Vì sao nhật bản phát triển đánh bắt cá

Thời gian đăng: 14/03/2022 16:17

Ngành đánh bắt hải sản của Nhật Bản là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước này. Với đặc trưng điều kiện tự nhiên bốn phía đều là biển, nghề đánh bắt cà [Ngư dân] tại Nhật Bản đã đạt đến mức chuyên nghiệp và công nghiêp hóa.
 


 

Đánh bắt cá ở Nhật Bản là ngành kinh tế quan trọng của đất nước hoa anh đào

Nhật Bản có 4 mặt giáp biển, là nơi giao thoa của nhiều luồng sinh vật, vùng biển có nhiều ngư trường lớn. Vi vậy đánh bắt thủy hải sản là một thế mạnh nổi bật của đất  nước này.

Cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho đời sống nhân dân, giải quyết một phần hạn chế về nguồn thực phẩm từ trồng trọt.

 Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản.


Giết cá kiểu Ike-jime “Ike-jime” hay “Iki-jime” là từ tiếng Nhật, chỉ một phương pháp làm tê liệt cá nhằm giữ chất lượng thịt cá. Tuy bắt nguồn từ Nhật Bản nhưng phương pháp này giờ đây đã được áp dụng khắp thế giới. Và điều đó cũng chứng tỏ truyền thống đánh bắt cá lâu đời của người Nhật Bản cũng như những kỹ thuật nghề cá mà họ đã phát triển qua hàng ngàn năm

“Ike-jime” nghĩa là “kết liễu sống con cá”, hiểu rộng ra là phương pháp giết cá để đảm bảo thịt cá giữ được trong thời gian dài hơn bình thường mà vẫn rất tươi ngon. 


 

Cá tai Nhật Bản


Có ba phương pháp xử lý cá tươi:

Phương pháp thứ nhất: kết thúc đời sống chú cá ngay lập tức bằng cách đâm vật nhọn vào não cá, vị trí ngay phía trên và giữa hai con mắt. Người Nhật cho rằng, bạn phải ra tay không do dự, bởi do dự chính là làm con cá thêm đau đớn. 

Cách đơn giản nhất để định vị não cá là kéo hàm dưới cá mở ra, cạnh của hộp sọ lộ ra ngay phía hàm trên. Dùng que nhọn đâm xuyên vào phần lõm ngay bên cạnh hộp sọ về phía xương sống. Khi kim đâm vào não, cá sẽ biểu hiện giống bị điện giật.  Khi ngư dân bắt được cá ngừ hoặc cá nục heo, con cá lớn sẽ chống cự điên cuồng trước khi bị kéo lên thuyền. Ngư dân sẽ dùng chày đập vào đầu cá trước, bởi sẽ rất nguy hiểm nếu lại gần những sinh vật to lớn đang giãy mạnh mà trong tay chúng ta lại cầm vật nhọn. Sau đó xử lý như trên.


 Cách thứ hai: Lấy hết máu cá ra khỏi cơ thể chúng. Khi kết thúc đời cá cũng là lúc phải lấy hết máu cá ra khỏi cơ thể chúng. Đưa lưỡi dao vào mang thứ ba, thứ bốn và cắt về phía miệng cá, làm đứt mạch máu. Mang cá là nơi máu cá tiếp nhận oxy. Nếu bạn cắt chuẩn xác, máu cá sẽ ra rất nhiều.  Không cần phải cắt cả hai bên mang. Trước khi trữ lạnh, người ta bỏ cá vào rổ, để đầu cá hướng xuống rồi đưa rổ xuống biển khoảng 15 phút để cơ thể cá lạnh đi sau khi nóng lên vì vùng vẫy, chống cự.  Điều này là để đảm bảo thịt cá ngon nhất. Cách làm này giờ không chỉ phổ biến ở Nhật mà ngư dân nhiều nước cũng học làm theo.

Cách thứ ba: Cắt đứt tủy sống. Người ta dùng một đoạn dây thép to chừng 1 mm luồn vào lỗ đã cắm vào não cá phía trên, giữa hai con mắt rồi luồn dây thép dọc sống lưng cá. Con cá sẽ có biểu hiện như bị điện giật.  Khi nào con cá hết giật là quá trình "Ike-jime" kết thúc. Ở một số chợ của Nhật Bản, thay vì đâm vào não cá, người ta dùng dao cắt ngang nửa đầu cá rồi dùng dây thép đâm dọc sống lưng cá. Có người lại khứa đuôi rồi đâm dây thép ngược lên. Tuy nhiên về nguyên lý, các cách làm này đều giống nhau. Nghe có vẻ hoang dã, nhưng những người trong nghề nói đây là những cách xử lý cá tốt nhất và thậm chí là “nhân đạo” nhất, bởi con cá không hề biết đau. Khi não bị cắt, con cá đã chết ngay lập tức.

Xem ngay: 

Khám phá công nghệ nuôi trồng và chế biến thủy sản cực chất tại Nhật Bản

Không giữ cá trong nước đá 


 


Thông thường trên thế giới, người ta thường giữ thịt cá tươi bằng cách làm lạnh. Tuy nhiên, nhiều người Nhật nói, ban ngày, bạn bỏ số cá tươi mới bắt được vào thùng đá, khi bạn về tới nhà, hoặc tới bến tàu, hầu như đá đã tan hết và những con cá sẽ nổi lềnh bềnh trong đám nước đỏ màu máu cá. Nhưng nước vẫn rất lạnh, vẫn có vài cục đá chưa tan nổi trên bề mặt và cá thì đông cứng.  Bạn sẽ nghĩ rằng “mọi thứ vẫn ổn”, nhưng sự thật là vẫn có những cách bảo quản cá tốt hơn nhiều.

Ở trường, người ta đã dạy bạn về áp lực thấm lọc chưa? Độ mặn của nước biển là khoảng 3,3%. Độ mặn của sinh vật sống là 0.9%, nước ngọt là 0%.  Khi bạn dìm cá xuống biển, không có vấn đề gì nhiều. Khi bạn bỏ cá vào nước ngọt, áp lực thấm lọc sẽ hút chất lưu cơ thể của cá ra ngoài, và đây là vấn đề. Điều này khiến thịt cá sũng nước, giảm độ thơm ngon và nhanh hỏng. Thứ tan chảy từ nước đá chính là nước ngọt.  Và ngư dân Nhật không muốn ngâm cá của họ trong nước. Nếu cá còn vảy hoặc da còn nguyên vẹn thì rất tốt. Đây là lý do vì sao ngư dân Nhật không muốn cá ngừ đại dương đánh bắt ở Việt Nam bị xây xát trước khi đến tay người tiêu dùng Nhật Bản. Ngư dân Nhật cũng không đánh vảy hoặc mổ bụng cá cho đến khi về tới nhà. Đối với họ, cách giữ cá tốt nhất là ở phòng lạnh, hoặc ngăn lạnh thời điểm đầu khoảng 5-10 độ C, sau đó là dưới 5 độ C.

Tham khảo thêm: 

Đơn hàng chế biến thủy sản lương cao tại Nhật Bản tháng 08/2022
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0979 171 312 [Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS]

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 

Ngành đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản

Trong những năm vừa qua, ngành đánh bắt thủy hải sản chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, đó là do Nhật Bản có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi. 

Nhật Bản có đường bờ biển dài, 4 mặt đều giáp biển, có bờ biển dài 37.000 km với nhiều dạng địa hình. Bờ biển Sanriku, Shima, Wakasa, Seto Naikai, Tây Kyushu nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền và có nhiều cửa sông. Trong khi đó bờ biển Hokkaido, Shimokitahonto, Kashimanada, Enshunada và bờ biển Nhật Bản lại ít thay đổi, có nhiều bãi cát và cồn cát.  Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu và quần đảo Izu-Ogasawara. 

Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Vị trí địa lý là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản ở Nhật Bản

Vị trí địa lý xung quanh Nhật Bản đều là biển


Có sự giao lưu giữa 2 luồng hải lưu dẫn đến việc hình thành ngư trường lớn Sự giao lưu giữa 2 luồng hải lưu Kuroshio từ phía Nam và Oyashio từ phía Bắc xuống hình thành ngư trường đánh bắt hải sản lớn ở Nhật Bản.

>> Bản đồ Nhật Bản và những điều bạn chưa biết

Cá là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu của người dân Nhật Bản. Cá đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật. Đây là món ăn thiết yếu trong các bữa ăn của người Nhật. Bởi người Nhật cho rằng cá chính là sản phẩm tốt nhất đối với sức khỏe con người.

Cá là món ăn không thể thiếu trong bửa ăn của người dân đất nước mặt trời mọc


Hàng năm, ngành ngư nghiệp của Nhật Bản khai thác được khoảng 10 triệu tấn thủy hải sản. Đây là một con số khổng lồ nhưng tất cả đều nhằm phục vụ cho nhu cầu cho thị trường trong nước, thậm chí năm 2022, Nhật Bản cũng phải nhập khẩu tới 3,8 triệu tấn thủy hải sản từ những quốc gia lân cận. 

Tính đến nay, Nhật Bản có 500 tàu cá lớn và hơn 2000 tàu cá vừa và nhỏ đang hoạt động mỗi ngày trên biển. Các phương tiện tàu thuyền đánh bắt cá đều rất hiện đại, tiên tiến.
 

Các phương tiện đánh bắt cá ở Nhật Bản đều rất hiện đại, tiên tiến


Hệ thống cảng biển xây dựng hiện đại với nhiều máy móc hỗ trợ tàu thuyền đậu bến và ra khơi.

Ngành chế biến hải sản là một trong những ngành rất được đầu tư phát triển ở Nhật Bản, tại Nhật Bản có hơn 1000 xưởng sản xuất chế biến thủy hải sản lớn nhất châu Á. Đó là do nhu cầu rất lớn về thủy sản của người dân đất nước này. 

Thủy sản sau khi được đánh bắt về đất liền, được bảo quản và phân phát đến các xưởng chế biến thủy sản. Tại xưởng chế biến thủy sản, tất cả thủy sản được phân loại và sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm


 

Ngành chế biến hải sản ở Nhật Bản rất phát triển


Chính vì ngành chế biến thủy hải sản phát triển tại Nhật Bản, nên nhu cầu lao động trong ngành này rất lớn, tuy nhiên nguồn nhân lực trong nước lại không đáp ứng đủ, nên nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài tăng. Hàng năm các xí nghiệp chế biến thủy sản tại Nhật Bản đều tuyển dụng rất nhiều lao động Việt Nam sang làm chế biến thủy sản. Các bạn có thể xem thêm:

>> Các đơn hàng chế biến thủy hải sản tại Nhật Bản hot tại xuatkhaulaodong.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề