Vì sao lại muốn lãnh nhận bí tích thêm sức

Là bí tích Ðức Chúa Giêsu đã lập cho ta nhận lấy Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, để ta giữ đạo nên và trở thành chiến Sĩ Chúa Kitô.

Ai có thể lãnh nhận bí tích Thêm Sức?

Bất cứ ai đã được rửa tội đều có thể nhận bí tích Thêm Sức. Tuy nhiên, Giáo Hội khuyến khích tất cả mọi tín hữu nên học hỏi về đức tin cho chắc chắn hơn trước khi chịu phép này vì bí tích này đòi hỏi ta phải sống với tinh thần đức tin.

Muốn lãnh bí tích Thêm Sức thì cần gì?

– Ðã lãnh nhận bí tích Rửa Tội.

– Học biết giáo lý căn bản trong đạo, những bổn phận đối với đức tin đặc biệt về bí tích Thêm Sức.

– Sạch tội trọng và có lòng ước ao.

Bí tích Thêm Sức được lãnh nhận nhiều lần không?

Không, vì bí tích này in dấu thiêng liêng trong linh hồn ta không thể mất được.

Chất thể của bí tích Thêm Sức là gì?

Việc đặt tay trên đầu người chịu bí tích này cùng với việc vẽ hình Thánh Giá trên tránh bằng dầu thánh.

Mô thể của bí tích Thêm Sức là gì?

– “Hãy nhận lấy ấn tín Chúa Thánh Thần, ân huệ của Chúa Cha.”

– Ấn tín: Chỉ việc ban ấn tích thiêng liêng, làm cho người chịu phép Thêm Sức nên giống Chúa Kitô hơn.

– Ân Huệ: Nghĩa là chỉ chính Chúa Thánh Thần, “Chúng con hãy nhận lấy ân huệ của Chúa Thánh Thần.”

Ai có quyền ban bí tích Thêm Sức?

Thông thường là Ðức Giám Mục. Và những linh mục được tòa thánh hay Giám Mục cho phép thì mới có quyền ban bí tích này mà thôi.

Dầu tượng trưng cho sự gì?

Dầu tượng trưng cho việc ban Chúa Thánh Thần, vì việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Kitô [Mc 1:10] được gọi là việc xức dầu thiêng liêng. Ngày xưa dầu được xức để tăng sức mạnh cho các lực sĩ, nên dầu ám chỉ sức mạnh thiêng liêng được xức trong bí tích Thêm Sức.

Việc đặt tay chỉ sự gì?

Việc đặt tay chỉ việc ban thần lực của Chúa Thánh Thần. Việc đặt tay cũng gợi lại tình phụ tử và ơn phúc lành của Thiên Chúa.

Xức dầu theo hình Thánh Giá tượng trưng gì?

Là ấn tích thiêng liêng Chúa ban. Thánh Giá tượng trưng ơn cứu rỗi của Chúa Kitô, người mạch mọi bí tích. Thánh Giá nói lên là chúng ta muốn chia sẻ những đau khổ của Chúa Kitô và trung thành với Ngài.

Cha mẹ đỡ đầu có bổn phận gì?

Cha mẹ đỡ đầu bảo đảm với với Giáo Hội về ý hướng ngay lành của người mà mọ đại diện. Cha me đỡ đầu giới thiệu người chịu bí tích Thêm Sức cho Ðức Giám Mục. Sau này bằng lời cầu nguyện, bằng lời nói, và bằng gương lành, cha mẹ đỡ đầu phải lo liệu cho con thiêng liêng chu toàn những bổn phận của người Kitô.

Ai có thể làm cha mẹ đỡ đầu?

Cha mẹ đỡ đầu phải là người Công Giáo ngoan đạo đã chịu phép Rửa Tội. Ngày nay, Giáo Hội ước mong rằng cha mẹ đỡ đầu Rửa Tội cũng làm cha mẹ đỡ đầu Thêm Sức luôn. Tuy nhiên vẫn có quyền chọn cha mẹ đỡ đầu riêng. Cha mẹ ruột không có thể làm người đỡ đầu cho con cái.

Hiệu quả chính của bí tích Thêm Sức là gì?

Hiệu quả chính của bí tích Thêm Sức là được tăng thêm sức sống Thần Linh do ơn Thánh Hóa ban cho. Ngoài ra còn có dấu ấu thiêng liêng không hề mất.

Hoa quả của Chúa Thánh Thần là gì?

Là những tác động của nhân đức các việc lành, những ước vọng và tâm tình mà Chúa Thánh Thần gợi lên trong ta.

NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC LÃNH NHẬNBÍ TÍCH THÊM SỨC THEO GIÁO LUẬTTheo Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium, s 11: “… Nhờ ơn bí tích ThêmSức, họ [các tín hữu] gắn bó với Giáo Hội cách hoàn hảo hơn và được dư đầy sứcmạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, do đó họ càng có bổn phận khẩn thiết hơnphải loan truyền và bảo vệ đức tin bằng lời nói, việc làm như những chứng nhânđích thực của Chúa Kitô…”.Nhờ bí tích Thêm Sức, người tín hữu được dồi dào ơn Chúa Thánh Thần. Đó làbẩy ơn: Khôn ngoan, hiểu biết, biết lo liệu, sức mạnh, thông minh, đạo đức vàkính sợ Thiên Chúa. Vậy với những điều kiện nào để người tín hữu lãnh nhận cácơn của Chúa Thánh Thần hữu hiệu và nhờ đó họ được liên kết mật thiết với ThiênChúa cũng như Giáo Hội. Giáo Luật chỉ ra những điều kiện sau đây:1. Điều kiện hữu hiệuTheo điều 889 # 1, để lãnh nhận bí tích Thêm Sức cách hữu hiệu thì đương sự cầnphải đáp ứng hai điều kiện:- Đã được Rửa Tội rồi: vì bí tích Rửa Tội là “cửa dẫn vào các bí tích” [điều 849]và “người nào đã không lãnh nhận bí tích Rửa Tội thì không thể lãnh nhận cáchthành sự các bí tích khác” [điều 842 #1].- Và chưa lãnh nhận bí tích Thêm Sức: vì bí tích Thêm Sức in một ấn tích vào linhhồn và chỉ lãnh một lần [x. điều 879] nên chỉ những ai chưa lãnh nhận bí tíchThêm Sức mới có khả năng lãnh nhận bí tích Thêm Sức.2. Điều kiện hợp phápĐiều 889 #2 quy định: không kể trường hợp nguy tử, người đã nhận Bí tích RửaTội muốn lãnh nhận bí tích Thêm Sức cách hợp pháp, nếu đương sự đã đến tuổikhôn, thì buộc:-Phải học hỏi đúng mức-Phải được chuẩn bị đầy đủ-Và phải có khả năng lặp lại các lời hứa khi chịu phép Rửa TộiNhư vậy, những ai trong trường hợp nguy tử, và những ai không biết sử dụng tríkhôn thì được miễn trừ khỏi các đòi hỏi này.3. Bổn phận lãnh nhận bí tích Thêm SứcTheo Điều 890, “các tín hữu buộc phải lãnh nhận bí tích này vào thời gian thíchhợp; các bậc cha mẹ, các vị chủ chăn, nhất là cha xứ, phải liệu sao cho các tín hữuđược học hỏi đúng mức để lãnh nhận bí tích này, và được lãnh nhận vào thời gianthíchhợp”.Cha xứ có một trách nhiệm đặc biệt trong việc chuẩn bị đúng cách cho các trẻ emlãnh nhận bí tích Thêm Sức, nhờ việc giảng dạy giáo lý trong một thời gian thíchhợp [x. điều 777, 2*]. Điều 777, 4* còn đòi hỏi cha xứ phải đặc biệt liệu sao để“huấn giáo cho cả những người tàn tật về thể xác hoặc tinh thần, trong mức độ màhoàn cảnh của họ cho phép” nhằm chuẩn bị thích đáng cho họ lãnh nhận bí tíchThêm Sức.Ngoài ra Giáo luật còn đòi hỏi phải lãnh nhận bí tích Thêm Sức trước đã:-Những chủng sinh đã gia nhập đại chủng viện [điều 241 #2]-Những ứng sinh đã ra nhập tập viện [điều 645 #1]-Những ai muốn làm người đỡ đầu Rửa Tội [điều 870 #1,3*]-Phải lãnh bí tích Thêm Sức trước khi kết hôn, nếu điều đó có thể thựchiện được mà không có bất tiện nghiêm trọng [Điều 1065 #1].4. Mức tuổi để lãnh nhận bí tích Thêm SứcĐiều 891 quy định như sau: “Phải ban bí tích Thêm Sức cho các tín hữu vàokhoảng tuổi khôn, trừ khi Hội Đồng Giám Mục ấn định một mức tuổi khác, trừtrường hợp nguy tử, hoặc trừ khi có một lý do nghiêm trọng khuyên làm cáchkhác, theo sự phán đoán của thừa tác viện”.Mức tuổi theo Giáo luật ấn định là “vào khoảng tuổi khôn”, nghĩa là khoảng 7tuổi. Tuy nhiên Giáo luật dành cho Hội Đồng Giám Mục ấn định một mức tuổikhác cho phù hợp, có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Tại Việt Nam, Hội Đồng GiámMục chưa có quy định chung nào về mức tuổi lãnh nhận bí tích Thêm Sức.Thông thường, những người có trách nhiệm [cha xứ, cha mẹ, giáo lý viên…] cũngcần phải xét xem các em có đạt tới một mức độ trưởng thành tâm lý và tâm linh đểhiểu về bí tích Thêm Sức hay không, vì bí tích này chứng nhận một người trưởngthành trong bình diện đức tin [được cụ thể bằng việc chính đương sự lặp lại các lờihứa khi chịu phép Rửa Tội]. Dù mức tuổi được ấn định như thế nào đi nữa, chúngcầnchúýđếnhailuậttrừ:- Trong trường hợp nguy tử, thì nên ban bí tích Thêm Sức ngay cho đương sự, dùcác em chưa đến tuổi khôn [x. Điều 889 §2], để các em khỏi bị thiệt thòi ân sủngcủabítích.- Khi có một lý do nghiêm trọng khuyên làm cách khác, thừa tác viên được phépquyết định một mức tuổi khác, có thể sớm hơn [vd. nếu có nguy cơ đương sự saunày không bao giờ có thể lãnh nhận bí tích Thêm Sức], hoặc nhỏ hơn [vd. đươngsự rõ ràng chưa được chuẩn bị thích đáng để lãnh nhận bí tích Thêm Sức].- Khi ban bí tích Rửa Tội cho người trên 14 tuổi, linh mục cử hành được Giámmục giáo phận ban năng quyền Thêm Sức cho họ.- Nghi thức Thêm Sức của người tân tòng thành niên : Trừ khi có lý do nghiêmtrọng, người thành niên được Rửa Tội, Thêm Sức, tham dự Thánh lễ và rước lễngay trong cùng một nghi thức [điều 866], gọi là nghi thức gia nhập Kitô giáo chongười trưởng thành. Do đó, không nên Rửa Tội người lớn mà không Thêm Sứcngay, để rồi tùy tiện ghép chung với việc Thêm Sức các trẻ em đã được Rửa Tộilúc sơ sinh.5. Người đỡ đầuĐiều kiện hay tiêu chuẩn của người đỡ đầu trong bí tích Rửa Tội cũng giống nhưtrong bí tích Thêm Sức, đã được nói ở điều 874#1, nơi đây xin nhắc lại nhữngđiểm chính yếu sau:- Do chính người sắp lãnh nhận bí tích này chọn [nếu là người thành niên], hoặcdo cha mẹ hay người giám hộ chọn, hoặc nếu thiếu những người ấy thì do cha xứhay thừa tác viên chọn, và những người này phải có khả năng và ý muốn đảmnhận nhiệm vụ đó.- Đủ mười sáu tuổi trọn, trừ khi Giám mục Giáo phận ấn định mức tuổi khác.- Là người Công giáo đã lãnh nhận bí tích Thêm Sức và Thánh Thể, có đời sốngxứng hợp với đức tin và nhiệm vụ đảm nhận.- Không mắc một hình phạt của Giáo Luật đã được tuyên kết hay tuyên bố cáchhợp pháp.- Không phải là cha mẹ đẻ của người được Rửa Tội, Thêm Sức.- Để giúp người đỡ đầu chu toàn bổn phận của mình, điều 893#2 khuyên nên chọnmột người đỡ đầu cho cả bí tích Rửa Tội và Thêm Sức.Lm. Luca Quang Huy

Bài 30BÍ TÍCH THÊM SỨC[x. SGLC từ 1285 đến 1321]

"Nhờ ơn Bí tích Thêm sức, tín hữu gắn bó với Hội Thánh cách hoàn hảo hơn, và được dư đầy sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, do đó họ càng có bổn phận khẩn thiết hơn phải loan truyền và bảo vệ đức tin bằng lời nói và việc làm, như những chứng nhân đích thực của Chúa Kitô". [GH 11].Cũng như sự sống tự nhiên của thân xác, sự sống thần linh của người Kitô hữu do phép Thánh tẩy, cần lớn lên và đạt tới mức trưởng thành [x. Ep 4,13; C1 1,28]. Bí tích Thêm sức được coi là Bí tích trưởng thành của đời sống Kitô hữu. Bí tích Thêm Sức củng cố và hoàn tất những hiệu quả của Bí tích Thánh tẩy. Cả hai Bí tích này biệt lập với nhau, nhưng bổ túc cho nhau và cùng với Bí tích Thánh Thể, làm nên bộ ba, hoàn thành hành trình gia nhập Kitô giáo.

I. Nguồn gốc Bí tích Thêm Sức.

Ðược thụ thai bởi Chúa Thánh Thần trong lòng Trinh Nữ Maria, và được Chúa Thánh Thần ngự xuống khi chịu phép rửa tại sông Giođan, lúc khai mạc cuộc đời hoạt động công khai, Ðức Giêsu luôn hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần nơi bản thân, cũng như khi thi hành sứ mạng Chúa Cha trao phó. Ðiều này chứng tỏ Ðức Giêsu chính là Ðấng Thiên Chúa sai đến, Ðấng Mêsia [x. Mt 3,13-17]; Ga 1,33-34]. Nhưng Ðức Giêsu không lãnh nhận tràn đầy Chúa Thánh Thần cho riêng mình, mà còn cho tất cả những ai tin vào Người: đó là dân của Ðấng Mêsia [x. Ed 36, 25-27; Ge 3, 1-2]. Vì thế, Chúa Phục Sinh đã thông ban Thánh Thần cho các Tông Ðồ vào buổi sáng ngày thứ nhất trong tuần, và tràn đổ ơn Thánh Thần cách đặc biệt vào ngày lễ Ngũ Tuần như Người đã hứa [x. Cv 2,1-4]. Sau đó, để thi hành ý muốn của Chúa Kitô, các Tông đồ đã đặt tay trên những người mới theo đạo, để ban Chúa Thánh Thần, nhằm hoàn tất ơn Thánh Tẩy [x. Cv 8, 15-17; 19, 5-6]. Việc đặt tay ban Thánh Thần của các Tông Ðồ, được coi là nguồn gốc Bí tích Thêm Sức trong Hội Thánh. Sau đó, một thời gian việc xức dầu thánh được thêm vào cùng với việc đặt tay. Cả hai nghi thức này làm nên thành phần chủ yếu của Bí Tích Thêm Sức.

II. Nghi thức và thừa tác viên của Bí tích Thêm Sức.

Nghi thức Bí Tích Thêm Sức chính yếu ở việc xức Dầu Thánh trên trán người đã chịu Thánh Tẩy, và việc đặt tay cùng với lời đọc: "Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần".Việc xức dầu nói lên ý nghĩa của tên gọi Kitô hữu [Người được xức dầu] bắt nguồn từ Chúa Kitô, "Ðấng được xức dầu", vì "Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người" [Cv 10,38]. Từ thời xa xưa, việc xức dầu mang nhiều tính biểu tượng. Dầu có sức thanh tẩy, chữa lành và tăng thêm sức mạnh. Trong Cựu ước, các vua và các tư tế đều được xức dầu tấn phong. Chúa Kitô là "Ðấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận" [Ga 6,27], nên người Kitô hữu cũng được ghi dấu ấn của Chúa Thánh Thần, nhờ việc xức dầu, để xác nhận người đó hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô, và sống cho Người, đồng thời được Thiên Chúa bảo đảm trong cơn thử thách của ngày tận thế. Dấu ấn này thiêng liêng và không thể tẩy xóa, nên người Kitô hữu chỉ lãnh nhận Bí tích Thêm Sức một lần trong đời mà thôi.Trước nghi thức chủ yếu của Bí tích Thêm Sức, Ðức Giám mục giơ hai tay trên những người lãnh nhận bí tích này. Cử chỉ này là dấu hiệu ban Chúa Thánh Thần, có nguồn gốc từ thời các Tông đồ. Kết thúc nghi thức Bí tích Thêm Sức là cái hôn bình an [ở Việt Nam, thường là cái vả nhẹ lên má], nói lên và bày tỏ mối hiệp thông với Ðức Giám mục, và với tất cả mọi tín hữu.Thừa tác viên chính thức và thông thường của Bí tích Thêm Sức là các Ðức Giám mục, và khi có lý do chính đáng, các giám mục có thể ủy quyền cho các Linh mục. Khi một linh mục rửa tội cho người lớn, thì cũng chính linh mục đó có quyền ban Phép Thêm Sức trong cùng một lần cử hành duy nhất. Nếu một Kitô hữu có nguy cơ tử vong, thì bất cứ linh mục nào cũng phải ban phép Thêm Sức cho người đó.

III. Hiệu quả Bí tích Thêm Sức.


Bất cứ Bí tích nào cũng ban ơn Chúa Thánh Thần, nhưng trong Bí tích Thêm Sức, Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy trên các người lãnh nhận, cũng như xưa đã xuống trên các Tông đồ ngày lễ Ngũ Tuần. Như vậy, Bí tích Thêm Sức đào sâu và làm cho lớn lên ân sủng của Bí tích Thánh Tẩy:

  • Ơn làm con cái Thiên Chúa nhờ Thánh tẩy, được sâu xa và bảo đảm hơn,
  • Kết hợp mật thiết hơn với Chúa Kitô,
  • Làm tăng thêm những ân huệ của Chúa Thánh Thần,
  • Gắn bó với Hội Thánh cách hoàn hảo hơn,
  • Và làm thành chứng nhân của Chúa Kitô, để bảo vệ và ban truyền đức tin bằng lời nói và việc làm, để can đảm tuyên xưng Chúa Kitô trong mọi hoàn cảnh.


IV. Ðiều kiện lãnh nhận Bí tích Thêm Sức.

Tất cả những người đã chịu Thánh Tẩy đều có thể và phải lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, để việc gia nhập Kitô giáo được hoàn tất. Tuy nhiên, để lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức cách hiệu quả, cần có những điều kiện sau đây:

  • Người lãnh nhận đã đến tuổi khôn, tức là tuổi biết phân biệt lành dữ. Bí tích Thêm Sức được gọi là "Bí tích trưởng thành Kitô giáo". Nhưng cũng nên lưu ý rằng: trưởng thành siêu nhiên là do ơn Chúa, không nhất thiết lệ thuộc vào sự trưởng thành tự nhiên của tuổi tác.
  • Phải học giáo lý một thời gian để chuẩn bị lãnh Thêm sức. Giáo lý Thêm Sức nhằm dẫn đưa người Kitô hữu kết hợp với Chúa Kitô thân mật hơn, yêu mến và sẵn sàng với tiếng gọi của Chúa Thánh Thần, ý thức và sống mầu nhiệm hiệp thông với Hội Thánh toàn cầu, và cụ thể là với cộng đoàn giáo xứ.
  • Phải ở tình trạng ân sủng, không vướng mắc tội nặng. Tốt hơn là nên đi xưng tội, và tha thiết cầu nguyện, để có thể lãnh nhận ân sủng Chúa Thánh Thần cách thích hợp.
  • Ngoài ra, cần chọn một người làm cha hay mẹ đỡ đầu, để nâng đỡ đời sống đức tin. Nên giữ lại cha hoặc mẹ đỡ đầu khi chịu Thánh Tẩy, để nêu rõ tính thống nhất của hai bí tích này.


V. Bổn phận của những người đã lãnh bí tích thêm sức.
Nhờ Bí tích Thêm Sức, người Kitô hữu được tăng cường sức mạnh để bảo vệ và mở rộng đức tin của mình. Việc đọc và suy gẫm Lời Chúa thường xuyên, không những nuôi dưỡng mà còn phát triển đức tin nơi người Kitô hữu. Trung thành và thường xuyên đến với cộng đoàn Hội Thánh trong các cử hành Phụng vụ [x. Dt 10,25], nhất là cộng đoàn Thánh Lễ ngày Chúa Nhật, đó là cách liên kết với Hội Thánh có hiệu quả, để duy trì và phát triển đức tin. Tham gia các hội đoàn, hoặc lãnh nhận một công việc phục vụ trong giáo xứ [như dạy giáo lý], sẽ giúp người Kitô hữu thi hành bổn phận Thêm Sức.

Ngoài ra, người đã lãnh Thêm Sức cũng có bổn phận làm tông đồ, nghĩa là làm cho người khác nhận biết, yêu mến và phục vụ Chúa Kitô, đối với những người cùng đức tin, cũng như với những người chưa tin. "Chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm những việc tốt" [Dt 10,24]. "Người giáo dân có rất nhiều cơ hội làm việc tông đồ: rao giảng Phúc Âm và thánh hóa. Chính chứng tá của đời sống Kitô, và những việc lành được làm với tinh thần siêu nhiên, có sức lôi kéo người ta đến đức tin, và đến với Thiên Chúa, vì Chúa phán: "Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời" [Mt 5,16]. Tuy nhiên, việc tông đồ này không chỉ tại ở việc làm chứng bằng đời sống. Người tông đồ đích thực còn tìm dịp loan truyền Chúa Kitô bằng lời nói hoặc cho người chưa tin, để đưa họ đến đức tin, hoặc cho tín hữu để giáo huấn họ, củng cố và thúc đẩy họ sống sốt sắng hơn, vì "tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta" [2Cr 5,14] [TÐ 6].

9753

Video liên quan

Chủ Đề