William kamkwamba: tôi đã sử dụng gió như thế nào?

Chụp lại hình ảnh,

William Kamkwamba làm thế giới kinh ngạc

Một cuốn sách mới vừa ra mắt kể về câu chuyện thực phi thường của một thiếu niên Malawi chuyển hóa cả ngôi làng bằng cách xây cối xay gió điện từ rác.

Chàng trai William Kamkwamba đã được những nhà hoạt động về thay đổi khí hậu như Al Gore ngưỡng mộ.

Thành tựu phi thường của cậu càng ấn tượng khi ta biết cậu phải bỏ học ở tuổi 14 vì gia đình không đủ tiền cho khoản học phí 80 đôla một năm.

Khi trở lại luống đất nhỏ của cha mẹ ở ngôi làng Masitala miền trung Malawi, tương lai của cậu dường như chẳng sáng lạn gì.

Nhưng đây không phải là câu chuyện thường gặp kể về tiềm năng châu Phi bị nghèo đói kiềm hãm.

Chàng thiếu niên có giấc mơ đem điện và nước tới cho ngôi làng.

Và cậu không muốn chờ đợi các chính khách hay nhóm cứu trợ làm giúp.

Tình hình càng khẩn thiết vào năm 2002 sau một trong những trận hạn hán tồi tệ nhất ở Malawi, giết chết hàng ngàn người và làm gia đình cậu gần chết đói.

Không thể tới trường, cậu tự học bằng cách dùng một thư viện địa phương.

Bị khoa học hấp dẫn, cuộc đời cậu một ngày kia thay đổi khi cậu nhặt được cuốn sách giáo khoa rách và thấy hình một cối xay gió.

Kamkwamba kể cho BBC News: “Tôi rất quan tâm khi thấy cối xay có thể làm ra điện và bơm nước.”

“Tôi nghĩ đây có thể là sự phòng chống nạn đói. Hay là mình tự xây một cái.”

Nhưng dự án độc đáo gặp phải sự lạnh nhạt của cộng đồng khoảng 200 người.

“Nhiều người, kể cả mẹ tôi, tưởng tôi sắp điên. Họ chưa từng thấy cối xay gió.”

Láng giềng lại càng khó hiểu khi thấy thằng bé đi kiếm rác.

“Người ta nghĩ tôi đang hút marijuana. Nên tôi bảo họ rằng tôi chỉ đang tìm kiếm để làm juju [phép thuật]. Họ bảo, à giờ thì hiểu rồi.”

Kamkwamba, năm nay 22 tuổi, đã chế tạo tuabin từ các mảnh rời xe đạp, cánh quạt máy kéo và bộ giảm sóc cũ, làm cánh chong chóng từ ống nhựa, nó được trải phẳng bằng cách hơ trên lửa.

“Leo lên cối xay gió làm tôi mấy lần bị điện giật,” Kamkwamba hồi tưởng về những tháng miệt mài công việc.

Chụp lại hình ảnh,

Al Gore là một trong các lãnh đạo ca ngợi chàng trai Malawi

Sản phẩm hoàn thành – cao 5 mét, phất phơ trước gió – có vẻ không khác mấy một công trình điên rồ.

Nhưng hàng xóm kinh ngạc khi Kamkwamba trèo lên cối xay và gắn bóng đèn xe vào tuabin.

Khi cánh quạt bắt đầu quay, bóng đèn thắp sáng và đám đông reo hò.

Thành tựu 12 watt của cậu bé nhanh chóng đưa điện vào căn nhà bằng gạch bùn của gia đình.

Nhà từ nay dùng bóng đèn, có cả công tắc ngắt mạch điện làm từ móng tay và nam châm lấy của một máy hát cũ.

Chẳng bao lâu sau, người dân đến xếp hàng để có thể xạc điện thoại di động.

Câu chuyện của Kamkwamba trở nên rầm rĩ trên blog khi phóng viên báo Daily Times ở Blantyre viết bài về cậu tháng 11.2006.

Cậu lắp máy bơm chạy bằng năng lượng mặt trời, được người ta hiến tặng, trên một lỗ khoan, bổ sung thêm các thùng chứa nước và thế là lần đầu tiên đem tới nguồn nước cho toàn khu vực quanh làng.

Cậu nâng cấp cối xay lên mức 48 volt, làm chắc thêm bằng bê tông sau khi cái nền gỗ bị mối ăn.

Rồi cậu xây một cối xay mới, được đặt tên là Máy Xanh, trở thành máy bơm nước tưới tắm cho đồng ruộng của nhà.

Khách từ xa đến thăm ngày càng nhiều để chiêm ngưỡng ‘gió điện’ của thần đồng.

Giữa năm 2007, cậu được mời tới hội nghị uy tín Technology Entertainment Design ở Arusha, Tanzania.

Cậu kể lại cảm giác thích thú khi dùng computer lần đầu tiên tại sự kiện.

Chụp lại hình ảnh,

William Kamkwamba và Bryan Mealer [trái] trải qua một năm để viết sách

“Tôi chưa bao giờ thấy internet, thật tuyệt vời. Tôi Google về cối xay gió và tìm thấy biết bao nhiêu thông tin.”

Trên sân khấu, chàng trai kể lại câu chuyện bằng thứ tiếng Anh bập bẹ, khiến các tay tư bản cảm động và tất cả đứng lên vỗ tay.

Báo Wall Street Journal chạy bài về cậu ngay trên trang nhất.

Hiện nay cậu đã nhận được học bổng tại Học viện Lãnh đạo Phi châu uy tín ở Johannesburg, Nam Phi.

Kamkwamba – người đã được đưa tới các hội nghị toàn cậu để kể lại câu chuyện – làm thế giới ngả mũ, nhưng quyết tâm trở về nhà sau khi học xong.

Người anh hùng muốn đem điện tới cho toàn dân Malawi – chỉ có 2% dân số đang được hưởng điều này.

Cựu phóng viên AP Bryan Mealer đã tường thuật về xung đột khắp châu Phi trong năm năm, thì nghe kể về chuyện của Kamkwamba.

Đây là câu chuyện tích cực mà Mealer, từ New York, từ lâu hy vọng được kể.

Tác giả đã trải qua một năm với Kamkwamba để viết cuốn The Boy Who Harnessed the Wind [Chàng trai cưỡi gió], nay được xuất bản tại Mỹ.

Mealer nói Kamkwamba đại diện cho “thế hệ báo” mới của châu Phi, những người trẻ nhiệt tình, khao khát công nghệ, tự kiểm soát số phận của mình.

Mealer, 34 tuổi, kể lại: “Trải qua một năm với William để viết cuốn sách này nhắc tôi nhớ vì sao tôi đã yêu châu Phi.”

“Đó là câu chuyện làm mọi người rung động và nhắc nhở ta về tiềm năng của chính mình.”

  • GIỚI THIỆU PHIM
  • PHIM ĐỀ XUẤT

2


Page 2

Ở tuổi 14, trong cảnh nghèo nàn và thiếu thốn, một chàng trai Malawi [một nước rất nhỏ ở Châu Phi] đã xây dựng nên một "cối xay gió" để cung cấp điện cho cả nhà anh ấy. Bây giờ ở tuổi 22 [năm 2009], William Kamkwamka, người diễn thuyết tại TED, đây là lần thứ 2, kể cho chúng ta câu chuyện về phát minh đã thay đổi cuộc đời của anh.

Video liên quan

Chủ Đề