Vitamin cho người chuẩn bị mang thai

08/09/2021

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương

Phòng Công tác xã hội

Sức khỏe và thể trạng của người mẹ trước khi mang thai có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do vậy có một số vấn đề cần được xem xét và chuẩn bị trước khi mang thai. Bạn nên thực hiện các bước sau để tăng cơ hội có được một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Điều chỉnh tốt cân nặng, lối sống và chế độ ăn
  • Bổ sung vitamin
  • Ổn định các bệnh lý mạn tính
  • Khám phụ khoa và tiêm vắc-xin trước mang thai
  • Ngưng sử dụng thuốc lá [kể cả hút thuốc lá thụ động và thuốc lá điện tử], rượu bia và chất kích thích.

Áp dụng chế độ ăn lành mạnh và bổ sung viên vitamin:

   Để có một sức khỏe tốt, bạn cần một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng, đầy đủ các vitamin và khoáng chất. Bạn nên ăn đa dạng các loại rau xanh, củ quả, ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt. Hạn chế ăn muối, đường và các loại thức ăn nhanh.

Hình minh họa - nguồn internet

Bên cạnh chế độ ăn cân bằng các chất, bạn cần bổ sung thêm một số vitamin, khoáng chất đặc biệt là acid folic và i-ốt. Nên uống từ trước khi mang thai khoảng 3 tháng và tiếp tục sau khi mang thai. Ít nhất 1 tráng trước mang thai và 12 tuần đầu thai kỳ bạn nên uống viên vitamin chứa ít nhất 400 microgram acid folic mỗi ngày. Với thai phụ có tiền căn mang thai con bị dị tật khiếm khuyết ống thần kinh, mỗi ngày nên uống 4 miligram acid folic – gấp 10 lần liều thông thường – trong ít nhất 3 tháng trước mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ để có tác dụng dự phòng dị tật khiếm khuyết ống thần kinh cho thai nhi. Hãy thảo luận với bác sĩ để định lượng acid folic cần sử dụng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân.

   Bổ sung sắt cũng rất quan trọng trước mang thai, có ích cho quá trình tạo máu, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng tăng lên trong thai kỳ. Phụ nữ trước mang thai cần bổ sung khoảng 27 mg sắt nguyên tố mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung bằng viên vitamin hoặc trong thức ăn giàu chất sắt như các loại đậu, ngũ cốc, thịt bò, tôm. Bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp tăng khả năng hấp thu chất sắt như bông cải, nước cam, bưởi, dâu tây...

   Bổ sung 150 microgram i-ốt mỗi ngày cũng được khuyến cáo trước mang thai, trong thai kỳ và trong giai đoạn cho con bú. Đây là một chất quan trong cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Duy trì cân nặng chuẩn:

   Bạn nên đạt được cân nặng chuẩn trước khi mang thai [BMI bình thường trong khoảng từ 18,5-23]. Thừa cân, béo phì trước khi mang thai có liên quan với một số biến chứng nặng cho thai kỳ và trẻ sơ sinh như: tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non, đái tháo đường thai kỳ, thai to, chấn thương khi sinh, mổ lấy thai, thai lưu, dị tật bẩm sinh đặc biệt là các khiếm khuyết ống thần kinh. Nếu bạn quá gầy cũng có thể đưa đến nguy cơ thai nhi có cân nặng thấp và sinh non.

Tập thể dục đều đặn:

   Bạn được khuyến cáo tập thể dụng với cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần. Tập thể dục vừa phải giúp cải thiện khả năng sinh sản, đặc biệt với những người thừa cân hoặc béo phì. Bạn nên cố gắng đưa cân nặng của mình về bình thường bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục.

Ngưng các chất không tốt cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích:

   Sử dụng các chất này có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho thai kỳ bao gồm: dị tật bẩm sinh, thai chẩm tăng trưởng, sinh non hoặc thai lưu. Ngưng sử dụng trước khi mang thai giúp làm giảm các nguy cơ này.

Đảm bảo một môi trường sống an toàn:

   Bạn cần lưu ý nếu môi trường sống hoặc nơi làm việc có những loại hóa chất như chì, thủy ngân hoặc thuốc trừ sâu. Tiếp xúc với các hóa chất này có nguy cơ gây hại cho thai nhi. Tạm ngưng làm các công việc có nguy cơ khiến bạn phơi nhiễm với hóa chất hoặc tia xạ.

Khám trước mang thai:

   Khám trước khi mang thai là bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Trong quá trình thăm khám, bạn sẽ được kiểm tra về các vấn đề bao gồm: tiền căn thai kỳ trước đây, tiền căn bệnh lý của bản thân và gia đình, kiểm tra phụ khoa, lịch sử tiêm vắc-xin, các loại thuốc đang sử dụng, lối sống và chế độ ăn. Một số bệnh mạn tính như: trầm cảm, đái tháo đường, tăng huyết áp, động kinh, rối loạn ăn uống… có khả năng bị nặng hơn trong thai kỳ và gây tác động xấu đến sức khỏe mẹ và thai. Điều trị ổn định các bệnh lý này trước khi mang thai giúp bạn tăng khả năng có một thai kỳ khỏe mạnh.

Hình minh họa - nguồn internet

   Nên thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng để đảm bảo rằng chúng không có tác dụng xấu cho thai nhi. Một số lại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi được khuyến cáo ngưng sử dụng từ trước khi mang thai. Bên cạnh đó bạn cũng được tầm soát các bệnh lây nhiễm như bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, viêm gan siêu vi B… Lịch sử tiêm ngừa cũng được ghi nhận. Các loại vắc-xin nên được hoàn thành trước khi mang thai bao gồm vắc-xin ngừa Rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B.

Gia đình:

   Hãy đảm bảo rằng bố của con bạn cũng có sức khỏe tốt nhất trước khi thụ thai. Những tình trạng như béo phì, hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng thuốc, chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới và kết cục của thai kỳ. Một lối sống lành mạnh cùng với chế độ ăn và luyện tập đều đặn sẽ giúp nam giới có một sức khỏe sinh sản tốt.

   Các thành viên trong gia đình cũng cần hỗ trợ cho người mẹ để họ có được trạng thái tốt nhất về tinh thần cũng như sức khỏe thể chất trước khi mang thai.

Tham khảo:

//ranzcog.edu.au/womens-health/patient-information-resources/planning-for-pregnancy

//www.acog.org/womens-health/faqs/good-health-before-pregnancy-prepregnancy-care

Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là việc làm quan trọng, tạo tiền đề giúp mẹ sinh ra những em bé khỏe mạnh, thông minh. Bên cạnh chế độ ăn đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, phụ nữ cần bổ sung nhiều loại vitamin tổng hợp trước khi mang thai

Trước khi mang thai nên uống vitamin gì?

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cách tốt nhất để phụ nữ tiền mang thai bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ. Tuy nhiên, do nhu cầu vi chất cao trong giai đoạn mang thai nên các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phụ nữ cần bổ sung thêm một số vitamin tổng hợp cho người chuẩn bị mang thai. 

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome [khu vực miền Bắc] cho biết, có hai dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ, đó là sắt và axit folic. Sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo hồng cầu, giúp mang oxy đến nuôi dưỡng bào thai. Trong khi đó, axit folic giúp cấu tạo nên ống thần kinhbộ phận phát triển thành não và tủy sống của bé sau này. Ống thần kinh phát triển ngay trong tháng đầu tiên của thai kỳ, trước cả khi người mẹ biết mình đang mang thai. Do đó, phụ nữ nên uống bổ sung vitamin trước khi có kế hoạch mang thai tối thiểu 3 tháng. 

Theo khuyến cáo của Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế [FIGO] năm 2015, trước khi mang thai phụ nữ cần bổ sung các vi chất sau: acid folic, sắt, canxi, vitamin D, kẽm, acid béo Omega-3, vitamin E…

Acid folic, hay còn gọi là vitamin B9, thuộc vitamin nhóm B, tham gia vào quá trình tạo mới tế bào. Ở người trưởng thành, nhu cầu axit folic trung bình khoảng 3mcg/kg trọng lượng cơ thể, tương đương 180 – 200mcg/ngày. Khi mang thai, nhu cầu axit folic tăng lên với 400mcg/ngày để đáp ứng sự thay đổi của cơ thể: Sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung, cần cho tổng hợp nhân tế bào Acid Deoxyribo Nucleic [ADN], Acid Ribo Nucleic [ARN] và protein; hình thành nhau thai; số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng; tăng trưởng của bào thai; và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai. 

Việc cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa tình trạng: 

  • Thiếu máu 
  • Nguy cơ sảy thai cao
  • Sinh non, sinh con nhẹ cân
  • Có mối quan hệ giữa việc thiếu acid folic với khuyết tật của ống thần kinh thai nhi [nứt đốt sống và thoát vị não]. Sự không hoàn thiện của ống thần kinh [ống thần kinh đóng không kín] xảy ra vào ngày thứ 28 sau thụ thai. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo phải bổ sung acid folic trước khi mang thai thì mới có hiệu quả dự phòng khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Những nghiên cứu lớn trên thế giới ở Anh, Hungari, Trung Quốc… chứng minh rằng nồng độ đủ cao của acid folic trong máu người mẹ rất cần thiết cho việc đóng ống thần kinh bình thường. Những bà mẹ có nồng độ acid folic trong máu thấp có nhiều nguy cơ sinh con bị nứt đốt sống.

Bên cạnh việc bổ sung acid folic dạng viên uống, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B9 trong bữa ăn hàng ngày như: các loại đậu, gan động vật [bò, gà, lợn], rau có lá màu xanh thẫm, súp lơ xanh… 

> Xem thêm: Kế hoạch chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ trước khi mang thai

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, khi mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng đến 50%. Và sắt là thành phần chính để tạo hemoglobin – một thành phần quan trọng của hồng cầu, giúp mang oxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt có mặt ở hầu hết trong các loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm động vật. Nhưng với chế độ ăn không hợp lý hay cách chế biến không khoa học gây thất thoát lượng sắt hoặc cơ thể hấp thu không đầy đủ khiến người mẹ bị thiếu sắt trong thời kỳ mang thai. Do đó, việc bổ sung sắt trước khi mang thai có vai trò quan trọng, giúp dự phòng tình trạng thiếu sắt khi mang thai nhằm có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến cáo, phụ nữ trước và khi mang thai nên bổ sung 60mg sắt/ngày, uống kéo dài tới  một tháng sau sinh. 

Tuy nhiên, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai lưu ý, việc uống viên sắt cần kết hợp với chế độ ăn giàu chất xơ và vitamin C để tăng hấp thu sắt và tránh trà hay cà phê vì sẽ làm giảm hấp thu sắt.

Vì canxi là thành phần chính hình thành xương, răng, tim, các cơ, hệ thần kinh,… của thai nhi nên sự thiếu hụt canxi, dù là rất nhỏ trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Vì thế, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, phụ nữ cần bổ sung canxi trước khi có ý định mang thai ít nhất 3 tháng với nhu cầu khuyến nghị 800mg/ngày. Để tăng cường canxi trong khẩu phần, phụ nữ chuẩn bị mang thai cần uống thêm 300ml sữa/ngày hoặc các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomat…

Phụ nữ tiền mang thai cần bổ sung đủ 800mg canxi/ngày

Vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho từ thực phẩm. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin D, lượng canxi chỉ được hấp thu khoảng 20% dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp lâu liền. Vì thế, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung vitamin D với liều 10mcg/ngày kết hợp với sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như phomát, cá, trứng, sữa, sò, nấm, ngũ cốc… 

Omega-3 là axit béo không no rất cần thiết cho cơ thể. Có 3 loại axit béo omega-3 phổ biến nhất là Eicosapentaenoic axit [EPA], Docosahexaenoic [DHA] và Alpha lipoic acid [ALA]. Trong đó, DHA và EPA giúp kích thích não bộ phát triển, tăng cường khả năng nhận thức ở trẻ, giảm nguy cơ sinh non và trầm cảm ở thai phụ. Vì thế, phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai có thể bổ sung thêm omega-3 từ cá hồi, cá thu, cá trích, sữa, hạt óc chó… kết hợp vitamin tổng hợp chứa omega-3.

Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, kẽm là chất khoáng vi lượng đặc biệt quan trọng với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Kẽm không chỉ thúc đẩy tăng chất lượng trứng mà còn giúp duy trì mức dịch nang trong ống dẫn trứng tạo môi trường thuận lợi cho trứng và tinh trùng gặp nhau tăng khả năng thụ thai. Thiếu kẽm có thể là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, sảy thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết lưu… Vì thế, phụ nữ trước khi mang thai cần bổ sung kẽm theo nhu cầu khuyến nghị là 8mg/ngày từ thực phẩm như thịt, cá, hải sản… 

Uống vitamin E trước khi mang thai giúp làm dày niêm mạc tử cung, tăng cơ hội thụ thai. Bên cạnh đó, vitamin E còn góp phần bảo vệ túi ối, giúp màng túi ối dày hơn, ngăn ngừa được khả năng vỡ túi ối, bảo vệ và che chở thai nhi trong tử cung.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, nhu cầu vitamin E khuyến nghị cho phụ nữ chuẩn bị mang thai là 15mg/ngày. Tuy nhiên, nếu lạm dụng vitamin E liều cao có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa [buồn nôn, đầy hơi, đi lỏng, viêm ruột hoại tử] cùng nhiều triệu chứng khác. 

Bổ sung vitamin E từ thực phẩm giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ

Bổ sung vitamin trước khi mang thai mang đến cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những em bé phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, với sự hỗ trợ của các phương tiện máy móc hiện đại, các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ có cơ sở khoa học để xác định chính xác phụ nữ cần bổ sung vi chất gì với liều lượng phù hợp trước, trong và sau thai kỳ. Bên cạnh đó, các kỹ sư tiết chế dinh dưỡng sẽ xây dựng thực đơn cá nhân hóa theo ngày, tuần, tháng dựa trên tình trạng dinh dưỡng, sở thích và thói quen ăn uống của người mẹ, đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể để sẵn sàng cho việc mang thai và có một thai kỳ trọn vẹn.

Video liên quan

Chủ Đề