Vốn cố đinh là gì

Đối với một doanh nghiệp vốn là một trong những thành phần quan trọng, để kinh doanh hay duy trì một doanh nghiệp nên cần có vốn. Vốn có 2 loại là vốn lưu động và vốn cố định, vậy hai loại vốn này khác nhau như thế nào? Hãy cùng Muaban.net giải đáp thắc mắc này nhé!

Tầm quan trọng của vốn cố định

Mục Lục

  • 1 Vốn cố định được hiểu như thế nào?
    • 1.1 Vốn là gì? 
    • 1.2 Vốn cố định
  • 2 Vai trò của vốn cố định đối với doanh nghiệp 
  • 3 Đặc điểm của vốn cố định
  • 4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
  • 5 Phân biệt rõ vốn lưu động và vốn cố định

Vốn cố định được hiểu như thế nào?

Vốn là gì? 

Vốn được định nghĩa bởi nhiều ý niệm khác nhau nhưng quan điểm được phần lớn được sự đồng tình bởi các nhà kinh tế là theo quan điểm của K.Marx, khi ông K.Marx cho rằng vốn là tư bản, mà tư bản được hiểu là những giá trị về vật chất mang lại thặng dư.

Hay hiểu theo một cách đơn giản, vốn là toàn bộ những vật chất của cải của một doanh nghiệp khi tham gia đầu tư sẽ được để vận hành các hoạt động sản xuất kinh doanh từ trên vật chất có sẵn để tạo thêm doanh thu, vốn có thể là toàn bộ của cải vật chất do con người trong suốt quá trình làm việc đã được tích lũy lại được. Với sự giãn nở của thị trường kinh tế trên toàn thế giới, khái niệm vốn cũng được giãn nở theo chiều gia tăng của thị trường.

Bên cạnh vốn hữu hình còn có cả những loại vốn tồn tại và được công nhận một cách chính thức và được gọi là vốn vô hình và thuộc về mặt ý niệm nhiều hơn như các phát minh, các nhãn hàng thương mại, những kiểu dáng đặc trưng về một sản phẩm của một doanh nghiệp, hay thậm chí những người lao động trong một công ty cũng được các doanh nghiệp, công ty xem đó là một nguồn vốn dồi dào quan trọng 

Nhưng vốn dưới dạng hình thái thì chủ yếu được tồn tại dưới hình thái tiền. Đây là hình thái căn nguyên và cũng là hình thái vô cùng quan trọng của một chu trình kinh doanh. Sau khi tồn tại và luân chuyển theo vòng chu chuyển T-H-T, tức là vốn ban đầu là tiền sẽ vận động thành hàng hóa và ở cuối chu trình tiền lại trở về và thành hình thái cuối cùng của vốn.

Vốn thể hiện sự phát triển của một quốc gia bởi trong các nguồn lực của một nền kinh tế gồm có nguồn lực con người, thị trường tiềm năng, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, vốn. Thì vốn là nguồn lực không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, và để vận hành được các nguồn lực khác thì cần phải có vốn. Tất cả nguồn lực đều vận hành xung quanh vốn. Vốn là toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp sử dụng cho việc kinh doanh. 

Vốn là toàn bộ những vật chất của cải

Vốn cố định

Để hoạt động của doanh nghiệp được triển khai, doanh nghiệp cần một số tiền ứng trước để dùng cho mua sắm các trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, lắp đặt những tài sản cố định cho công ty sẽ được chia thành nhiều phần trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh đến khi tài sản không còn thời hạn để sử dụng. Như vậy ta có thể hiểu vốn cố định là loại hình vốn được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị của tài sản cố định tài sản dài hạn khác hiện được công ty, doanh nghiệp đưa vào hoạt động ở một thời điểm nhất định.

Vai trò của vốn cố định đối với doanh nghiệp 

Mọi vận hành và sự thành bại của doanh nghiệp đều liên quan mật thiết với vai trò của vốn. Vốn chính là mắt xích quan trọng nhất để một công ty tồn tại. Vốn cố định cũng có vai trò quan trọng như những loại hình vốn khác, được biểu hiện qua các vai trò sau.

  • Là yếu tố đảm bảo để quá trình sản xuất có thể hoạt động một cách liên tục. Đây là yếu tố then chốt nhất đặc biệt với các doanh nghiệp có thế mạnh là sản xuất bởi đây là hoạt động chính của doanh nghiệp dựa trên loại hình này và vốn cố định luôn luôn gắn liền với doanh nghiệp sản xuất một cách mật thiết và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
  • Góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng của một sản phẩm khi sản xuất ra thị trường, và đầu ra của sản xuất phải đảm bảo giá thành của sản phẩm có thể duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp.
  • Quy mô lớn nhỏ và tầm hoạt động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng bởi vốn cố định  do vốn cố định đáp ứng được nguồn cung cấp ra cho thị trường bên ngoài.
  • Giảm thiểu các rủi ro, những tổn thất, những biến động của thị trường bên ngoài, và có thể giải quyết được khủng hoảng tài chính.
  • Nguồn vốn cố định mạnh cũng tạo ra được thế chủ động cho doanh nghiệp trên thị trường.
Vốn cố định có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?

>>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm kinh doanh bất động sản thành công trong mọi thời đại

Đặc điểm của vốn cố định

Vốn cố định được biểu hiện bằng dòng tiền của những tài sản cố định nên đặc điểm của vốn cố định cũng phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản cố định:

  • Vốn cố định của doanh nghiệp có thể tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh, giá trị của vốn sẽ được chuyển vào từng thành phần riêng lẽ của giá trị sản phẩm khi hoàn thành, giá trị dịch chuyển dần sẽ được tương ứng tùy vào mức độ tiêu hao của tài sản cố định và doanh thu tiêu thụ sẽ được bù đắp bởi doanh thu của sản phẩm, tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp dưới hình thức lập vốn khấu.
  • Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm lũy kế, phần vốn ban đầu sẽ bắt đầu giảm xuống đến khi tài sản cố định đã khấu hao xong, giá trị của vốn cố định sẽ chuyển hết vào giá trị sản phẩm được sản xuất thì vốn mới hoàn thành xong một vòng luân chuyển.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để có được những đánh giá chính xác về hiệu quả của việc phân chia và sử dụng nguồn vốn cố định, thì đã có những tiêu chí để có thể đánh giá một cách tổng quan nhất. Những tiêu chí đó gồm có:

  • Hiệu suất sử dụng của vốn cố định là tiêu chí đầu tiên để đánh giá vốn cố định. Công thức để tính được hiệu suất là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra được nhiều nhiều đồng doanh thu từ một đồng ban đầu hay doanh thu thuần trong chu kỳ đó.
  • Tiếp theo là dựa vào tỷ suất lợi nhuận vốn cố định sẽ phản ánh một đồng vốn cố định sẽ có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sinh ra bao gồm cả thuế. Công thức để xác định được tỷ suất được tính bằng công thức Tỷ suất lợi nhuận= [Lợi nhuận trước thuế : vốn cố định] x 100%.
  • Hàm lượng phản ánh việc để tạo ra được một đồng doanh thu hay doanh thu thuần thì cần được sinh ra từ bao nhiêu từ đồng vốn cố định. Công thức để tính hành lượng = [vốn cố định/doanh thu].
  • Hệ số trang bị tài sản cố định doanh nghiệp đang sử dụng với công thức: [giá ban đầu tài sản cố định/số lượng công nhân đang sản xuất trực tiếp tại doanh nghiệp].
  •  Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thông qua tỷ suất đầu tư của tài sản cố định sẽ  phản ánh được mức độ đầu tư vào các tài sản cố định trong tổng số giá trị của tài sản tại doanh nghiệp đang sở hữu và sẽ được  tính theo công thức = [giá trị còn lại của tài sản cố định/tổng số tài sản] x 100%.
  • Một chỉ tiêu cuối cùng nữa để đánh giá được độ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp chính là dựa vào kết cấu tài sản cố định của các doanh nghiệp, thông qua đó sẽ phản ánh được quan hệ tỷ lệ giữa các giá trị của từng nhóm và các loại tài sản cố định trong tổng số giá trị của chúng ở thời điểm đưa ra đánh giá. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể xây dựng được cơ cấu tài sản cố định một cách phù hợp nhất.
Vốn cố định được biểu hiện bằng dòng tiền của những tài sản cố định

>>> Tham khảo thêm: Vốn Điều Lệ Là Gì?

Phân biệt rõ vốn lưu động và vốn cố định

Tiêu chí Vốn lưu động Vốn cố định
Khái niệm 

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản trong thời gian ngắn hạn nên sự vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của loại tài sản ngắn hạn.

Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản nằm ở mức cố định. Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn và có được thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của một doanh nghiệp.

Đặc trưng 

– Vốn lưu động có sự lưu chuyển nhanh

– Vốn lưu động dịch chuyển chỉ một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

– Vốn lưu động sau khi hoàn thành một vòng tuần hoàn thì sẽ qua một quá trình sản xuất kinh doanh.

– Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ được diễn ra khép kín từ loại hình thái này sang loại hình thái khác rồi quay lại hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn so với ban đầu. 

+ Điểm khác biệt lớn nhất là: vốn cố định dần chuyển giá trị của nó vào trong những sản phẩm thông qua mức khấu hao ban đầu, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất kinh doanh.

– Vốn cố định luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

– Khi tham gia vào quá trình sản xuất khinh doanh của một doanh nghiệp, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm từng  phần. Một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định trong qua trình sản xuất sẽ được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra, qua đó doanh thu  sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được đem ra thị trường. Sau khấu hao sẽ còn tồn tại phần còn lại của tài sản cố định.

Biểu hiện Tài sản lưu động Tài sản cố định
Thể hiện trong báo cáo tài chính  Các chỉ tiêu về tài sản lưu động như tiền sản xuất  và các khoản tương đương với giá trị của tiền, số dư nợ phải thu hay còn thiếu.…..

Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định sau khi sản xuất. 

Phân loại 

Phân loại của vốn sẽ được chia theo hình thức biểu hiện:

+ Đồng tiền và số vốn trong thanh toán.

+ Vốn để đầu tư vào vật tư hàng hóa.

+ Vốn đã được chi thu trở về trước.

Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình kinh doanh và sản xuất:

+ Vốn lưu động còn nằm trong các khâu dự trữ của quá trình sản xuất.

+ Vốn lưu động trong sản xuất và kinh doanh.

+ Sau cùng là nguồn vốn lưu động khi sản phẩm được lưu thông.

Phân loại vốn cố định theo hình thức biểu hiện:

+ Tổng tài sản cố định hữu hình.

+ Tổng tài sản cố định vô hình.

Phân loại vốn cố định theo hình thức sử dụng: 

+ Tài sản cố định doanh nghiệp đang dùng trong thời gian sử dụng.

+ Tài sản cố định doanh nghiệp dùng để dự trữ chưa đưa vào sử dụng.

+ Tài sản cố định doanh nghiệp chưa dùng đến hoặc tài sản doanh nghiệp đang chờ để thanh lý.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vốn cố định và phân biệt được giữa vốn cố định và vốn lưu động trong kinh doanh. Mong rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn trong cuộc sống hằng ngày và kinh doanh. Và cũng đừng quên rằng còn rất nhiều thông tin bổ ích, chính xác và cập nhật liên tục tại website của Muaban.net.

>>> Xem thêm:

  • Môi giới nhà đất và 5 bước không nên bỏ qua
  • Lãi ròng là gì? Tổng hợp kiến thức về lãi ròng

Chủ Đề