Viết một đoạn văn ngắn nói về ý nghĩa của việc học lịch sử

Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Theo đó, “Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta.Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”. Lịch sử và cuộc sống là một quá trình phát triển biện chứng mà hôm nay phải là sự kế thừa và phát triển của hôm qua và chuẩn bị cho hôm sau. Về phương diện này, lịch sử là cả một kho tàng kinh nghiệm vô cùng phong phú mà con người cần nhận thức để rút ra những bài học. “Ôn cố tri tân” là một nhu cầu của con người đã trưởng thành và có ý thức được cuộc sống và vận mệnh của mình, luôn muốn vươn lên để nhận thức và cải tạo thế giới.Vì thế, có thể khẳng định rằng, có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy các em biết, tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc như thế nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Do đấy, đối với chúng ta, nếu không quan tâm đến lịch sử là có tội với tổ tiên.Theo đó, từ nhận thức dựng lại quá khứ tiến lên nhận thức bản chất của lịch sử, để từ đó khám phá ra những đặc điểm và quy luật phát triển của lịch sử, cung cấp những cơ sở khoa học để hoạch định con đường phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như của mỗi cộng đồng cư dân trên mọi lĩnh vực. Lịch sử không diễn ra theo một con đường giản đơn và thẳng tắp mà thường gập ghềnh, quanh co, phức tạp. Vấn đề là liệu chúng ta có đủ bản lĩnh và trí tuệ để học một cách thực sự và nghiêm túc tất cả các bài học lịch sử hay không thôi chứ bài học lịch sử nào cũng đều hết sức quý giá. Nếu như cả thế giới nghiêng mình trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thì khi đánh giá sức mạnh tổng hợp tạo nên, điều đầu tiên họ khẳng định đó là sức mạnh của lịch sử đem lại, đó là giá trị gốc, tạo nên một cái móng vững chắc, bền và dẻo như chiếc lò xo, tạo ra sự phát triển, tính bền vững của quốc gia, dân tộc, đó là bài học đắt giá cho các dân tộc khác trong đó có Việt Nam.Lịch sử là quá trình phát triển khách quan của xã hội loài người nói chung cũng như của mỗi quốc gia, dân tộc. Lịch sử như một dòng chảy không ngừng từ khi con người xuất hiện, phát triển liên tục đến ngày nay và cả mai sau. Sử học [nói rộng ra là Khoa học Lịch Sử] là một trong những ngành trí thức sớm nhất của con người và luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, trong kho tàng tri thức nhân loại cũng như trong mọi hoạt động của con người, trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Sử học đáp ứng một nhu cầu tự nhiên và ngày càng nâng cao của con người vì ai cũng cần biết mình sinh ra từ đâu và quá khứ như thế nào. Chúng ta không thể hình dung được sự tồn tại và phát triển của loài người nếu như chúng ta bị tách rời khỏi quá khứ hoặc với cả một quá khứ mù mịt. Nếu Lịch sử dân tộc ngừng chảy, hoặc chảy không mạnh, nó sẽ sinh ra một thế hệ con người Việt Nam mới “vô thức”.Có thể nói đó như là những người máy, không có quê hương, đất nước, gia đình, dòng họ, không có sự yêu thương đùm bọc, chia sẻ, thêm vào đó là sẵn không có sự tôn trọng, thích thì làm, không có trên có dưới, xem thường các đạo lý mà trước hết là đạo làm người.Những tri thức lịch sử trang bị cho chúng ta những kiến thức tinh hoa của văn hóa nhân loại, của dân tộc để học hỏi, giao lưu, hội nhập. Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đã làm cho các quốc gia dân tộc không phân biệt thể chế chính trị xích lại gần nhau. Vì thế, muốn hội nhập phải nói rõ lịch sử dân tộc mình cho thế giới hiểu đúng. Đồng thời, nước ta là nước đang phát triển, cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. Vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử nước ngoài, nhất là lịch sử các nước láng giềng trong khu vực, các nước lớn có quan hệ mật thiết với chúng ta để hiểu họ và học hỏi tinh hoa văn hóa của họ là điều không thể thiếu.Kiến thức lịch sử có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi hội nhập với thế giới, khu vực. Lịch sử là bản thân những hoạt động xã hội loài người, dân tộc trên tất cả các lĩnh vực với những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ, mà nhờ đó con người có thể đúc kết được các kinh nghiệm làm gương cho đời sau. Những bài học kinh nghiệm của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc còn có ý nghĩa sâu sắc trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay. Vì vậy, muốn phát triển đất nước trong điều kiện hiện nay, phải hiểu sâu sắc các bài học kinh nghiệm của quá khứ và phải biết sử dụng những hiểu biết về lịch sử vào thực tiễn sinh động phong phú, đa dạng. Xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã cho thấy, Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo, lại luôn bị nước lớn chèn ép tìm cách vừa dụ dỗ vừa đe dọa để thôn tính đất nước. Thực tế, lịch sử dựng nước và giữ nước cũng dạy cho chúng ta bài học là ở bất kỳ hoàn cảnh nào, giải quyết nhiệm vụ gì thì yếu tố nhân dân và xây dựng khối đoàn kết toàn dân cũng phải được coi trọng hàng đầu.Đó là bài học đắt giá được rút ra từ lịch sử. Có thể nhìn nhận một cách chân thực rằng, không biết Toán có thể gặp khó khăn khi cộng trừ tiền lương, quy chiếu ngoại tệ ra tiền Việt.Nhưng nếu không biết lịch sử thì điều gì sẽ xảy ra khi con cái không biết cha mẹ, ông bà tổ tiên, dòng họ mình là ai? Còn xét về giá trị hiện thực, thì lịch sử là những gì có thật đã xảy ra trong quá khứ theo quy luật của tự nhiên. Cho nên lịch sử là những bài học vô giá đã được rút ra từ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mà để có được những bài học lịch sử vô giá đó, biết bao xương máu và nước mắt của dân tộc đã phải đánh đổi. Vì thế, học và tìm hiểu về Lịch sử Việt Nam còn là để ghi nhớ biết ơn công lao vĩ đại của bao thế hệ tiền nhân đã hi sinh xương máu để gìn giữ đất nước Việt Nam cho thế hệ về sau. Và quan trọng hơn bao giờ hết, lịch sử xác định nguồn gốc của một dân tộc, qua đó chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ của một đất nước được xác lập, từ đó khẳng định ví trí và vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế.Đối với giáo dục, dạy lịch sử còn là dạy làm Người, dạy cho thế hệ trẻ giữ gìn phẩm giá, nhân cách con người, đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao cái “phông” văn hóa cho học sinh. Học lịch sử còn để biết giá trị của ngày hôm nay và từ đó biết ý nghĩa của thành ngữ “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Con người xuất hiện từ khi nào thì khoa học lịch sử cũng ra đời từ đó, lịch sử xã hội loài người từ khi hình thành cho đến nay đã có biết bao đổi thay, có những thứ đã vĩnh viễn biến mất hoàn toàn khỏi trái đất, song khoa học lịch sử thì vẫn vậy, nó như cây cổ thụ ngày càng vươn cao, tán lá càng rộng.Với tư cách là một môn khoa học, Lịch sử là một bộ môn nền tảng của khoa học xã hội và nhân văn, là cơ sở quan trọng bậc nhất để trang bị một hệ thống kiến thức về cội nguồn dân tộc, về các thành quả xây dựng và bảo vệ đất nước, về các giá trị tiêu biểu của truyền thống, văn hóa dân tộc và nhân loại; Để từ đó, bồi dưỡng các giá trị của truyền thống của dân tộc, nhất là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự cường, tinh thần nhân ái..; từ đó xây dựng phẩm chất và bản lĩnh con người Việt Nam. Môn học này có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, lòng yêu nước và sự hiểu biết, nhận thức về truyền thống dân tộc của con người nói chung. Lịch sử tạo niềm tin cho học sinh qua các bằng chứng chứng xác thực [không phải bằng mệnh lệnh]. Ví như, tin vào vai trò của Đảng, của Bác, của nhân dân trong đấu tranh và xây dựng; tin vào các quy luật sản xuất vật chất, đấu tranh. Lịch sử cung cấp cho học sinh những kinh nghiệm quý báu về cách xử lý tình huống thông minh của người xưa trong cuộc sống, nhất là trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử giáo dục lòng yêu nước qua các tấm gương khắc phục khó khăn, không ngại gian khổ, hy sinh, xả thân vì nước, thể hiện tinh thần “mình vì mọi người”.Qua đó học sinh ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, Tổ quốc. Lịch sử là bộ môn khoa học, về mặt văn hóa nó gắn liền với hình hài đất nước, đó là dòng sông, bến nước, sân đình, cây đa, giếng nước, lũy tre làng, là gia đình, tổ tiên. Lịch sử nuôi dưỡng thế hệ con người Việt Nam, giáo dục góp phần hình thành cái tâm, tính, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu thương đùm lẫn nhau, gắn tình yêu gia đình, làng xóm với quê hương đất nước.

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn về chủ đề: Bạn có thích học lịch sử

Hướng dẫn

Mở bài: Giới thiệu về chủ đề “Bạn có thích học lịch sử”

Bạn đang xem: Viết một đoạn văn về chủ đề “Bạn có thích học lịch sử”

Đối với học sinh, sinh viên thì hoạt động học tập và rèn luyện đạo đức được đặt lên hàng đầu, đó là một quá trình để học sinh có thể nâng cao tri thức, rèn luyện những kĩ năng, năng lực cho bản thân. Là hành trang cùng người học bước vào đời, là phương tiện cho cuộc sống. Tuy nhiên, để học tập và rèn luyện có hiệu quả thì cần chú ý học tập đồng đều tất cả các môn học, môn học tự nhiên hay xã hội thì đều có vai trò quan trọng như nhau, nếu như chúng ta coi trọng hay quá lơ là một phân môn nào đó ta sẽ bị thiếu hụt đi những kiến thức của môn học, cùng với đó chính là sự thiếu hiểu biết về một lĩnh vực trong cuộc sống. Môn lịch sử là một môn học quan trọng nhưng hiện nay đang bị các học sinh lãng quên, chưa phát huy được vai trò của nó đối với người học.

Thân bài: Viết một đoạn văn về chủ đề “Bạn có thích học lịch sử”

Mục đích chủ yếu của việc học đó chính là nâng cao tri thức hiểu biết, rèn luyện năng lực và kĩ năng để những người học sinh có thể vững bước vào đời, có thể sử dụng những kiến thức đã học trở thành phương tiện quan trọng trong việc khẳng định giá trị bản thân đối với xã hội mà trước hết đó là làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhấn mạnh vai trò của việc học đối với học sinh Việt Nam: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đó chín là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh thì học sinh chính là những người chủ tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực đưa cả đất nước bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu trong niềm tự hào. Người cũng nhấn mạnh, để có thể xây dựng, kiến thiết đất nước thì trước hết phải coi trọng việc học, học tập cũng là con đường ngắn nhất để thành công. Ta có thể thấy được việc học là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển năng lực, hoàn thiện đạo đức ở mỗi con người.

Những môn học được đưa vào trong chương trình giáo dục đều mang tính khoa học và tính thiết thực đối với đời sống xã hội, các phân môn tự nhiên và các phân môn xã hội luôn được chú trọng như nhau. Bởi vậy mà khi học thì người học cần có ý thức học đồng đều tất cả môn học này, đó là những kiến thức cần thiết cho bản thân và cho cuộc sống sau này, nếu như ta bỏ lỡ mất một môn thì ta sẽ bị thiếu hụt đi kiến thức của những môn học ấy.

Xét thực tế học tập hiện nay của học sinh các cấp học, ta nhận thấy một tình trạng đáng báo động, đó chính là việc học sinh bỏ bê, không coi trọng các môn học xã hội, đặc biệt là môn lịch sử. Các em không thích học, không có hứng thú dẫn đến tình trạng lơ là, bỏ quên môn học, hay có học thì dưới hình thức chống chế với những bài kiểm tra trên lớp. Việc học tập mà chỉ mang tính hình thức như vậy thì đâu có thể mang lại những kết quả như mong muốn. Người học sẽ trở nên thụ động với môn học, và tất nhiên những kiến thức của môn học ấy cũng không thể phát huy được hết hiệu quả vốn có của nó.

Môn lịch sử có một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với bản thân người học mà còn đóng vai trò nền tảng trong cuộc sống xã hội của con người. Lịch sử là ghi chép những sự việc, sự kiện mang tính trọng đại đã xảy ra trong quá khứ của dân tộc, của đất nước. Đó có thể là những chiến của những trận đánh lớn, sự thay thế của các đời vua hay có thể là những đau thương, mất mát mà con người Việt Nam đã từng trải qua…Nhận thức được tầm quan trọng của lịch sử thì ngay từ rất sớm, các triều đại Việt Nam đã đề ra những viên quan chuyên chép sử, ghi lại những sự kiện lớn của dân tộc.

Lịch sử giúp cho con người chúng ta hiểu biết về nguồn gốc của dân tộc, nhận thức được quá trình dựng nước và giữ nước lâu đời. Có những kiến thức về lịch sử cũng chính là ta hiểu biết hơn về chính dân tộc, đất nước nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Quan trọng hơn cả, thông qua những sự kiện, tấm gương lịch sử thì ta được bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, đó là những truyền thống tốt đẹp của cha anh ta đi trước. Nếu là người Việt Nam thì chúng ta đều phải có ý thức kế thừa, phát huy những nét đẹp văn hóa ấy.

Hiểu về lịch sử chúng ta sẽ thêm trân trọng những đóng góp, hi sinh của thế hệ cha anh đi trước cho cuộc sống độc lập, tự do hạnh phúc cho chúng ta như ngày hôm nay. Biết trân trọng thì chúng ta cũng có những ý thức giữ gìn, bảo vệ đất nước trước những âm mưu thâm độc, trước những âm mưu tấn công của kẻ thù. Lịch sử được viết ra nhằm mục đích truyền lại cho đời sau, nếu như chúng ta ngày nay không coi trọng việc học lịch sử chẳng phải để lỡ những tri thức quý báu mà ông cha ta lưu truyền bao nhiêu đời nay hay sao.

Việc học lịch sử, biết sử không chỉ là một yêu cầu của việc học và đó còn là trách nhiệm mà mỗi người công dân Việt Nam nên có, nếu như những người tự xưng là người Việt Nam mà ngay lịch sử nước mình như thế nào cũng không biết thì liệu có còn xứng đáng với danh hiệu ấy hay không? Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học sử thông qua bài thơ “Lịch sử nước ta” như sau:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Bác Hồ đã nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc học lịch sử, đã là người dân Việt Nam thì chúng ta cũng phải biết tường tận về cội nguồn, quá trình xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước, qua đó nâng cao tinh thần yêu nước và ý thức bảo vệ đất nước, kế tiếp sự nghiệp của cha anh ta đi trước. Việc học và biết sử không chỉ là một yêu cầu, mà đó còn là một trách nhiệm đặt ra đối với người dân Việt Nam, từ thời vua Hùng dựng nước đến những thời đại sau đó, quân và dân ta đã anh dũng đấu tranh không ngại hi sinh để mang về độc lập cho đất nước, bởi vậy chúng ta phải có ý thức giữ gìn, kế thừa truyền thống ấy, như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

“Các vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Việc học sinh ngày nay không thích học lịch sử xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây. Thứ nhất, môn lịch sử được đưa vào chương trình phổ thông khá nặng, nhiều lí thuyết mà chưa nhấn mạnh được những trọng tâm chính. Việc dạy của giáo viên cũng mang tính hình thức, khuôn mẫu chưa khơi dậy được những niềm đam mê học của học sinh. Về mặt chủ quan, đó chính là xuất phát từ ý thức học tập của học sinh, các em chưa chủ động trong việc tiếp cận tri thức, có những suy nghĩ chưa đúng về môn học này. Tuy việc học có nhiều khó khăn nhưng chỉ cần cố gắng thì đều có thể đơn giản hóa mọi vấn đề:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Kết bài: Bài văn Viết một đoạn văn chủ đề “Bạn có thích học lịch sử”

Như vậy, môn lịch sử là một môn học quan trọng, không chỉ cung cấp những tri thức bổ ích cho học sinh mà còn bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc của thế hệ tương lai. Muốn kiến thiết, dựng xây đất nước thì trước hết cần hiểu được tường tận lịch sử của nước nhà.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

LỊCH SỬ

LICH SU

HỌC LỊCH SỬ

LỊCH SỬ VIỆT NAM

MÔN LỊCH SỬ

Video liên quan

Chủ Đề