Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 52 Tập làm văn - Luyện tập miêu tả cây cối

Giải bài tập trang 52 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 - Tuần 23

Tập làm văn lớp 4: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời câu hỏi SGK Tiếng Việt Lớp 4 tập hai trang 52, 53 để chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Tuần 23. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối - Tuần 23

Đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam [sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 32]

Cây gạo

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Theo Vũ Tú Nam

Câu 2

Tìm các đoạn trong bài văn trên.

Trả lời:

Bài Cây gạo có ba đoạn:

  • Đoạn 1: từ đầu đến "nom thật đẹp".
  • Đoạn 2: từ "Hết mùa hoa" đến "thăm quê mẹ".
  • Đoạn 3: từ "Ngày tháng đi" đến hết.

Câu 3

Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn.

Trả lời:

Nội dung chính của mỗi đoạn:

  • Đoạn 1: Tác giả miêu tả hiện tượng cây gạo trổ hoa.
  • Đoạn 2: Tác giả tả cây gạo sau mùa hoa.
  • Đoạn 3: Tác giả tả cây gạo vào mùa kết trái và khi trái chín những mảnh vỏ tách ra cho các múi nở đều, trắng lóa.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 53

Câu 1

Xác định các đoạn văn và nội dung chính mỗi đoạn trong bài văn dưới đây:

Cây trám đen

Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xòe tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.

Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt.

Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.

Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Ca quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.

Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang

Trả lời:

Bài văn này, nếu chia theo cách ngắt đoạn và xuống hàng thì có 4 đoạn. Nếu chia theo nội dung thì có 3 đoạn.

Ở đây ta chia đoạn theo nội dung:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến "dài chừng một gang".
  • Đoạn 2: Từ "Trám đen có hai loại" cho đến "mà không chạm hạt".
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Nội dung chính của mỗi đoạn

  • Đoạn 1: Giới thiệu cây trám đen về vị trí, hình dáng cây và đặc điểm lá.
  • Đoạn 2: Tập trung nói về quả trám đen và các cách sử dụng quả.
  • Đoạn 3: Cảm xúc của tác giả khi nhớ về các cây trám đen ở quê hương.

Câu 2

Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loại cây mà em biết.

Trả lời:

Ở ngay đầu làng em có hai cây bàng cổ thụ. Cả hai cây đều có gốc to nổi lên những u lớn xù xì. Thân bàng vươn cao. Cây nào cũng có 3 tán lá. Tán ở dưới cùng là tán lá to nhất, về mùa thu, bàng bắt đầu rụng lá và đến cuối đông thì chỉ còn trơ trụi những cành. Nhưng vào đầu xuân những mầm non đã nhú ra và chỉ vài chục ngày sau lá đã phấp phới trên cành. Càng vào mùa hạ, cái nắng càng gay gắt thì lá bàng càng xanh tốt. Những tán bàng lớn lợp kín lá xanh xòe rộng ra tỏa bóng mát xuống cả một khu đất rộng, ở dưới bóng mát của tán bàng, trẻ con thường tới chơi đùa, đánh đáo, nhảy dây. Những người lớn đi làm đồng về hoặc đi chợ về thường ghé chân vào ngồi nghỉ dưới gốc bàng, đón nhận ngọn gió mát thổi từ cánh đồng vào cho mau khô đi những giọt mồ hôi trên trán. Cây bàng không cho quả ngon như cây xoài, cây vải nhưng lại quý ở chỗ tán lá trở thành cái ô xanh đem lại cho con người những giây phút nghỉ ngơi mát mẻ, dễ chịu. Bởi thế mà mọi người đều quý hai cây bàng lớn đó, có lẽ nó sẽ còn đứng mãi ở đầu làng như hai người bạn thân thiết của dân làng.

>> Tham khảo: Đoạn văn nói về lợi ích của một loại cây mà em biết

Cập nhật: 25/02/2022

Với bài giải Tập làm văn Tuần 26 trang 49, 50 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

1] Có thể dùng các câu sau để kết bài không ? Vì sao ?

a] Rồi đây đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. [Đề bài : Tả cây bàng ở sân trường em.]

b] Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. [Đề bài : Tả cây phượng ở sân trường em.]

Trả lời:

a] Rồi đây đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em. [Đề bài : Tả cây bàng ở sân trường em.]

- Có thể dùng, vì trong đoạn kết này, người viết đã nói lên được tình cảm của mình đối với cây.

b] Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. [Đề bài : Tả cây phượng ở sân trường em.]

- Có thể dùng, vì kết bài đã nói lên được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.

2] Quan sát một cây mà em yêu thích, trả lời các câu hỏi sau :

a] Cây đó là cây gì ?

b] Cây đó có ích lợi gì ?

c] Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào ? Em có cảm nghĩ gì về cây ?

Trả lời:

a] Cây bàng.

b] Tỏa bóng mát rượi.

c] Em rất thích cây bàng, ngày nào em cũng cùng với bạn mình ngồi được dưới tán bàng bóng mát, ôn bài. Em nghĩ rằng có lẽ mãi cho đến sau này, khi đã lớn khôn em cũng không thể quên được nó.

3] Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn :

Trả lời:

Rồi một ngày kia, em sẽ lớn lên và rời xa mái trường tiểu học thân yêu. Lúc đó, nhất định em không thể nào quên được cây bàng già nua này. Bởi nó như một người bạn thân thiết cho em bóng mát, cho em những sắc lá đỏ rực vào ngày đông, xanh non vào đầu xuân. Những sắc lá ấy như một chiếc đồng hồ đong đếm nhịp thời gian. Và cả những trái bàng nho nhỏ xinh xinh kia nữa. Có lẽ, mãi mãi em không thể nào quên được.

4] Em hãy viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây :

a] Cây tre ở làng quê.

b] Cây tràm ở quê em.

c] Cây đa cổ thụ ở đầu làng.

Trả lời:

   Ba tôi vẫn bảo rằng dù đã xa làng quê, xa lũy tre làng nhưng hình ảnh lũy tre cao vút xanh tươi và nhất là những tiếng gió thổi vi vút qua lặng tre mãi không phai nhòa trong tâm tưởng người. Đó phải chăng là một hình ảnh không gì có thể thay thế trong kí ức về quê mẹ thân yêu !

Câu 1: Trang 45 sbt Tiếng Việt 4 tập 2

Tả một cây có bóng mát [hoặc cây ăn quả, cây hoa] mà em yêu thích.

Trả lời.

Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.

Cây đào là loài cây thân gỗ, họ hoa hồng, có hoa và quả. Thân cây cao khoảng từ 1 đến 3 mét, dáng cây uốn lượn khéo léo từ bàn tay chăm sóc, chiết ghép của những người trồng cây. Thân cây đào được phủ một lớp vỏ xù xì màu nâu, nhìn khỏe khoắn và tràn đầy sức sống. Từ thân cây được tủa ra rất nhiều những cành cây nhỏ như những cánh tay khẳng khiu, trên mỗi cành cây là lá đào mọc thành chùm, tầm ba đến bốn lá. Lá đào nhỏ, thon dài, màu xanh non mơn mởn đung đưa trước gió. Mỗi bông hoa đào có 5 cánh hoa màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa xếp thành một vòng kín, che chở chơ những nhụy hoa màu vàng tươi phía trong. Những nụ đào ẩn mình trong cái rét chờ nắng ấm xuân về là đua nhau bung nở. Sau thời gian kết quả thì cây đào cho ra những quả tròn, bao bọc một lớp lông tơ mịn, quả đào có vị ngọt, thơm và rất giòn.

 Từ bao lâu nay, hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi màu xuân về. Khi bắt gặp những cây đào được chuyên chở về khoe sắc trên phố phường, lòng ta lại rạo rực, nôn nao chào đón một năm mới về. Hoa đào có một vẻ đẹp hiền dịu đến lạ, nó không lộng lẫy, kiêu sa như hoa hồng, kiều diễm, rực rỡ như cẩm tú cầu hay vàng chói như hoa mai. Mỗi khi xuân đến, mỗi nhà đều sắm cho ngôi nhà mình một cây đào chơi tết. Những cành đào không chỉ giúp không gian ngày tết ấm cúng, vui tươi mà còn làm bừng sáng cho cả ngôi nhà. Hoa đào tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, gieo vào lòng nguwoif một niềm tin về một năm mới tốt đẹp, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, nhiều niềm vui, may mắn. Vì thế mà ngày nay, khi có sự du nhập của rất nhiều loài hoa ngoại đẹp hơn nhưng cây đào vẫn giữ được vị trí của mình. 

Em rất thích cây đào bởi lẽ  hình ảnh cây đào đã điểm tô cho mùa xuân biết bao tươi đẹp. Những nụ hoa e ấp, mùi thơm dịu dàng của hoa đào cứ nhẹ nhàng đi vào lòng người tạo một cảm giác dễ chịu đến vô cùng. Vì vậy, chúng ta cần nâng niu, trân trọng, giữu gìn những cây đào để nó được phát triển, khoe sắc trong vườn hoa mà thiên nhiên đã ưu ái cho quê hương Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề