5. ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với sự điều hoà thân nhiệt.

Tập thể thao làm tăng tạo nhiệt. Vì thế mà nó làm tăng cao thân nhiệt của cơ thể. Trong mùa hè, thân nhiệt còn bị tăng cao do tiếp nhận thêm nhiệt từ sức nóng mặt trời. Cho nên nếu không biết cách, việc tập thể thao có thể làm tăng cao thân nhiệt đến mức nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong vì đột quỵ do tăng thân nhiệt.

Chuyên gia khuyến cáo mức độ vận động của chúng ta vào mùa hè nên ít hơn đồng thời hạn chế không nên hoạt động nhiều dưới ánh mặt trời.

1. Khung giờ "đèn đỏ" đối với người chơi thể thao

Trong ngày hè nắng nóng, người tập cần lưu ý cường độ và thời điểm tập luyện. Không tập thể thao vào những thời điểm nóng nhất trong ngày, trong đó khung giờ 10h sáng đến 15 giờ chiều là khung giờ nguy hiểm. Nếu có tập, chỉ nên tập trước 9h sáng và sau 16h chiều.

5. ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với sự điều hoà thân nhiệt.
Không nên tập thể thao vào 10h sáng đến 15 giờ chiều bởi đây là khung giờ nguy hiểm.

2. Luyện tập 30 phút là thích hợp nhất

Chúng ta cũng không nên tập với cường độ quá cao. Chỉ nên tập khoảng 20-30 phút rồi nghỉ giải lao. Không nên tập liên tục quá 60 phút để tạo cho cơ thể cơ hội thải bớt nhiệt trước khi tập tiếp. Tập thể thao sẽ làm ra nhiều mồ hôi.

Đối với những người bình thường, mỗi ngày kiên trì tập luyện từ 30-45 phút là được, 30 phút là tốt nhất. Còn những người muốn giảm béo, có thể kéo dài thời gian tập luyện đến khoảng 40 phút.

Ngoài ra, mặc dù giảm béo vào mùa hè sẽ có hiệu quả rõ rệt nhưng nếu chỉ chạy theo hiệu quả giảm béo mà không chú ý kết hợp ăn uống thì sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Bởi trong thời tiết nóng ẩm của mùa hè, bản thân năng lượng cơ thể tự tiêu hao rất lớn, nếu không chú ý sẽ dễ làm cho đường máu trong cơ thể xuống thấp, sức đề kháng yếu hơn.

3. Bổ sung nước trước và sau khi chơi thể thao

Mùa hè đã làm cơ thể nóng và ra nhiều mồ hôi cho nên chúng ta cần điều hoà. Nếu không tổng lượng nước cơ thể đào thải là rất lớn. Tránh nắng nóng gay gắt là điều cần làm để hạn chế lượng mồ hôi bị mất quá lớn. Nếu mất mồ hôi nhiều chúng ta sẽ rơi vào trạng thái rối loạn cân bằng do mất nước và mất muối. Điều này làm cơ thể rất mệt mỏi và có thể bị chuột rút.

Trong những ngày nắng nóng, trước khi vận động 30 phút, nên uống ít nhất hai cốc nước để chống mất nước cho cơ thể. Trong quá trình tập, bất kể khi nào cảm thấy khát, chúng ta có thể uống một ngụm nhỏ. Lượng nước này không gây ra “xóc” bụng mà giúp bổ sung nước kịp thời. Loại nước tốt nhất không phải là loại nước công nghiệp, đắt tiền mà chỉ đơn giản là nước đường muối với công thức tương tự như nước oresol.

Nếu thời gian tập luyện ở ngoài trời quá 30 phút thì cần bổ sung nước muối nhạt hoặc nước muối sinh lý trong quá trình tập.

Lưu ý, bổ sung quá nhiều nước sau khi tập luyện không những không có lợi cho hệ tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa mà còn tăng thêm gánh nặng cho tim. Ngoài ra, uống nhiều nước sau khi vận động sẽ làm cho cơ thể ra càng nhiều mồ hôi, đồng thời lượng muối mất đi càng nhiều, từ đó dễ gây ra chuột rút, co giật.

Ngoài ra, trong thời gian vận động, chúng ta nên chú ý ăn uống. Thông thường trước khi tập luyện, chúng ta nên ăn một chút lương thực hoặc hoa quả để bổ sung nhiệt lượng cho cơ thể. Sau khi vận động xong chúng ra nên ăn nhiều trứng gà, cá, thịt nạc để bổ sung thêm protein.

5. ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với sự điều hoà thân nhiệt.
Bơi lội là môn thể thao thích hợp cho ngày nắng nóng.

4. Ưu tiên các môn thể thao ở trong nhà, dưới nước


Mùa hè, do ảnh hưởng lớn của ánh nắng mặt trời, nhiều môn thể thao không thích hợp tập ngoài trời. Mùa hè tia tử ngoại rất mạnh, chọn tập luyện trong nhà cũng có thể bảo vệ được cho da không bị tổn thương.

Bơi là một môn thể thao luyện tập sức khỏe tốt nhất trong mùa hè. Bơi không những có thể đạt được mục đích luyện tập sức khỏe toàn thân mà còn có tác dụng giảm nhiệt. Ngoài ra, yoga, tập thể hình, luyện tập thể dục bằng các dụng cụ thể thao… đều là các hình thức luyện tập sức khỏe trong nhà rất tốt.

Nếu vào buổi sáng khi mặt trời chưa quá nắng gắt, một số vận động thích hợp như chạy bộ, đi bộ, tennis, đạp xe đạp… đều rất có ích cho cơ thể. Vận động buổi sáng có tác dụng trợ giúp máu tuần hoàn, vận động buổi chiều có tác dụng trợ giúp cho giấc ngủ.

Ngoài ra, nếu vận động ngoài trời, tốt nhất là nên đeo kính đen, mũ chống nắng, bôi kem chống nắng… đồng thời mang theo dầu gió, thuốc để phòng chống cảm nắng, say nắng.

Đặc biệt, chạy dài, bóng đá là môn thể thao không nên tập liên tục và kéo dài trong những ngày nắng gắt.

Cuối cùng, nên tập thể thao vừa sức. Nhất là trẻ em và người già. Đây là những đối tượng dễ bị đột qụy do nóng nhất. Dừng tập khi cảm thấy mệt hoặc khi thấy quá sức. Ngày mùa hè, hai thời điểm có lợi với người tập thể thao là sáng sớm và chiều mát, đặc biệt là tập thể thao lúc sáng sớm ngày hè.


P.L (TH)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Con người là động vật máu nóng, có khả năng duy trì thân nhiệt nhờ vào sự cân bằng quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Khi xảy ra rối loạn cân bằng này, thân nhiệt tăng quá cao sẽ ảnh hưởng các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, rối loạn hoạt động sống và đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng.

Cơ thể con người là một bộ máy không ngừng hoạt động. Dù có cho ngồi nghỉ, nằm yên, các hoạt động sinh lý vẫn liên tục diễn ra, tạo năng lượng cung cấp cho các tế bào và sinh ra nhiệt. Chính vì vậy, sự ổn định thân nhiệt là một trong các chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe, xoay quanh giá trị trung bình là 37 độ C. Sự tăng hay giảm thân nhiệt đều là những vấn đề bất thường cần quan tâm.

Tăng thân nhiệt được định nghĩa là khi nhiệt độ cơ thể đo thấy cao hơn bình thường. Đây là hệ quả của sự mất cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt. Trong đó, quá trình sinh nhiệt tăng mạnh hoặc quá trình thải nhiệt bị hạn chế hoặc phối hợp cả hai.

Tăng thân nhiệt cần phân biệt với sốt. Đây cũng là tình nhiệt độ cơ thể tăng hơn bình thường nhưng không phải là do mất cân bằng sinh thải nhiệt. Thay vào đó, sốt là biểu hiện của hàng loạt phản ứng sinh lý, sinh hoá nhằm chống lại các tác nhân bất thường bên ngoài xâm nhập vào hay ngay cả bất thường bên trong cơ thể.

  • Vận động cơ thể: Khi vận động, các khối cơ bắp tăng cường chuyển hóa tạo năng lượng co cơ kèm theo sinh ra nhiệt.
  • Dinh dưỡng: Một bữa ăn thịnh soạn, giàu chất đạm sẽ khiến sinh nhiệt cao hơn so với chế độ ăn nghèo nàn, chỉ có chất xơ.
  • Thể trạng dư cân - béo phì: Nhu cầu năng lượng ở các đối tượng này cao hơn người bình thường nên nhiệt lượng sinh ra từ các quá trình chuyển hóa cũng cao hơn.
  • Dùng chất kích thích: Người hút thuốc lá, uống rượu, dùng chất gây nghiện... thường có thân nhiệt cao hơn người bình thường.
  • Làm việc tập trung, tâm lý căng thẳng: Tình trạng này yêu cầu huy động nhiều năng lượng cung cấp cho các hoạt động của trí óc nên cũng sinh ra nhiều nhiệt.

  • Mặc nhiều lớp quần áo: Da là cơ quan thải nhiệt chủ yếu của cơ thể. Nếu bị che phủ quá nhiều, mặc kín, đi tất, đội mũ, cơ thể sẽ khó thải nhiệt được. Điều này là rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi được cha mẹ ủ kín quá mức.

5. ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với sự điều hoà thân nhiệt.

Thiếu nước gây giảm thải nhiệt

  • Thiếu nước: Khi nước bay hơi sẽ lấy đi một phần nhiệt lượng. Theo đó, cơ chế bài tiết mồ hôi qua da giúp thải bớt nhiệt trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu không uống đủ nước hay mất nước do bệnh lý (nôn ói, tiêu chảy), bài tiết mồ hôi hạn chế, nhiệt lượng không giải phóng được sẽ làm tăng thân nhiệt.
  • Thời tiết: Nhiệt độ nóng bức, làm việc ngoài trời, không được che chắn hay không gian tù túng, ngột ngạt sẽ khiến cơ thể không chỉ không thể thải nhiệt ra môi trường bên ngoài được mà còn chịu hấp thụ thêm nhiệt.

Tăng thân nhiệt gây ảnh hưởng trực tiếp lên các quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể. Từ đó, hoạt động sống của các hệ cơ quan ít nhiều đều bị rối loạn, tổn thương.

Khi cơ thể bị tăng thân nhiệt, do yêu cầu cần thải nhiệt cấp bách, hệ tuần hoàn với sự tham gia của tim và các mạch máu đều phải làm việc tích cực hơn. Tim tăng nhịp đập, tăng huyết áp trong lòng mạch, hệ mao mạch nông dưới da dãn ra để tăng thải nhiệt.

Trong trường hợp này, sự gắng sức của tim cao độ mà không đảm bảo cung cấp đủ oxi hay tim có những tổn thương trước đó như xơ vữa mạch vành, suy tim sẽ là nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch cấp như suy tim cấp, nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp, trụy tuần hoàn (thường biết đến với tên gọi sốc nhiệt) và tử vong.

Tình trạng nóng nực bên trong thân mình sẽ không tránh khỏi xảy ra những mệt mỏi, căng thẳng đầu óc nhất định. Người bệnh dễ thay đổi tính tình, trở nên cáu gắt, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung vào công việc.

Nếu tăng thân nhiệt kéo dài, nhất là xảy ra ở trẻ nhỏ, người già không tự chủ được bản thân, tri giác sẽ trở nên giảm sút, chậm chạp, lừ đừ, ngủ gà, tiến triển nặng hơn là ngất xỉu, hôn mê, đột tử.

Hoạt động của cơ bắp không còn giữ vững trong môi trường nóng bức hay bị tăng thân nhiệt. Nếu phải liên tục làm việc mà không được nghỉ ngơi, bồi hoàn nước, người bệnh dễ bị kiệt sức do nhiệt.

Biểu hiện ban đầu của say nhiệt là khát nước, yếu cơ, mau mỏi cơ, chuột rút và tiến triển nặng hơn là giảm phối hợp hoạt động, mất thăng bằng, dễ gây té ngã, tai nạn.

5. ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với sự điều hoà thân nhiệt.

Phải làm gì khi bị tăng thân nhiệt?

Khi bản thân cảm nhận thấy có những khó chịu, mệt mỏi trong cơ thể trong khi điều kiện môi trường nóng bức thì việc cần làm ngay là cách ly khỏi môi trường này. Nhanh chóng di chuyển vào trong nhà, mái che hay nơi có bóng râm. Cởi bớt quần áo, lau thân mình bằng khăn vắt ráo nước, chườm mát trên trán, ngực, hai hố nách, hai bên bẹn. Đồng thời, tích cực cho bệnh nhân uống nước. Tuyệt đối không làm hạ thân nhiệt quá nhanh vì dễ gây sốc nhiệt.

Trong tình huống bệnh nhân có tăng thân nhiệt biểu hiện nặng, mạch nhanh, huyết áp thấp hay tụt, thay đổi tri giác, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời, bù dịch qua đường tĩnh mạch, cân bằng điện giải hay có các biện pháp hạ thân nhiệt tích cực hơn.

Tuy nhiên, những biện pháp điều trị tăng thân nhiệt hiệu quả nhất không thể có ý nghĩa bằng các biện pháp dự phòng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt trời trong thời gian dài, nhất là khoảng giữa trưa. Khi có yêu cầu cần ra ngoài trời, nên mặc quần áo bảo hộ, nón mũ, đeo kính chống nắng.

Bên cạnh đó, tăng cường lượng nước uống vào, đảm bảo đạt 2 đến 3 lit, chú ý bổ sung điện giải với dung dịch oresol. Nếu thời tiết nóng ẩm liên tục kéo dài, có thể tắm hoặc lau mát cơ thể nhiều lần với nước sạch, giữ làn da sạch sẽ, tránh bít tắc các lỗ chân lông, trang phục mỏng nhẹ, hút ẩm, thoáng mát giúp tăng cường khả năng thoát nhiệt bằng cách bài tiết mồ hôi.

Bên cạnh đó, cần hạn chế dùng chất kích thích, hút thuốc lá, uống cà phê, nước có cồn, nước ngọt có gas... sẽ giảm bớt sinh ra nhiệt. Cuối cùng là học cách giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái, giảm stress để những ngày nắng nóng trôi qua yên ả hơn.

Tóm lại, cơ thể khó tồn tại nếu không có nhiệt nhưng thân nhiệt tăng quá cao cũng gây tổn hại đến sức khỏe. Hiểu biết những điều này và học cách phòng tránh tăng thân nhiệt là một cách quan trọng bảo vệ sức khỏe, tinh thần cho chính mình và cả nhà, nhất và người già và trẻ nhỏ trong những ngày hè oi ả.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Hướng dẫn đo nhiệt độ đúng cách cho trẻ

XEM THÊM: