Trong các đặc trưng sau đây có bao nhiêu đặc trưng không phải là đặc trưng của quần thể giao phối

Trần Anh

Những đặc trưng của quần thể giao phối là: [1] Tỉ lệ giới tính. [2] Cấu trúc nhóm tuổi. [3] Sự đa dạng về thành phần loài. [4] Đặc trưng về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài. [5] Kiểu phân bố. A. [1], [2], [5] B. [1], [2], [4] C. [2], [3], [4]

D. [2], [4], [5]

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án A - Quần thể có 5 đặc trưng cơ bản: Tỉ lệ giới tính, cấu trúc nhóm tuổi, kiểu phân bố các cá thể trong quần thể, kiểu tăng trưởng, mật độ cá thể trong quần thể. - [3] và [4] là đặc trưng của quần xã.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Nếu dùng tác nhân đột biến tác động lên hạt phấn để gây ra đột biến, trường hợp nào chắc chắn rằng đột biến sẽ biểu hiện thành kiểu hình? A. Đem hạt phấn nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp. B. Đem hạt phấn cấy lên nhụy của cây cùng loài. C. Đem hạt phấn cấy lên nhụy của hoa trên cùng một cây. D. Đem nuôi hạt phấn, sau đó lai với tế bào sinh dưỡng của cây cùng loài.
  • Để duy trì và củng cố ưu thế lai ở thực vật, người ta áp dụng phương pháp nào sau đây? A. Lai trở lại các cá thể thế hệ F1 với các cá thể thế hệ P. B. Cho tạp giao giữa các cá thể thế hệ F1. C. Cho các cá thể thế hệ F1 tự thụ phấn. D. Sinh sản sinh dưỡng.
  • Cho các nhận định sau về tháp sinh thái, số nhận định đúng là: [1] Hạn chế của tháp số lượng là do phụ thuộc vào số lượng cá thể nên đôi khi bị biến dạng. [2] Tháp sinh khối có giá trị hơn tháp số lượng. [3] Hạn chế của tháp sinh khối là không đề cập đến thời gian tích lũy khối lượng chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng. [4] Tháp sinh khối bao giờ cũng ở dạng chuẩn vì nó đã phản ánh rõ khối lượng chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng. [5] Ở những vùng nước trống trải và sâu, tháp sinh thái thường có đáy nhỏ. [6] Trong tháp năng lượng thì năng lượng mà các bậc dinh dưỡng sản sinh ra thường không phụ thuộc vào số lượng cũng như kích thước của sinh vật. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
  • Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể? A. Chuột. B. Giun đất. C. Thằn lằn. D. Cá hồi.
  • Cho các phát biểu sau về quá trình phiên mã và dịch mã: 1. Quá trình phiên mã ADN của sinh vật nhân sơ xảy ra ở nhân tế bào 2. Mạch ADN được phiên mã luôn luôn là mạch có chiều 3’ – 5’ 3. Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là enzim ARN polimeraza 4. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay 5. Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, trong quá trình protein được tổng hợp vẫn có sự tham gia trực tiếp của ADN 6. Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm riboxom, giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein các loại Những phát biểu đúng là: A. 2, 3, 5, 6 B. 1, 2, 3, 5, 6 C. 1, 2, 4, 5 D. 2, 3, 4, 6
  • Trường hợp nào sau đây làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp? [I] Trường hợp gen này có tác dụng kiềm hãm không cho gen alen với nó biểu hiện ra kiểu hình. [II] Trường hợp hai hay nhiều gen không alen cùng quy định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò tương đương nhau. [III] Trường hợp hai hay nhiều gen khác locut tác động qua lại quy định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ. [IV] Trường hợp một gen cùng chi phối sự phát triển của nhiều tính trạng. A. IV. B. II. C. II, III. D. I, II, III.
  • Có hai dòng thực vật đột biến thuần chủng kí hiệu là X và Y. Một dòng mang đột biến đồng hợp chuyển đoạn còn một dòng đồng hợp về đảo đoạn. Tuy nhiên cả hai dòng đều có hình thái rất giống nhau và không phân biệt được nếu không có các phân tích sâu sắc hơn. Biết rằng cả hai đột biến đều không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản. Vậy muốn xác định dòng nào thuộc dạng đột biến nào ta phải làm như thế nào? A. Phân tích bộ NST đem so sánh với nhiễm sắc đồ để thấy sự sai nhau B. Cho lai hai dòng này thuận nghịch rồi quan sát phân tích đời con mỗi phép lai C. Đem lai lần lượt các dòng này với các dòng thuần chủng bình thường và quan sát phân tích đời con mỗi dòng D. Gây đột biến cấu trúc dòng bình thường, sau đó lai lần lượt với mỗi dòng và quan sát, phân tích đời con lai mỗi dòng
  • Cho các khu sinh học [biom] sau: [1] Hoang mạc. [2] Vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp. [3] Các hồ nước nông. [4] Các rạn san hô. Khu sinh học nào nghèo nhất: A. [1] và [2]. B. [1] và [3]. C. [2] và [3]. D. [3] và [4].
  • Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, sự phân li kiểu gen, kiểu hình của thế hệ con của phép lai: ABD/abd x ABD/abd có kết quả: A. Như kết quả lai một cặp tính trạng ở F2. B. Như kết quả tương tác bổ sung ở F2. C. Giống tác động cộng gộp 2 kiểu gen ở F2. D. Giống kết quả phép lai 2 cặp tính trạng phân li độc lập ở F2.
  • Cho các phát biểu sau về ADN trong nhân và ADN ngoài nhân: 1. ADN ngoài nhân nhân đôi độc lập so với ADN trong nhân. 2. ADN ngoài nhân liên kết với protein histon còn ADN trong nhân thì không. 3. Nhìn chung, ADN trong nhân có số lượng nuclêôtit nhiều hơn so với ADN ngoài nhân. 4. ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép, dạng thẳng còn ADN ngoài nhân có cấu trúc đơn dạng vòng. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 12 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm:Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A. Độ đa dạng

B. Kích thước quần thể

C. Mật độ cá thể

D. Tỉ lệ đực - cái

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Độ đa dạng

Giải thích:

- Độ đa dạng không phải đặc trưng của quần thể mà là đặc trưng của quần xã. Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là:cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức với phần mở rộng về bài:Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật nhé!

Kiến thức mở rộng về quần thể sinh vật

I. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.

II. Nhóm tuổi

- Người ta chia cấu trúc tuổi thành:

+ Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.

+ Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể

+ Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

- Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tùy từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

- Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế è nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ è nghề cá đã khai thác quá mức.

III.Sự phân bố của cá thể trong quần thể

- Sự phân bố cá thể của quần thể tạo thuận lợi cho các cá thể sử dụng tối ưu nguồn sống trong khu vực phân bố. Có ba kiểu phân bố cá thể:

IV. Kích thước của quần thể sinh vật

- Kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.

- Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít.

- Các cực trị của kích thước quần thể và ý nghĩa:

+ Kích thước quần thể có 2 cực trị: kích thước tối thiểu và kích thước tối đa.

+Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì sự tồn tại của loài. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

+Kích thước tối đa là giới hạn cao nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật... tăng cao, dẫn tới một số cá thể chết hoặc di cư ra khỏi quần thể.

- Những nhân tố nào làm thay đổi kích thước quần thể

+ Kích thước của quần thể thay đổi phụ thuộc vào 4 yếu tố:sức sinh sản, mức độ tử vong, số cá thể nhập cưvà xuất cư. Các yếu tố này thường bị thay đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường sống nhưsự biến đổi khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn, số lượng kẻ thù... và mức độ khai thác của con người. Ngoài ra, mức tử vong của quần thể còn phụ thuộc nhiều vàotiềm năng sinh họccủa loài như khả năng sinh sản, sự chăm sóc con cái...

- Mức độ sinh sản của quần thể

+ Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

+ Mức độ sinh sản phụ thuộc vào sức sinh sản của các cá thể trong quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái.

- Mức độ tử vong của quần thể

+ Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

+ Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc trước hết vào tuổi thọ trung bình của sinh vật, các điều kiện sống của môi trường... và mức độ khai thác của con người.

- Phát tán của quần thể[xuất cư và nhập cư].

+ Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới. Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.

+ Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dài... hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể. Xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở nên gay gắt.

- Quan hệgiữa 4 nhân tố

+ Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 nhân tố là mức độ sinh sản [b], mức độ tử vong [d], mức độ xuất cư [e] và mức độ nhập cư [i] có quan hệ với nhau : số cá thể mới sinh ra cộng với số cá thể nhập cư bằng với số cá thể tử vong cộng với số cá thể xuất cư

V.Tăng trưởng của quần thể sinh vật

- Tăng trưởng của quần thể sinh vật theo tiềm năng sinh học và trong thực tế:

- Tăng trưởng của quần thể người:Dân số thế giới tăng liên tục, đến 2017 có thể lên đến 8 tỉ người. Dân số thế giới đạt mức tăng trưởng cao là nhờ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, tuổi thọ được nâng cao.

Video liên quan

Chủ Đề