Vì sao ông Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Thái sư Trần Thủ Độ trang 15 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ?

Bài đọc

Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.

Có lần, Linh Từ Quốc  Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.

Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:

- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.

Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:

-Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.

Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.

Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:

- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.

Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:

- Kẻ nào dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.

Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

- Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.

Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ

- Thái sư: Chức quan đầu triều thời xưa

- Câu đương: Một chức vụ nhỏ ở xã, giữ việc bắt bớ, áp giải người có tội

- Kiệu: Một phương tiện đi lại thời xưa gồm một chiếc ghế ngồi có mái che và đôi đòn khiêng, thường do bốn người khiêng

- Quân hiệu: Chức quan võ nhỏ

- Xã tắc: Đất nước, nhà nước

- Thượng phụ: Từ xưng hô để tỏ ý tôn kính Trần Thủ Độ [Thượng: bề trên, phụ: cha]

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 - Xem ngay

Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.

Có lần, Linh Từ Quốc  Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.

Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:

- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.

Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:

-Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.

Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.

Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:

- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.

Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:

- Kẻ nào dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.

Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

- Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.

Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 5
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2

Người công dân – Tuần 20

Soạn bài: Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ

Nội dung chính

Bài đọc nói về đức hạnh và tấm lòng của Thái sư Trần Thủ Độ đối với vua Trần và đất nước. Ông phân biệt công tư rõ ràng, không chuyên quyền. Ông răn đe kẻ dưới, thưởng phạt công minh, luôn lo lắng cho đất nước.

Câu 1 [trang 16 sgk Tiếng Việt 5]: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

Trả lời:

Người muốn được làm câu đương vốn là “người nhà” của Linh Từ Quốc Mẫu. Anh ta chắc mẩm trong bụng thế nào mọi việc cũng sẽ xong xuôi tốt đẹp. Nào ngờ khi nghe Trần Thủ Độ nói “phải chặt một ngón chân” để phân biệt với những câu đương khác, thì anh ta “kêu van mãi” mới được Thái sư tha cho! Có lẽ vì thế trong dân gian mới có lời vè châm biếm:

Câu đương ăn nhặn gì đâu,

Ngón chân bị chặt thì đau vô cùng!

Qua đó, ta thấy Trần Thủ Độ là vị quan to đầu triều mà rất chí công và cương trực. Có lẽ ông là người đầu tiên ở nước ta kiên quyết chống lại chuyện chạy chức chạy quyền của bọn hám danh trục lợi trong xã hội!

Câu 2 [trang 16 sgk Tiếng Việt 5]: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?

Trả lời:

Người quân hiệu đã vì phép nước mà dám ngăn lại không cho kiệu của Linh Từ Quốc Mẫu – vợ quan Thái sư “đi qua chỗ thềm cấm”. Khi bị bắt, anh ta nghĩ “phải chết”. Sau khi nghe người quân hiệu “kể rõ ngọn ngành”, Trần Thủ Độ không những không bắt tội mà còn lấy vàng lụa thưởng cho anh ta. Câu nói: “Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa!” đã cho thấy vị Thái sư rất chí công, coi trọng phép nước, đặt phép nước lên trên tình riêng.

Câu 3 [trang 16 sgk Tiếng Việt 5]: Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?

Trả lời:

Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ đã tâu với vua: “Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật”. Cách ứng xử ấy của vị Thái sư rất đàng hoàng và trung thực.

Câu 4 [trang 16 sgk Tiếng Việt 5]: Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?

Trả lời:

Đọc bài văn, ta thấy lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ đã thể hiện một nhân cách đẹp: trung thực, cương trực, chí công vô tư. Vì thế, các vua nhà Trần đã cung kính tôn vinh ông là Thượng phụ.

1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác. => Qua đó, ta thấy Trần Thủ Độ là vị quan lớn đầu triều nhưng chí công vô tư và cương trực. Ông là người kiên quyết chống lại chuyện chạy chức chạy quyền của bọn hám danh trục lợi trong xã hội.

2. Ông Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu vì: người ấy ở chức thấp mà biết giữ phép nước.

3. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền thì Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. Cách ứng xử của Trần Thủ Độ rất thằng thắn và trung thực.

4. Qua những hành động và lời nói của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thẳng thắn, trung thực, chí công vô tư, không nể tình riêng mà coi thường phép nước.  Vì vậy, ông được các vua nhà Trần cung kính tôn vinh ông là Thượng phụ.

Vì sao Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu? 

A. vì người quân hiệu biết giữ phép nước

B. vì người quân hiệu dám chống lại quyền lực

C. vì người quân hiệu dám phạt vợ ông

D. vì người quân hiệu thông minh

Các câu hỏi tương tự

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Tìm 1 câu ghép có trong bài và phân tích cấu tạo của câu ghép đó?

Video liên quan

Chủ Đề