Việt nam đã giúp đỡ châu phi như thế nào năm 2024

VOV.VN-Việt Nam quyết định dành một phần nguồn lực, dù còn khiêm tốn, song thể thiện tinh thần “tương thân tương ái”, để chia sẻ khó khăn với các nước châu Phi.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 30/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã chủ trì buổi lễ trao tượng trưng số hàng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam gồm khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang y tế và sinh phẩm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 do chính Việt Nam sản xuất với tổng giá trị 250.000 USD cho Chính phủ và nhân dân các nước châu Phi gồm: Algeria, Angola, Mozambique, Nigeria và Nam Phi.

Việt nam đã giúp đỡ châu phi như thế nào năm 2024
Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng chủ trì buổi lễ trao tượng trưng số hàng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ và nhân dân các nước Algeria, Angola, Mozambique, Nigeria và Nam Phi.

Tham dự buổi lễ có Đại sứ 5 nước châu Phi và đại diện Ban Đối ngoại Trung ương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các Bộ: Công thương, Y tế, Giao thông vận tải và một số đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhấn mạnh Đại dịch Covid-19 đã và đang lan rộng với những diễn biến phức tạp, khó lường, gây ra cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế, xã hội trên quy mô toàn cầu, tác động đến tất cả các nước, trong đó có Việt Nam cũng như các nước châu Phi.

Trong bối cảnh đó, là người bạn thân thiết, có quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước châu Phi anh em, Chính phủ Việt Nam đã quyết định dành một phần nguồn lực, dù còn khiêm tốn, song thể thiện tinh thần “tương thân tương ái”, để phần nào chia sẻ khó khăn với Chính phủ, nhân dân các nước bạn bè năm châu, trong đó có các quốc gia châu Phi nhằm cung cấp thêm phương tiện bảo vệ sức khỏe người dân, giúp đỡ nhân dân các nước cùng vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.

Việt nam đã giúp đỡ châu phi như thế nào năm 2024
Toàn cảnh buổi lễ.

Thứ trưởng cũng chia sẻ những nước mà Chính phủ Việt Nam quyết định hỗ trợ lần này là những người bạn truyền thống của Việt Nam, đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ quý báu trong những giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước trước đây và phát triển, hội nhập hiện nay.

Thứ trưởng cũng đánh giá cao các biện pháp quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ và quyết tâm của người dân các nước châu Phi trong ứng phó với đại dịch đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch với các nước châu Phi cũng như bạn bè quốc tế.

Về phần mình, Đại sứ các nước đều bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam, nhấn mạnh số vật tư y tế này không chỉ là sự ủng hộ quý báu về vật chất, mà còn là minh chứng sống động cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Châu Phi.

Nhân dịp này, các Đại sứ cũng đánh giá cao thành công của Việt Nam trong công tác ứng phó với dịch bệnh thời gian qua, coi Việt Nam là hình mẫu trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong nỗ lực giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội của Covid-19 cũng như phục hồi đất nước sau đại dịch./.

Việt nam đã giúp đỡ châu phi như thế nào năm 2024
Từ khóa: trao tặng vật tư y tế, quan hệ Việt Nam-châu Phi, Việt Nam hỗ trợ châu Phi, ngoại giao y tế, ngoại giao khẩu trang

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: “Thời gian qua, Việt Nam và châu Phi đã triển khai nhiều hoạt động đẩy mạnh quan hệ và tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại và hợp tác giữa hai bên… Với tiềm năng và nỗ lực của hai bên, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và châu Phi nhất định sẽ có những bước phát triển mới”.

Đại biểu của các nước đã nêu bật ba chủ đề thảo luận là: Hợp tác thương mại và công nghiệp; Hợp tác về năng lượng; Hợp tác về đầu tư, rà soát lại tình hình hợp tác trong các lĩnh vực này giữa Việt Nam và châu Phi kể từ sau Hội thảo lần thứ nhất. Các bên cũng đánh giá những kết quả đạt được, những hoạt động cần tiếp tục triển khai, đề xuất một số giải pháp, sáng kiến thúc đẩy hợp tác trong thương mại, công nghiệp, năng lượng và đầu tư.

Phó Tổng Thư ký LHQ Cheick Sidi Diarra khẳng định: “Hội thảo quốc tế Việt Nam-châu Phi lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nỗ lực toàn cầu trong việc đạt được các mục tiêu phát triển đã được quốc tế thông qua trong Mục tiêu Thiên niên kỷ. LHQ mong muốn qua hệ đối tác này sẽ được củng cố”.

Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam-châu Phi:

2003: 372,4 triệu USD

2009: 2.07 tỷ USD

Mức độ tăng trưởng bình quân trong trao đổi thương mại từ 2003-2009: 53%

Tính đến nay, Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí Việt Nam đã có sáu dự án thăm dò, khai thác, và chế biến dầu khí tại năm quốc gia ở châu Phi là Algeria, Tunisia (2 dự án), Cameroon, Madagascar và CH Congo.

Bên lề cuộc thảo luận, một số đại diện từ châu Phi và LHQ đã có trao đổi với các phóng viên:

1. Chủ tịch quỹ Asiafrica, Tiến sĩ luật học Roland Amoussou-Guenou:

Ông đánh giá thế nào về triển vọng của mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi?

Tiến sĩ Roland: Kim ngạch giữa hai bên năm 2003 mới chỉ đạt khoảng 360 triệu USD, đến năm 2007 đã đạt 2,7 tỷ USD. Rõ ràng ta có thể thấy triển vọng hợp tác giữa hai bên là rất lớn. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong khả năng vô cùng lớn trong hợp tác của hai bên. Do đó, tôi nghĩ hợp tác cùng nhau, hai bên sẽ cùng có lợi bởi Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm cho sự phát triển của châu Phi đặc biệt trong vấn đề nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục,khai khoáng,…rất nhiều điều mà châu Phi cần. Trong khi đó châu Phi lại rất giàu có về nguồn nguyên liệu. Vì thế, triển vọng hợp tác giữa hai bên là vô cùng lớn. Tôi hoàn toàn lạc quan về tương lai hợp tác tươi sáng giữa Việt Nam và châu Phi.

2. Phó Tổng thư ký LHQ, Cố vấn đặc biệt về châu Phi Cheick Sidi Diara

Ông đánh giá thế nào thế nào về hiệu quả của tam giác LHQ, Việt Nam và châu Phi?

Đây là một tam giác khá hiệu quả. Tam giác hợp tác này được thực hiện theo ba chiều: Việt Nam cung cấp kiến thức cũng như công nghệ cho châu Phi, và ngược lại châu Phi tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam. Một số nước và tổ chức khác trong LHQ lại hỗ trợ vốn cho Việt Nam để cung cấp các dịch vụ cho châu Phi.

Xin ông cho biết về thị trường tiềm năng của Việt Nam tại châu Phi trong tương lai?

Châu Phi là một thị trường rộng lớn với hơn 1 tỷ người. Việt Nam đã có quan hệ với 51 trong số 54 quốc gia tại châu Phi, bởi vậy tiềm năng giữa hai bên là rất lớn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào Việt Nam và các nước châu Phi để phát triển quan hệ thương mại và đầu tư.

Bên cạnh hợp tác nông nghiệp, ông đánh giá thế nào về hợp tác công nghiệp, năng lượng và đầu tư giữa hai bên, đặc biệt trong lĩnh vực khai khoáng khi mà nhiều nước và tổ chức trên thế giới đã là bạn hàng của châu Phi?

Việt Nam có thể đầu tư, giúp châu Phi về công nghệ để châu Phi chế biến khoáng sản thô, sản xuất thành hàng hóa và phục vụ cho người dân của mình.

Trong vấn đề khai khoáng, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản đều đã tiếp cận các nguồn tài nguyên này, và Việt Nam hoàn toàn có thể giúp đỡ và đầu tư vào châu Phi bởi vùng đất này vô cùng rộng lớn với nguồn khoáng sản vô cùng dồi dào. Châu Phi luôn chào đón và cần sự giúp đỡ của tất cả.

Việt Nam đã giúp châu Phi như thế nào?

Việt Nam đã giúp các nước châu Phi nhận chuyển giao công nghệ, đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời hỗ trợ quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Thời gian tới Việt Nam sẽ cử chuyên gia nông nghiệp sang hỗ trợ châu Phi nhiều hơn và sẽ có thêm các dự án hợp tác nông nghiệp để nhân rộng thành công.

Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước?

- Nhiều nước Châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu., nợ nần chồng chất. Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, nhưng 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3 dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người).