trái hồng mà đó khu vườn trái tim ngập tràn màu hồng yêu thương. Khi yêu hay trong tình yêu màu hồng được lên ngôi và nó tượng trưng cho tình yêu cũng như vẻ đẹp của người con gái. Trái tim cô gái giống như một khu vườn ngập tràn màu hồng ấy khiến cho chàng trai muốn bước chân vào đó, ngập tràn say đắm trong vẻ đẹp đó.
                   

Nếu như hai câu đầu là lời của mận – chàng trai thì đến hai câu thơ sau là lời của đào – cô gái dịu dàng ngọt ngào kia:

“Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Cô gái cũng hóm hỉnh và duyên dáng không kém trong câu trả lời của mình với chàng trai. Hai chữ “ xin thưa” nghe thật lễ phép và cung kính trân trọng biết bai. Qua những lời lẽ cảu cô gái ta thấy được nét đẹp tính cách của cô, cô không những dịu dàng ngọt ngào mà còn rất ngoan ngoãn nữa. Đó phải chăng là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam?. Một nét đẹp không thể thiếu được của người phụ nữ. Và cũng qua những từ ngữ ấy hiện lên trước mắt ta một hình ảnh đẹp đẽ thánh thiện dễ nhìn và duyên dáng. Đó không phải là những đường cong gợi cảm, không phải khuôn mặt dễ thương xinh xắn tuyệt vời mà đó là một nét mộc mạc không son phấn, nét đẹp tâm hồn người phụ nữ. Cô gái trả lời chàng trai cũng đầy ẩn ý rằng khu vườn tình yêu ấy chưa có ai vào, rằng trái tim cô chưa có một hình bóng nào cả.
              

Như vậy ta thấy rằng cả cô gái cũng như chàng trai rõ ràng là rất thích nhau thế nhưng lại họ vân thẹn thùng không dám nói đành mượn hình ảnh đào mận để nói lên tâm sự trong lòng mình. Có thể nói chính những hình ảnh đã làm cho cuộc tình kia, cuộc giao tiếp kia thêm hấp dẫn hơn. Cuộc giao tiếp chỉ có bốn câu và bỏ ngỏ cái kết như thế nào. Chỉ có mận hỏi thì đào thưa chứ không có câu nào thể hiện tình cảm cả nhưng chỉ cần có thế chúng ta cũng có thể biết được cái kết ấy là như thế nào.
              

Ca dao dân ca là như vậy đó, bằng thể thơ lục bát những tình cảm đôi lứa làng quê hiện ra thật đẹp biết bao. Những chàng trai những cô gái hóa thân thành những trái mận trái đào hỏi khéo nhau về chuyện tình yêu. Người xưa rất hay thẹn thùng chính vì thế nói được một câu yêu thương thì rất khó vì thế họ mượn ca dao để tán tỉnh ngỏ lời với nhau mà không cần bày tỏ một cách phô trương.

Video liên quan

Chủ Đề