Ví dụ về tính đa dạng, phong phú trong triết học

Phát triển bản thân mình ngày càng hoàn thiện và ưu tú hơn là điều mà mỗi người chúng ta đều hướng đến. Tuy nhiên khái niệm phát triển là gì thì không phải ai cũng nắm rõ.

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ nội dung này thông qua bài viết Ví dụ về sự phát triển.

Sự phát triển là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm sự phát triển là gì, ta cần hiểu về khái niệm phát triển. Trong phép biện chứng duy vật, phát triển được hiểu là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Sự phát triển là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa là đi hết một chu kỳ thì quá trình phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vấn động để có sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất [nhưng ở một cấp độ cao hơn chu kỳ ban đầu].

Quá trình phát triển có thể diễn ra từ từ hoặc diễn ra nhanh chóng [hay còn gọi là nhảy vọt] để sinh ra những sự vật, hiện tượng mới thay thế cho những sự vật, hiện tượng cũ.

Nguồn gốc của sự phát triển

Sự phát triển là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa là đi hết một chu kỳ thì quá trình phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vấn động để có sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất [nhưng ở một cấp độ cao hơn chu kỳ ban đầu].

Theo chủ nghĩa Mác – Lenin thì nguồn gốc của sự phát triển xuất phát từ “Mâu thuẫn”.

Như đã trình bày ở trên, quá trình để dẫn đến phát triển là sự vận động của các sự vật, hiện tượng, mà Mâu thuẫn là nguồn gốc cúa sự vận động.

Từ xưa đến nay, Mỗi mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Đến một thời điểm nhất định, những mâu thuẫn cũ mất đi thì những mâu thuẫn mới sẽ được hình thành, những sự vật và hiện tượng cũ cũng từ đó mà được thay thế bằng những sự vất, hiện tượng mới.

Từ mâu thuẫn dẫn đến đấu tranh, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong xã hội.

Tính chất của sự phát triển

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì sự phát triển gồm 4 tính chất sau đây:

+ Sự phát triển mang tính khách quan;

+ Sự phát triển mang tính phổ biến;

+ Sự phát triển có tính đa dạng và phong phú;

+ Sự phát triển có tính kế thừa.

Quan điểm về sự phát triển

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của sự phát triển, một quan điểm khoa học trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Nội dung cơ bản của quan điểm phát triển như sau:

+ Khi xem xét bất cứ một sự vật, hiện tượng nào, cần đặt chúng vào sự vận động, phát triển và sự chuyển hóa, biên đổi của chúng. Sự vận động, phát triển của một sự vật, hiện tượng diễn ra rất đa dạng phong phú và theo những khuynh hướng khác nhau, trong đó thì phát triển vẫn được coi là xu hướng phát triển chính để thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

+ Sự vận động của sự vật, hiện trưởng trong thế giới khách quan để hình thành sự phát triển là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn.

+ Trong quá trình đó, sự vật, hiện tượng không chỉ có những biến đổi theo hướng đi lên mà có thể còn phát triển theo hướng thụt lùi.  Do vậy, quá trình nhận thức phải thấy rõ được tính chất quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến.

+ Quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng phải luôn đổi mới, bổ sung và phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của bản thân sự vật, hiện tượng.

Sự khác nhau giữa phát triển và tăng trưởng

Trên thực tế nhiều người vẫn cho rằng hai khái niệm tăng trưởng và phát triển hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên hai khái niệm lại không hề này giống nhau.

Khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật; nó không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật.

Như vậy, điểm khác biệt giữa phát triển và tăng trưởng là phát triển dùng để chỉ  quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất của sự vật, còn sự tăng trưởng là chỉ sự quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật, mà không phản ánh quá trình biến đổi về chất.

Mặc dù có sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ tất yếu với nhau: tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, phát triển lại là điều kiện tạo ra những sự tăng trưởng mới, thường là với tốc độ và quy mô lớn hơn. Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.

Ví dụ về sự phát triển như:

+ Sự phát triển của các giống loài từ bậc thấp lên đến bậc cao;

+ Sự thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã hội loài người: Từ hình thức tổ chức xã hội Thị tộc, bộ lạc so khai đến những tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức xã hội là Bộ tộc, dân tộc.

+ Quá trình phát triển của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều loại công nghệ hiện đại ra đời thay thế cho những công nghệ đã dần lạc hậu.

+ Qúa trình phát triển của một con người, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, con người ngày càng hoàn thiện về mặt thể chất và phát triển mạnh mẽ về mặt tư duy nhận thức của mình.

Trên đây là nội dung bài viết về Ví dụ về sự phát triển. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Câu 6: Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận?􀀣 Khái niệm mối liên hệ phổ biếnTrong thế giới có vô vàn các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau. Vậy giữa chúng cómối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó, ta thấy có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượngtồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy, trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối quan hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hoá lẫn nhau.Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện tượng và các quátrình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời sẽ tác động đến từ trường của trái đất và do đó tác động đến mọi sự vật, trong đó có con người; sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội, giáo dục y tế.v.v;Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng cái quyết định mối quan hệ,sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên [như trời] hay do ý thức cảm giác của con người.Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới làcơ sở của mối liên hệ giữa các sự vât và hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định.Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện tượng khác.􀀣 Các tính chất của mối liên hệ phổ biến+ Tính khách quan:Mối liên hệ của các sự vật là khách quan vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Ngay cả các sự vật vô tri vô giác hàng ngày cũng chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác. Con người cũng chịu tác động của các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố trong chính bản thân.Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là 1 tất yếu khách quan nên mối liên hệ cũng tồn tại khách quan.Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi môi trường thay đổi thì cơ thể sinh vật cũng phải thay đổi để thích ứng với môi trường. Mối liên hệ đó không phải do ai sáng tạo ra, mà là cái vốn có của thế giới vật chất+ Tính phổ biến:Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với các sự vật , hiện tượng khác. Không có sự vật nào nằm ngoài mối liên hệ. Nó tồn tại trong tất cả các mặt: tự nhiên, xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất thế giới.Ví dụ: Trong tự nhiên [ mlh mặt trời và mặt trăng-> xem thêm định luật vạn vật hấp dẫn] trong xã hội[các hình thái kinh tế xã hội: CXNT-CHNL-PK-TBCNCS]; trong tư duy [ LỚP 1-2-3-5 V.V..]+ Tính đa dạng, phong phú, nhiều vẻ:Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì vậy khinghiên cứu mối liên hệ giữa các sự vật cần phân loại mối liên hệ một cách cụ thể.Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những cách phân loại sau: chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian. Sự phân loại này chỉ mang tính tương đối vì mối liên hệ chỉ là 1 bộ phận, 1 mặt trong mối liên hệ phổ biến nói chung.Ví dụ: các loái cá, chim , thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ với nước khác với chim và thú.Cá sống thường xuyên trong nước, không có nước thường xuyên thì cá không thể tồn tại được, nhưng các loài chim và thú thì lại không sống trong nước thường xuyên được.􀀣 Ý nghĩa phương pháp luận:+ Quan điểm toàn diện: là quan điểm khi xem xét và nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố kể cả các mắt khâu trung gian, gián tiếp có liên quan đến sự vật. Trong nhận thức nên tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các cá bộ phận, các yếu tố; giữa sự vật này với sự vật khác; giữa lý luận với nhu cầu thực tiễn…+ Quan điểm lịch sử - cụ thể: là quan điểm khi xem xét sự vật phải chú ý đúng mức hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã phát sinh ra vấn đề đó.Ví dụ: biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo. Theo luật Hình sự thì đây chỉ là tình tiết gảim nhẹ mà thôi->

vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Video liên quan

Chủ Đề