Vì sao phải biếu quà cho cơ quan nhà nước

  • Hồng Hạnh
  • Gửi cho BBC từ Hà Nội

Luật bất thành văn, những ngày lễ lớn, nhất là những ngày Tết, hệ thống quản lý, sở ban ngành, doanh nghiệp thuộc nhà nước trong cả nước rầm rộ chuyện quà cáp.

Cấp dưới quà cáp cấp trên để coi như lại quả thu hoạch ngoài lương trong năm nhờ sự quan tâm hay mong đợi sự quan tâm của cấp trên.

Cấp trên thì quà cáp là việc làm bổn phận với cấp trên nữa để hoàn thành nghĩa vụ “biết điều” và giữ ghế cho năm tiếp theo.

Các ban, các công ty quản lý thuộc Bộ, thuộc tỉnh trong cả nước những ngày này chạy ngựơc chạy xuôi, bay ra bay vào để hoàn thành nhiệm vụ quà cáp từ trung ương đến địa phương, với mục đích được cấp trên chia sẻ miếng bánh, chỉ định thầu các dự án mà mình sẽ làm đại diện chủ đầu tư, để năm tới họ sẽ được nhiều mâm ngồi mát ăn bát vàng.

Các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng tất bật chuyện quà Tết, không ngoài mục đích củng cố chức vị, tăng quan hệ, mong năm tới sẽ được “tiền hô hậu ủng” để có công việc từ các ban quản lý, từ các chủ thể được ủy quyền quản lý vốn nhà nước cho kế hoạch đầu tư của trung ương và địa phương.

Các đơn vị sự nghiệp thì cũng phải nhờ quà cáp thể hiện lòng trung thành, biết điều cấp trên với các nguồn thu “ngoài sự nghiệp” và mong tăng nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp cho năm tới.

Tất cả hệ thống từ trên xuống dưới, ở mọi lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, hành pháp… cũng cùng nhộn nhịp quà Tết với mục đích, ý nghĩa tương tự.

Nguồn hình ảnh, Hoang Dinh Nam AFP

Vấn đề đáng nói hơn là không ai lấy tiền lương cả đời của mình để đủ quà cáp những hàng hóa hoặc bì thư có giá trị tương xứng với tầm quyền hạn, sự sành điệu của cấp trên.

Xét cho cùng đa số giá trị quà cáp đó chính là những đồng tiền tham nhũng, những đồng tiền rút ruột từ nhà nước được hợp thức hóa chứng từ, chi phí mà ra.

Phần nhỏ còn lại giá trị quà cáp có thể “chưa từ nguồn nhà nước” cũng là sự đầu tư chiều dài, chiều sâu, đầu tư mua chức vụ, quyền hạn rồi hoàn vốn, lấy lãi cũng bằng từ nguồn tiền của nhà nước mà thôi.

Thậm chí các doanh nghiệp nhà nước đã thua lỗ lũy tiến trong kinh doanh những năm trước, vẫn vô tư chấp nhận lỗ thêm tí nữa bằng giá trị quà Tết để tồn tại cho sự nghiệp lỗ tiếp theo những năm sau.

Thực tế ở Việt nam không chỉ riêng quà Tết, quan chức càng nhiều quyền chỉ cần trường hợp người nhà bị ốm đau nằm bệnh viện một lần cũng đủ có lượng quà cáp giá trị bằng người có thu nhập bình thường phải lao động vất vả cả đời.

Việc lễ tang trong gia đình quan chức nhà nước đa số kéo dài thời gian thăm viếng hơn người bình thường cũng là việc bình thường liên quan đến quà viếng.

Chuyện tổ chức cưới xin trong gia đình quan chức cũng là sự nỗ lực cho những ai phụ thuộc. Giá trị quà cáp cũng lớn hơn rất nhiếu lần đến nhiều đơn vị trăm lần đối với gia đình người dân thường ở Việt Nam.

Sự nhộn nhịp kẻ tặng người nhận ở mọi thời điểm, mọi trường hợp trong cả nước là chuyện thường ngày, quan chức được nhận quà tất nhiên sẽ không ai hỏi nguồn gốc giá trị quà cáp từ đâu để trả lại trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng, theo điều 12, mục 3 - Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Những chỉ thị, quy chế, quy định của chính phủ về quà cáp, về kê khai tài sản, về ma chay, cưới hỏi... đối với quan chức Việt Nam cũng chỉ là khẩu hiệu, nếu có hiệu quả, chăng cũng chỉ lấy lòng vài người dân xứ Việt mà thôi!

Quan chức Việt nam thật là sướng. Nước hàng ngày vẫn chảy về chỗ trũng là vậy.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả hiện ở Hà Nội. BBC Tiếng Việt mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả về các chủ đề xã hội, văn hóa.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}

  • Câu hỏi:

    Tôi hiện đang là công chức, công tác tại một phòng A. Do anh em làm việc cùng nhau khá thân thiết, tôi cũng rất nể phục sếp của mình nên dịp Tết này, tôi muốn tặng quà cho sếp cũng như các đồng nghiệp khác trong cùng phòng. Tuy nhiên, theo quy định thì không được tặng quà lãnh đạo, công chức cũng không được nhận quà Tết.

    Vậy tôi hỏi, liệu có cách nào biếu quà cho sếp mà không phạm luật không? Nếu phạm luật thì mức xử phạt sẽ thế nào ạ? Tôi cảm ơn.

    Trả lời:


    Trường hợp nào biếu quà sếp mà không phạm luật?

    Tết Nguyên đán năm 2022 này, theo Chỉ thị 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, công chức bị nghiêm cấp biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức.

    Đây cũng là quy định nêu tại khoản 2 Điều 22 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Cụ thể:

    - Đối tượng áp dụng: Cán bộ, công chức, viên chức có chức vụ, quyền hạn.

    - Nội dung: Không được nhận quà của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình dù gián tiếp [thông qua người thân, người khác...] hay trực tiếp tự bản thân nhận quà.

    Bởi theo khoản 2 Điều 10 Quy định 205-QĐ/TW năm 2019, việc lợi dụng dịp lễ, Tết để tặng quà cho người có chức vụ, quyền hạn để nhận được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí nào đó hoặc quyền lợi... đều là biểu hiện của hành vi chạy chức, chạy quyền.

    Đây cũng là biểu hiện của hành vi tham nhũng theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng. Không chỉ vậy, theo Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015, một người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hối lộ khi có những đặc điểm sau đây:

    - Mục đích: Để người có chức vụ, quyền hạn làm/không làm vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

    - Hành vi: Trực tiếp hoặc qua trung gian đưa/sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác/tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào gồm tiền, tài sản từ 02 triệu đồng trở lên, lợi ích phi vật chất...

    Có thể thấy, theo quy định hiện hành, công chức chỉ bị cấm nhận quà từ người có liên quan đến công việc của mình hoặc do mình quản lý [nhận quà từ cấp dưới] hoặc khi nhận quà nhằm thực hiện được bất kỳ lợi ích hoặc yêu cầu nào đó.

    Đồng nghĩa, nếu không vi phạm một trong những quy định nêu trên thì công chức có thể được nhận quà Tết mà không bị xem là tham nhũng và không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ.

    Ví dụ: Ông A là công chức và là bạn bè thân thiết với ông B. Ông B không làm trong lĩnh vực quản lý của ông A cũng không phải là nhân sự do ông A quản lý. Dịp Tết 2022, vì tình cảm thân thiết, ông B tặng quà cho ông A mà không phải do được bất kỳ người nào nhờ vả hay có bất kỳ mục đích vụ lợi gì thì ông A hoàn toàn được nhận quà Tết từ ông B mà không bị xem là tham nhũng hay phạm Tội nhận hối lộ.

    Như vậy, với câu hỏi của bạn, LuatVietnam xin trả lời như sau: Do bạn là cấp dưới trực tiếp của sếp bạn nên căn cứ các quy định nêu trên, bạn sẽ không được tặng quà cho sếp cũng như sếp bạn sẽ không được nhận bất kỳ quà tặng nào từ bạn dưới bất kỳ hình thức nào.


    Biếu quà sếp dịp Tết bị xử lý thế nào?

    Khi biếu quà sếp dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị coi là vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng. Do đó, người biếu quà có thể bị kỷ luật, nếu nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Xử lý kỷ luật

    Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nếu lợi dụng Tết để tặng quà cho sếp nhằm vụ lợi, tuỳ vào mức độ, hành vi vi phạm mà công chức sẽbij xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

    Hành vi tham nhũng

    Mức kỷ luật

    Căn cứ

    Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng

    Khiển trách

    khoản 4 Điều 8

    Đã bị kỷ luật bằng khiển trách nhưng còn tái phạm

    Cảnh cáo

    khoản 1 Điều 9

    - Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc

    - Vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng

    Hạ bậc lương

    Điều 10

    -Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc

    - Vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng

    Giáng chức [chỉ áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý]

    Điều 11

    - Công chức đã bị kỷ luật giáng chức hoặc

    - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ

    Cách chức [Áp dụng với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý]

    Điều 12

    - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo đã bị cách chức mà còn tái phạm hoặc

    - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo đã bị hạ bậc lương mà còn tái phạm hoặc

    - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

    Buộc thôi việc

    Điều 13

    Chịu trách nhiệm hình sự

    Khi biếu quà sếp, ngoài bị kỷ luật, nếu nghiêm trọng hơn, công chức còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hối lộ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể:

    STT

    Hành vi

    Mức phạt

    1

    Trực tiếp/qua trung gian đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 - 100 triệu đồng, lợi ích phi vật chất để người có chức vụ, quyền hạn làm/không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

    - Phạt tiền 20 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm

    2

    - Có tổ chức

    - Dùng thủ đoạn xảo quyệt

    - Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

    - Phạm tội 02 lần trở lên

    - Giá trị của hối lộ từ 100 - dưới 500 triệu đồng

    02 - 07 năm

    3

    Giá trị của hối lộ từ 500 triệu đồng - 01 tỷ đồng

    07 - 12 năm

    4

    Giá trị của hối lộ từ 01 tỷ đồng trở lên

    12 - 20 năm

    Như vậy, chỉ khi tặng quà cho người không liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc không phải người quản lý của mình hoặc tặng quà không nhằm thực hiện bất kỳ lợi ích hay yêu cầu nào thì sẽ không vi phạm quy định cấm tặng quà lãnh đạo dưới mọi hình thức.

    Tuy nhiên, việc chứng minh việc tặng quà không vì mục đích gì hoặc không vì yêu cầu nào trên thực tế rất khó thực hiện.

    Trên đây là phân tích về việc Tết 2022 biếu quà sếp thế nào để không phạm luật? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

    >> Công chức cần biết: Trả lại quà thế nào để không tham nhũng?

    Video liên quan

    Chủ Đề