Xử lý học sinh vi phạm giao thông

2022-04-05 20:26:13

Cách đây chưa lâu, lực lượng Cảnh sát giao thông [CSGT] Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã ngăn chặn kịp thời nhóm thanh niên 20 thanh niên nam nữ chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách đánh võng trên tỉnh lộ 25, thuộc địa phận thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể, trong quá trình tuần tra đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng Công an xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy phát hiện nhóm 20 đối tượng có độ tuổi từ 15 đến 17 tụ tập và điều khiển xe máy chạy trên tuyến tỉnh lộ 25 thuộc địa phận thôn Cư Chánh 1 [xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế], trong đó có một số đối tượng điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao, nẹt pô và lạng lách đánh võng. Lực lượng công an đã yêu cầu các đối tượng dừng phương tiện để kiểm tra và lập biên bản xử lý vi phạm, tạm giữ 16 phương tiện. Hầu hết những đối tượng vi phạm này đang là học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lực lượng CSGT triển ra quân xử lý "quái xế" trong độ tuổi học sinh, sinh viên vi phạm TTATGT.

Trong năm 2021, chỉ riêng Phòng CSGT đã phát hiện xử lý vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ đối với 10 sinh viên; 12 học sinh vi phạm với các lỗi chủ yếu như: Chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe,… Tuy nhiên, thực tế tình trạng vi phạm TTATGT của học sinh, sinh viên còn lớn hơn nhiều so với con số thống kê được.

Hai năm qua, xét về số liệu thống kê tình trạng học sinh sinh viên vi phạm TTATGT có xu hướng giảm. Nhưng điều này chủ yếu do tình trạng dịch bệnh Covid- 19 kéo dài. Nhiều quãng thời gian áp dụng quy định hạn chế đi lại nên lưu lượng người tham gia giao thông nói chung giảm đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về TTATGT vẫn có nhiều diễn biến phức tạp và nguy cơ gia tăng trong thời gian tới.

Lực lượng Công an làm việc với thanh thiếu niên vi phạm TTATGT.

Để góp phần hạn chế tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm TTATGT, thời gian qua, lực lượng CSGT toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Phòng CSGT nói riêng đã nỗ lực triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT, phối hợp nhà trường, gia đình, chính quyền và các ban ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, giáo dục các em trong độ tuổi thanh thiếu niên; tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm đối với học sinh, sinh viên. Đối với những trường hợp cá biệt vi phạm nhiều lần, vi phạm có tính chất nghiêm trọng như lạng lách, đánh võng, tụ tập điều khiển phương tiện gây mất trật tự công cộng, nẹt pô, có dấu hiệu đua xe máy trái phép,… thì lực lượng CSGT có biện pháp theo dõi, quản lý, giáo dục, răn đe cá biệt.

Riêng Phòng CSGT, trong năm 2021, Phòng CSGT đã phối hợp với Đại học Huế, các Trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học, các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức 28 buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa với gần 2.000 người tham dự. Trong quá trình tổ chức tuyên truyền, Phòng CSGT còn phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn; tuyên truyền các mô hình hay, hiệu quả, góp phần đảm bảo TTATGT liên quan đến trường học, sinh viên, học sinh; Tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về TTATGT và những hệ lụy. Ngoài ra, lực lượng CSGT các cấp còn thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng mạng xã hội như zalo, you tobe, facebook...

Xử lý nghiêm thanh thiếu niên vi phạm TTATGT, gây rối trật tự công cộng.

Thời gian tới, Để nghiêm túc thực hiện qui định về Luật an toàn giao thông đường bộ, cùng với sự vào cuộc của lực lượng Công an, mà trực tiếp là lực lượng CSGT thì chính quyền, các cơ quan, ban ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể, nhà trường và các bậc phụ huynh cần phối hợp tốt và phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác quản lý, giáo dục học sinh sinh viên để hạn chế tình trạng vi phạm TTATGT. Về phía các đơn vị trường học, lực lượng Công an, chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể cần tăng cường hơn nữa quy chế phối hợp trong công tác quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên để có những đề xuất với UBND tỉnh, từ đó có chỉ đạo, điều hành nhằm hạn chế, kéo giảm đến mức tối đa số học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật, bởi đây là công việc không chỉ thuộc một ngành, một cấp nào mà toàn xã hội, cộng đồng phải chung tay góp sức, Trung tá Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng phòng CSGT Công an Thừa Thiên Huế cho hay.

Hà Tâm

Không khó để bắt gặp hình ảnh các nhóm học sinh túm năm tụm bảy đứng trước cổng trường, thậm chí tràn xuống lòng, lề đường đùa giỡn nhau gây mất an toàn giao thông.

Tuy nhiên, các em có thể sẽ không biết:

- Bị phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng nếu đi xe máy, kể cả xe máy điện mà dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường hay tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường [điểm đ khoản 3 Điều 6].

- Bị phạt từ 60.000 đồng - 80.000 đồng nếu đi xe đạp, xe đạp máy mà đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông [điểm a khoản 2 Điều 8].

2 - Chạy xe dàn hàng ngang trên đường

Tình trạng học sinh chạy xe dàn hàng 3, hàng 4 phổ biến không chỉ ở nông thôn mà còn cả thành thị, gây mất trật tự giao thông và ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện khác.

Tương tự với lỗi trên, học sinh có thể:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng - 60.000 đồng nếu đi xe đạp, xe đạp máy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên [điểm g khoản 1 Điều 8].

- Phạt tiền từ 80.000 đồng - 100.000 đồng nếu đi xe máy, xe máy điện dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên [điểm b khoản 2 Điều 6].

Các mức xử phạt học sinh vi phạm giao thông [Ảnh minh họa]

3 - Không đội mũ bảo hiểm

Giữ hình tượng, sợ hỏng tóc,… mà không đội mũ bảo hiểm là những suy nghĩ sai lầm của giới học sinh, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay, chỉ trừ người đi xe đạp, bất cứ ai điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, kể cả xe đạp máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Do vậy, học sinh sẽ bị phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng nếu đi xe máy, xe đạp máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách [điểm d khoản 4 Điều 8].

4 - Vượt đèn đỏ

Hình ảnh học sinh còn khoác trên mình chiếc áo đồng phục vượt đèn đỏ không phải là hình ảnh hiếm thấy. Đây là hành vi thiếu văn hóa, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Học sinh vượt đèn đỏ bị phạt:

- Từ 300.000 đồng - 400.000 đồng nếu đi xe máy, xe máy điện [điểm c khoản 4 Điều 6]. Mức phạt này cũng áp dụng với trường hợp vượt đèn vàng trái quy định.

- Từ 60.000 đồng - 80.000 đồng nếu đi xe đạp, xe đạp máy [điểm h khoản 2 Điều 8].

5 - Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi

Có nhiều lý do để học sinh đi xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, nhưng vì lý do gì thì hành vi này cũng có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân mình và những người xung quanh khi không đủ khả năng và kinh nghiệm xử lý tình huống.

Trong trường hợp này, các em có thể bị phạt:

- Cảnh cáo với học sinh từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện [khoản 1 Điều 21].

- Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng với học sinh từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên [điểm a khoản 4 Điều 21].

6 - Lạng lách, đánh võng

Tình trạng này phổ biến với các học sinh nam thích chứng tỏ tay lái của mình. Đây là hành vi bị xử phạt cao nhất trong các lỗi học sinh thường vi phạm khi tham gia giao thông. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 05 triệu đồng - 07 triệu đồng nếu đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị [điểm b khoản 9 Điều 6].

- Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng nếu đi xe đạp, xe đạp máy lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường [điểm a khoản 4 Điều 8].

Thông thường, các em học sinh rất ít để ý đến các hành vi vi phạm có thể bị xử phạt này, do vậy, hơn ai hết, các bậc phụ huynh nên nắm rõ những quy định này để có thể phối hợp cùng nhà trường nâng cao ý thức chấp hành giao thông cho con em của mình.

*** Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Nghị định 46/2016/NĐ-CP đang còn hiệu lực áp dụng. Hiện nay Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP, áp dụng từ 01/01/2020. 

Xem chi tiết: Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Thùy Linh

         Để đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông trên các tuyến giao thông được an toàn và thuận lợi trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2022. Ngày 26/4/2022, Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Phú Lương đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm giao thông, trong đó có các trường hợp là học sinh đi xe máy phân khối trên 50cc đến trường.


Đội cảnh sát giao thông Công an huyện xử lý các trường hợp học sinh vi phạm giao thông

         Trong đợt kiểm tra này, Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện tập trung chủ yếu ở các lỗi như: không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, không gương, chưa đủ độ tuổi điều khiển, phóng nhanh, vượt ẩu... Tất cả những trường hợp vi phạm trên đều được đội  cảnh sát giao thông Công an huyện xử lý, gửi giấy báo những trường hợp vi phạm về nhà trường, phối hợp với các trường và phụ huynh học sinh giáo dục nâng cao ý thức cho các em trong chấp hành luật giao thông. 

Trong thời gian tới cùng với tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm, Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện tăng cường phối hợp với các trường học triển khai các buổi tuyên truyền ngoại khóa về pháp luật ATGT cho cán bộ, giáo viên và học sinh trên địa bàn. Qua đó, từng bước nhắc nhở, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật ATGT cho học sinh. Các đơn vị trường học trên địa bàn tuyên truyền sâu rộng cho học sinh về ý thức chấp hành pháp luật ATGT; phối hợp với phụ huynh trong việc ký cam kết thực hiện về ATGT cho con, em mình./.

Tin và ảnh: Đức Thuận

Video liên quan

Chủ Đề