Vì sao phố hàng bạc mang tên hàng bạc

Ở bất kỳ đồ vàng bạc trạm khắc hoặc đồ nữ trang nào người ta đều dễ nhận thấy hai đặc điểm nổi bật: tạo dáng nghệ thuật và tạo văn [nét chìm, nổi] tinh xảo, sinh động.


Các công đoạn chế tác trang sức của nghệ nhân phố Hàng Bạc.

Hàng Bạc được coi là khu phố đắt nhất trong 36 phố phường ở Hà Nội. Trước kia, phố Hàng Bạc có 3 nghề khác nhau gồm nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền.

Ba nghề này xuất thân từ ba làng nghề làm đồ vàng bạc nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam: làng Châu Khê [tỉnh Hưng Yên], làng Ðồng Xâm [tỉnh Thái Bình] và làng Định Công.

Vào thế kỷ 15, quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín – vốn người làng Châu Khê [ Hưng Yên] được triều đình nhà Lê giao cho việc lập xưởng đúc bạc nén tại kinh thành Thăng Long [tức Hà Nội ngày nay] bởi lúc bấy giờ bạc nén, vàng thỏi được dùng làm đơn vị tiền tệ để trao đổi. Ông đã đưa thợ ở Châu Khê tới kinh thành lập xưởng đúc bạc. Sau một thời gian, cùng với nghề đúc bạc, thợ Châu Khê làm cả trang trí vàng bạc.

Ðến đầu thế kỷ 19, dưới triều Nguyễn, xưởng đúc bạc nén được chuyển vào Huế [miền Trung]. Phần lớn thợ Châu Khê vẫn ở tại Thăng Long làm nghề kim hoàn, họ lập thành phường thợ tại phố Hàng Bạc ngày nay. Lúc này ở phố Hàng Bạc còn có thợ vàng bạc ở hai làng nghề Ðịnh Công và Ðồng Xâm tới lập nghiệp. Từ đây phố Hàng Bạc ra đời và là nơi chuyên chế tác các đồ trang sức, cung cấp vàng bạc tại đất kinh kỳ.

Song song với việc sản xuất, buôn bán người ta còn đổi bạc nén lấy bạc vụn. Vì vậy, vào thời Pháp thuộc, phố này còn có tên tiếng Pháp là Rue de changeurs [phố Ðổi Bạc].

Với đồ nghề thủ công, người thợ kim hoàn ở phố Hàng Bạc đã làm ra nhiều sản phẩm vàng bạc tinh xảo, nhất là đồ trang sức. Trong thuật ngữ chuyên môn, người ta phân biệt các sản phẩm này thành hai loại là đồ trơn [không chạm khắc] như nhẫn, khuyên tai cho phụ nữ, vòng xuyến cho phụ nữ hoặc trẻ em và đồ trạm [có chạm, khắc].

Người thợ kim hoàn ở Hàng Bạc thường chạm khắc trên các đồ vàng bạc theo các mẫu trang trí nhất định. Tứ linh [long, ly – còn gọi là lân, quy, phượng] là loại mẫu phổ biến nhất. Riêng hình tượng long [con rồng] đã được bàn tay khéo léo của nghệ nhân thể hiện với nhiều chủ đề khác nhau và các mẫu trang trí khác nhau như Bát vật [tám con vật], Bát bảo [tám vật quý], Bát quả [tám loại trái cây]… cũng được chạm khắc tinh xảo trên đĩa, mâm bằng vàng, bạc.

Trên các đồ vàng, bạc, người ta còn thấy người thợ kim hoàn chạm trổ hình ảnh con người, hoặc hình ảnh các loại cây mà theo quan niệm phương đông thì đó là tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của người quân tử: trúc, mai, lan, cúc,… Nói chung ở bất kỳ đồ vàng bạc trạm khắc hoặc đồ nữ trang nào người ta đều dễ nhận thấy hai đặc điểm nổi bật: tạo dáng nghệ thuật và tạo văn [nét chìm, nổi] tinh xảo, sinh động.


Du khách quốc tế thích thú khi đến với phố Hàng Bạc, bởi nơi đây có rất nhiều mặt hàng kim hoàn tinh xảo. 

Cả phố Hàng Bạc ngày nay chỉ dài khoảng 0,5km, nhưng có đến hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ làm nghề chế tác kim hoàn và bán đồ mỹ nghệ vàng bạc. Phần nhiều những cửa hàng thời nay đã trang bị máy móc công nghệ mới từ nước ngoài, song bên cạnh đó vẫn có những gia đình còn giữ nghề chế tác đồ mỹ nghệ thủ công làm bằng tay có từ xa xưa.

Không chỉ giữ gìn được nghề quý của các bậc tiền nhân để lại, những cư dân ở phố Hàng Bạc ngày nay còn duy trì được nếp sống, nếp sinh hoạt truyền thống đặc trưng của cư dân khu phố cổ. Nhiều gia đình giỏi làm ăn, trở nên giàu có, nhưng vẫn sống khiêm nhường, coi trọng chữ tín, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong quan hệ làm ăn, buôn bán./.

Nhắc tới Hà Nội, người ta nhớ đến ngay khu phố cổ và những con phố được bắt đầu bằng các chữ "Hàng". Chính điều này càng làm nên nét đặc trưng cho phố phường Hà Nội. Thế tại sao có rất nhiều từ "mĩ miều" hơn, sang trọng hơn lại không được lựa chọn. Mà lại chọn từ "Hàng", nghe có vẻ hơi bình dị, dân dã. Hãy cùng Sóng Việt vén bức màn bí ẩn về lý do vì sao 36 phố phường ở Hà Nội đều bắt đầu bằng chữ "Hàng" nhé.

Cứ theo thực trạng hiện nay, Hà Nội có 53 phố và ngõ bắt đầu bằng chữ Hàng, nếu xếp theo a, b, c thì là Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bè, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Bột [ngõ], Hàng Buồm, Hàng Bún, Hàng Chai, Hàng Cháo, Hàng Chỉ [ngõ], Hàng Chiếu, Hàng Chĩnh, Hàng Chuối, Hàng Cỏ [ngõ], Hàng Cót, Hàng Da, Hàng Dầu, Hàng Đào, Hàng Đậu, Hàng Điếu, Hàng Đồng, Hàng Đường, Hàng Gà, Hàng Gai, Hàng Giày, Hàng Giấy, Hàng Hành, Hàng Hòm, Hàng Hương, Hàng Khay, Hàng Khoai, Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Mành, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Ngang, Hàng Nón, Hàng Phèn, Hàng Quạt, Hàng Rươi, Hàng Than, Hàng Thiếc, Hàng Thùng, Hàng Thịt [ngõ], Hàng Tre, Hàng Trống, Hàng Vải, Hàng Vôi.

Nhưng trong thực tế lịch sử thì còn nhiều phố Hàng nữa có điều đã bị thay thế dần cùng thời gian. Quay ngược về quá khứ, khi nhà Lý rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long thì Hà Nội chưa có phố. Nó mới chỉ là các làng. Mà từ làng lên phố là sự biến đổi diễn ra rất nhanh, trong lần đô thị hóa thứ nhất.

Đến lúc Hà Nội trở thành kinh đô thì nơi đây tập trung rất nhiều trí thức quan lại. Có thể nói đây là những tầng lớp biết hưởng thụ, rất thích hưởng thụ, vì họ là tầng lớp trên và có tiền. Lúc đầu người dân từ khắp nơi mang hàng đến Thăng Long để bán và cuối ngày họ sẽ trở về. Thế nhưng còn có những người mang hàng đến Thăng Long bán nhưng nếu chưa bán xong. Họ sẽ dựng các lều quán để hôm sau bán tiếp, bán hết hàng mới trở về. Và cũng có những người họ trụ lại ở Thăng Long để bán. Như vậy, dần dần những người đến nơi đây buôn bán họ tụ tập lại với nhau gồm những người cùng làng, cùng họ, cùng buôn bán chung một mặt hàng. Dần dần những nơi như vậy trở thành một điểm mà rất nhiều người cùng bán một loại hàng và trở thành phố.

Tên gọi của các phố này bắt nguồn từ việc trước đây họ bán gì thì họ lấy luôn tên gọi để đặt cho nơi đó. Từ đó xuất hiện hàng loạt các tên phố bắt đầu bằng tên “Hàng”. 

Bây giờ hầu hết các phố Hà Nội mang tên hàng như Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Lược ... vẫn còn nhưng không sản xuất những mặt hàng như tên gọi của nó nữa. Như phố Hàng Hòm không sản xuất Hòm nữa. Phố hàng Khoai không bán khoai nữa, thay vào đó phố Hàng Khoai lại bán bát đĩa, phố Hàng Đường nổi danh với Ô mai, phố Hàng Gà thì in thiệp cưới. Bên cạnh đó, vẫn còn những phố bán những mặt hàng như tên gọi của nó như thời xa xưa, phố thuốc Bắc, hàng Thiếc vẫn bán thiếc, hàng chiếu hiện nay vẫn nổi tiếng về bán chiếu... nhưng số tên phố mà vẫn bán mặt hàng như xưa còn rất ít.

Hiện nay, những khu phố trên không chỉ vẫn lưu giữ những dấu tích xa xưa, mang đậm dấu ấn văn hóa xưa cũ của mảnh đất kinh kì mà còn trở thành địa điểm ưa thích của khách du lịch trong và ngoài nước. Cho dù, sự hiện đại đang giết dần, giết mòn những di tích đã cấu thành nên Hà Nội tuy nhiên khi nhắc đến Hà Nội chắc rằng không ai có thể quên được 36 phố phường của vùng đất kinh kì. 

Nguồn: Internet

Hình ảnh: Internet

Biên tập viên: Di Di 

Một góc phố Hàng Bạc Phố cổ Hà Nội nổi tiếng với những ngôi nhà chồng diêm, nhà hình ống, những mái ngói cong, lô xô mềm mại tạo ra nét duyên dáng riêng làm cho Hà Nội có nét đẹp riêng không hề giống với các thành phố khác trên thế giới. Phố Hàng Bạc là một trong những con phố cổ ở Hà Nội - một di sản của Hà Nội mà chúng ta cần gìn giữ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Sử học thì trong các sách chính sử đều không thấy chép niên đại cụ thể sự ra đời của phố Hàng Bạc, nhưng căn cứ theo nội dung của tấm bia đặt tại đình Dũng Hãn [42 Hàng Bạc] có thể xác định được phố Hàng Bạc ra đời vào thời Lê hoặc có thể sớm hơn một chút. Vào thời Lê, phố Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các, huyện Thọ Xương. thời Nguyễn, phố Hàng Bạc thuộc thôn Dũng Thọ, tổng Hữu Túc sau đổi thành tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức. Ngày nay phố Hàng Bạc dài 280m, đi từ phố Hàng Mắm đến ngã tư tiếp giáp với Hàng Đào [trước kia là phố chuyên nghề nhuộm chuội và bán tơ lụa], Hàng Ngang [nơi sinh sống và buôn bán của các Hoa kiều gốc Quảng Đông] và phố Hàng Bồ [nơi tập trung buôn bán các thứ bồ đan bằng tre, nứa], thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Dưới thời Pháp, phố có tên là Rue des Changeurs tức là Phố của những người đổi tiền. Tại phố Hàng Bạc, ngoài những người dân gốc, vốn đã từng sinh sống từ trước còn có cư dân của ba làng khác di cư đến. Đó là dân của các làng Châu Khê [Hưng Yên], Định Công Thượng [Thanh Trì, Hà Nội] và làng Đồng Sâm nổi tiếng với nghề chạm bạc, người Định Công chuyên về đồ đậu, còn người Châu Khê lại làm nghề đúc bạc đổi tiền.

Để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho vua quan, Nho sỹ và để xây dựng nhà cửa, cung điện, những thương nhân, thợ thủ công... từ các địa phương đến kinh thành ngày một nhiều. Phương thức di dân phổ biến là cả một tập thể thôn xóm theo những người họ hàng thuộc các vị tổ nghề cùng nhau lên kinh đô, rồi lại cùng nhau sống quây quần tại một địa điểm, một phường nhất định. Hình thức di cư này tạo nên các phường chuyên nghề và chuyên mặt hàng của đất Kinh kỳ Thăng Long 36 phố phường. Mỗi phường sản xuất và bày bán một loại hàng cố định. Đây chính là nét độc đáo của khu phố cổ Hà Nội.

Những người dân sống ở khu phố cổ Hà Nội vẫn luôn có sự liên hệ với các làng quê gốc của mình. Họ vẫn có nhà và ruộng đất ở quê, và họ vẫn trở về quê vào các dịp lễ Tết vừa để hưởng quyền lợi, vừa thực thi nghĩa vụ với làng. Họ luôn gắn bó với nhau hướng về làng quê gốc trong việc xây dựng đền thờ vọng thành hoàng làng mình. Như vậy, những người dân sống ở khu phố cổ Hà Nội tồn tại trong nhiều mối quan hệ, vừa là thành viên của thôn, phường sở tại, vừa là thành viên của làng quê gốc. Khi lên phố Hàng Bạc sinh sống, những người dân làng Châu Khê đã dựng 2 ngôi đình. Đó là đình Trương Thị ở số nhà 50 và đình Kim Ngân ở số nhà 42. Đến cuối thế kỷ XIX, khi dân làng Châu Khê lên lập nghiệp ngày càng đông, 2 ngôi đình không đủ chỗ cho dân làng hội họp và tế lễ họ đã mua Nội Miếu ở thôn Hài Tượng [nay ở số 30 phố Hàng Giầy] để làm đền thờ vọng về quê, gọi là Châu Khê vọng sợ. Hàng năm cứ đến ngày 19 tháng Giêng, những người dân Châu Khê phố Hàng Bạc lại trở về làng Châu Khê, xã Thúc kháng, huyện Bình giang, tỉnh Hải dương để dự hội quê mình. Dân làng Định Công thì lập đền thờ 3 ông tổ nghề Kim Hoàn là Trần Điền, Trần Điện và Trần Hoà ở đầu phố Hàng Bồ. Cứ vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm, dân làng Định Công lại mở hội, tưởng nhứ công lao ba người thầy của nghề kim hoàn. Những người dân làng Đông Sâm do lên sinh sống ở phố Hàng Bạc ít nên họ chưa có điều kiện lập đình, miếu ở đây. Như tên gọi của nó, phố Hàng Bạc là nơi sinh sống của những người làm nghề đổi vàng bạc. Quang cảnh cung của phố trước đây là: “Những người ngồi xếp bằng tròn sau quầy hàng của mình, trước mặt là đống tiền và một chiếc tráp nhỏ sơn son, dùng làm hòm đựng tiền của họ”. Đổi bạc là một trong nghề quan trọng ở Kẻ Chợ. Phố Hàng Bạc còn nổi tiếng với kiến trúc đặc sắc là nhà hình ống và nhà chồng diêm. Nhà hình ống với bề dài, bề rộng có hạn, cha ông ta đã sáng tạo nên không gian ở, thờ phụng, nghỉ ngơi, sản xuất và buôn bán hết sức hợp lý và khoa học, vẫn có cả khoảng không để đưa thiên nhiên vào trong nhà. Nhà chồng diêm là loại nhà hai tầng không hoàn toàn với gác xép có cửa giả hoặc cửa cỡ nhỏ, hoặc cửa tròn mở ra phố. Loại nhà này ngoài mái ngói nghiêng xuống mặt phố còn có mái tranh vẩy thêm ra hè. Kiến trúc trang trí đơn giản, hai đầu hồi xây vài ba bậc giật cấp, có đường chỉ hay đường triện đơn giản. Bờ nóc mái hơi cong lên ở hai đầu và gờ trang trí. Kết thúc ở hai đầu góc mái là các đầu xây gạch trang trí bằng gờ chỉ… Ngoài nhà ở, giá trị kiến trúc của phố Hàng Bạc còn thể hiện ở các di tích lịch sử như đình, đền còn lại cho đến ngày nay. Đó là các đình Dũng Hãn, Dũng Thọ, Kim Ngân và Trương Thị. Văn bia Trùng tu đền thần giáp Dũng Hãn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, cho biết đình Dũng Hãn được xây dựng gần cuối thế kỷ XVIII, trùng tu vào năm Thành Thái thứ 3 [1891]. Đình có quy mô rộng rãi, chính giữa là nơi thờ Linh Lang đại vương, bên ngoài có miếu thờ thần nữ. Đền Dũng Thọ nằm ở góc giữa phố Hàng Bạc và Mã Mây, Cửa ngôi đền rộng khoảng 2,5m, cao 2m, xây theo lối chồng diêm 8 mái, cong ở hai bên. Trên đầu mái có đắp nổi hai đầu thuỷ quái Macara chầu vào giữa. mái lợp bằng ngói ống. Trên cổng có đắp 3 chữ Hán “Dũng Thọ từ”.

Đình Trương Thị và Kim Ngân cùng thờ một vị thần là Hoàng đế Hiền Viên – ông tổ bách nghệ trong huyền thoại Trung Quốc. Hai đình này đều được xây dựng vào thế kỷ XIX.

                 Phố Hàng Bạc ngày nay. Ảnh: Internet

Theo bản đồ Hà Nội thời Nguyễn, Hàng bạc nằm trên 1 trong 2 trục phố chính chạy thẳng từ Cửa Đông ra đến bờ sông Hồng. Thế kỷ XVII- XVIII, đường phố ở đây khá rộng, khoảng “10 hoặc 12 con ngựa có thể đi hàng ngang”. Phố chạy thẳng, “một nửa đường là đất để chuyên dành cho lối đi của súc vật và chở hàng hoá, nửa kia được lát gạch dùng làm lề đường cho khách bộ hành”. Cùng với Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Buồm, Lãn Ông, Hàng Bạc được xếp vào những phố to đẹp trong khu phố cổ Hà Nội, nơi có nhiều nhà ngói, nhiều cửa hiệu to rộng, đường phố sạch sẽ và được lát đá. Đến thế kỷ XIX, Thăng Long không còn giữ vai trò kinh đô của cả nước, nên tình hình đường xã cũng bị thu hẹp do không được quan tâm, sang sửa.

Là một trong những con phố cổ lâu đời nhất của Hà Nội với những công trình kiến trúc đặc sắc và nét văn hoá đặc trưng như vậy nhưng hiện nay, phố Hàng Bạc cũng đang là một trong những di sản bị xuống cấp trầm trọng, các công trình kiến trúc cổ bị lấn chiếm, người dân cũng đang cho xây dựng nhà cửa bừa bãi không theo quy hoạch, nên chất “cổ” của con phố đang mất dần. Đây là điều đáng báo động đối với các di sản của Thăng Long – Hà Nội. Vì nếu để mất đi khu phố cổ thì dù Hồ Gươm có đẹp đến đâu, Hà Nội có được phát triển khang trang hiện đại đến đâu cũng sẽ mất đi sự hấp dẫn riêng có của nó và giống như bao thành phố khác trên thế giới.

Phần Mềm Vàng sưu tầm & tổng hợp 

Video liên quan

Chủ Đề