Tại sao uống cafe lại buồn nôn

Ngày nay, cà phê trở thành một thức uống không thể thiếu đối với mọi người. Nó giúp chúng ta tỉnh táo hơn để làm việc, cảm thấy có năng lượng hơn trong các hoạt động. Tuy nhiên, có những lúc tác động động của cà phê làm cho chúng ta rất mệt mỏi. Tình trạng này là gì? triệu chứng ra sao? và chúng ta cần làm gì trong tình huống này?

Tình trạng say cà phê là gì?

Say cà phê hay trong thuật ngữ y khoa được gọi là ngộ độc. Đây là tình trạng mà hệ thống thần kinh trung ương bị kích thích quá mức. Gây ra bởi một liều lượng cao Caffeine. Caffeine thực chất là một gây nghiện và có thể gây suy giảm về thể chất, tâm thần và tâm thần vận động. 

Cà phê là nguồn phổ biến nhất chứa một lượng lớn caffeine. Các nguồn caffeine khác có thể là trà, nước tăng lực, soda, sô cô la, thuốc giảm đau và thuốc chữa cảm lạnh. Caffeine thường được được sử dụng để cải thiện tâm trạng, sự tập trung, sự tỉnh táo và chức năng nhận thức. Mặc dù nhiễm độc caffeine thường không kéo dài hơn một ngày, nhưng liều rất cao có thể cần tới bệnh viện ngay lập tức vì dễ gây tử vong.

Tình trạng phổ biến nhất của nhiễm độc caffeine là ảnh hưởng vào giấc ngủ. 

Caffeine được bổ sung với liều cao có thể gây nguy hiểm cho chúng ta

Triệu chứng của ngộ độc cà phê

Một số loại triệu chứng xảy ra với tình trạng này. Các triệu chứng này có thể không quá nghiêm trọng và bạn có thể tự tìm cách cải thiện. Ví dụ: bạn có thể trải nghiệm:

  • Chóng mặt, cảm giác lâng lâng.
  • Nói nhanh, nói nhiều hơn, cảm giác chủ quan về các suy nghĩ đang chạy đua trong đầu.
  • Bồn chồn, bứt rứt.
  • Tăng nhịp tim.
  • Tiêu chảy.
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Cảm giác khát nước.
  • Mất ngủ.
  • Đau đầu.
  • Sốt nhẹ.
  • Dễ cáu gắt.

Các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn và cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức bao gồm:

  • Khó thở.
  • Nôn.
  • Ảo giác.
  • Lơ mơ.
  • Đau hoặc tức ngực.
  • Nhịp tim không đều hoặc nhanh quá mức.
  • Cử động cơ bắp không kiểm soát.
  • Cơn co giật.
Tuy hiếm, nhưng tình trạng ngộ độc cà phê có thể dẫn đến tử vong

Em bé cũng có thể bị ngộ độc caffeine. Điều này có thể do mẹ uống nhiều caffeine và chất này vào sữa. Một số triệu chứng nhẹ bao gồm buồn nôn và cơ liên tục căng giãn. Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn có thể bao gồm nôn mửa, thở nhanh và sốc. Nếu một đứa trẻ đang gặp phải những triệu chứng này, hãy tới bác sĩ ngay lập tức để chẩn đoán và điều trị.

Làm gì khi bị nhiễm độc cà phê?

Thời gian bán hủy của một loại thuốc là mất bao lâu để một nửa lượng thuốc rời khỏi cơ thể. Thời gian bán hủy của caffeine là 3 đến 5 giờ. Đối với những người xuất hiện các triệu chứng không đáng lo ngại, chẳng hạn như cảm thấy bồn chồn hoặc mất nước. Những tác dụng này thường sẽ biến mất trong vòng 3 đến 5 giờ.

Trong trường hợp các triệu chứng nhẹ, có thể thực hiện các bước sau tại nhà:

  • Không uống thêm caffeine.
  • Uống thêm nước để bù nước.
  • Đi bộ để sử dụng bớt năng lượng và giảm cảm giác bồn chồn.
  • Đối với những người quá khó chịu với tác dụng của cà phê, có thể sử dụng thêm than hoạt tính. Than hoạt tính có thể ngăn không cho hấp thụ thêm caffeine vào ruột. Và trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng như lơ mơ, co giật,… thì phải nhập viện ngay lập tức.

Uống cà phê như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Tiêu thụ thường xuyên liều cao caffeine có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày.
  • Khó ngủ.
  • Lo âu và trầm cảm.

Những người tiêu thụ caffeine thường xuyên phát triển khả năng dung nạp một số tác dụng phụ của nó. Uống cà phê điều độ cũng có thể có lợi cho sức khỏe. Nhưng điều quan trọng phải biết uống cà phê một cách hợp lý.

Nên sử dụng cà phê nguyên chất

Lựa chọn loại cà phê nguyên chất và không lẫn phụ gia. Như các loại tạp chất như đậu rang, bắp rang, cơm cháy rang hay các phụ phẩm khác. Việc uống phải loại cà phê có các loại phụ gia này gây hại cho sức khỏe.

Hạn chế thêm đường khi uống cà phê

Nghe có vẻ khó khăn cho những người không thích vị đắng. Nhưng thực chất, khi thêm đường vào cà phê, thì sẽ làm hấp thu đường nhanh hơn cả cà phê.

Uống một li cà phê mỗi ngày

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên sử dụng 400mg cà phê. Việc sử dụng đều đặn lượng cà phê như vậy sẽ mang lại một lợi ích cho người sử dụng.

Uống cà phê sau ăn

Rất nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng trước khi ăn. Tốt nhất là uống cà phê  sau ăn khi bụng đã có thức ăn lót dạ. Caffeine có thể kích thích cơ thể giải phóng đường vào máu. Nó kích thích tuyến tụy xuất ra insulin. Dạ dày trống có thể làm giảm lượng đường trong máu và khiến bạn thèm đường nhiều hơn. Chưa kể việc uống cà phê khi dạ dày trống dễ làm tăng nguy cơ loét dạ dày.

Tuy nằm trong nhóm chất gây nghiện, nhưng thực chất không có hại nếu biết sử dụng đúng cách. Việc sử dụng cà phê đều đặn và đúng cách không những mang lại một tinh thần sảng khoái, năng lượng tràn trề để làm việc. Mà nó con mang lại những lợi ích đang kể cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh.

Cà phê là một đồ uống phổ biến hiện nay, tuy nhiên nhiều người thường xuyên sử dụng phát hiện thấy uống cafe gây đau dạ dày, thậm chí còn có nhiều biến chứng khác. Vậy trong thành phần của cà phê có gì khiến người sử dụng bị đau dạ dày?

Các nhà khoa học đã vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân, sau khi có những người uống cà phê có đau dạ dày phản ánh triệu chứng của họ. Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng vị đắng của cà phê có khả năng kích thích sản xuất axit dạ dày. Đó là lý do làm nhiều người tin rằng uống cà phê gây đau dạ dày, làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có ở dạ dày như hội chứng ruột kích thích [IBS], và gây ra một số triệu chứng như ợ nóng, loét, buồn nôn, trào ngược axit, khó tiêu.

Một số người cho rằng uống cà phê với một chiếc bụng đói đặc biệt có hại do không có thức ăn để ngăn cản axit cà phê làm hỏng niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm thấy mối liên hệ giữa uống cà phê với bụng đói với nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày.

Mặc dù có một số người nhạy cảm với cà phê, khi uống sẽ có các biểu hiện ợ nóng, nôn mửa, khó tiêu nhưng tần số và mức độ nghiêm trọng không thay đổi dù họ có uống cà phê với cái bụng no hay đói.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phản ứng của dạ dày với cà phê. Nếu bạn gặp các vấn đề tiêu hóa sau khi uống cà phê lúc đói mà không phải lúc no thì cần phải điều chỉnh lại thời gian uống cà phê cho phù hợp.

Người mắc bệnh lý đường tiêu hóa cần có thời gian uống cà phê khoa học

Caffeine là một chất kích thích tự nhiên có trong cà phê giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn. Một tách cà phê 8 ounce [240 ml] chứa khoảng 95 mg caffeine.

Nhiều người cho rằng caffeine chỉ đơn thuần là một chất kích thích tinh thần, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể làm tăng tần suất các cơn co thắt ở hệ tiêu hóa. Ví dụ, một nghiên cứu cũ từ năm 1998 cho thấy cà phê chứa caffein kích thích đại tràng nhiều hơn 23% so với cà phê decaf và hơn 60% so với nước. Điều này chỉ ra rằng caffeine có khả năng kích thích mạnh với các cơ quan phía dưới của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra caffeine có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây đau dạ dày nếu nó đặc biệt nhạy cảm.

Ngoài caffeine, các nghiên cứu còn chỉ ra axit cà phê cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày. Cà phê chứa nhiều axit như axit chlorogen và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide, đã được chứng minh là làm tăng sản xuất axit dạ dày. Loại axit này có tác dụng phân hủy thức ăn để nó di chuyển xuống ruột, tiếp tục được tiêu hóa. Họ cho rằng cà phê có thể làm nặng thêm các triệu chứng ợ nóng, nghiên cứu là không thuyết phục và cho thấy không có mối liên hệ đáng kể nào.

Trong một số trường hợp, cà phê không phải là thứ làm cho dạ dày trở nên khó chịu. Trên thực tế, khó chịu ở dạ dày có thể là do các chất phụ gia như sữa, kem, chất làm ngọt hoặc đường, mà hơn 2⁄3 người Mỹ thêm vào cà phê.

Một số trường hợp cho thấy cà phê không phải nguyên nhân gây đau dạ dày

Ví dụ, khoảng 65% người trên toàn thế giới không thể tiêu hóa lactose, một loại đường sữa, có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, co thắt dạ dày hoặc tiêu chảy ngay sau khi tiêu thụ các sản phẩm bơ sữa.

Trong một số trường hợp, người dùng chuyển sang sử dụng cà phê decaf có thể giúp giảm đau dạ dày. Điều này chỉ có tác dụng khi caffeine là thủ phạm gây đau.

Trong thành phần của cà phê decaf vẫn chứa các loại axit cà phê như axit chlorogen và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide, có liên quan đến việc tăng sản xuất axit dạ dày và co thắt ruột.

Ngoài ra, việc thêm sữa, kem, đường hoặc chất ngọt vào cà phê decaf có thể làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày ở những người nhạy cảm với các chất phụ gia này.

  • Caffeine có thể gây nghiện, đặc biệt là những người nhạy cảm với caffeine có tính di truyền. Điều đó là vì việc uống cà phê thường xuyên có thể làm thay đổi thành phần hóa học của não, đòi hỏi lượng caffeine lớn hơn dần để tạo ra các đáp ứng tương tự.
  • Uống quá nhiều cà phê có thể dẫn đến lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh và các cơn hoảng loạn. Nó thậm chí còn có thể dẫn đến đau đầu, đau nửa đầucao huyết áp ở một số người. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng bạn nên giới hạn lượng caffeine của mình ở mức khoảng 400 mg mỗi ngày, tương đương với 4 - 5 cốc cà phê.
  • Cà phê cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt là khi uống nó vào cuối ngày vì tác dụng của nó có thể kéo dài đến 7 giờ ở người lớn.

Cà phê dùng cuối ngày có thể gây tình trạng mất ngủ

  • Caffeine có thể dễ dàng vượt qua nhau thai và tác dụng của nó có thể kéo dài đến 16 giờ so với bình thường ở phụ nữ mang thai và em bé. Do đó, phụ nữ mang thai được khuyến khích giới hạn lượng cà phê ở mức 1 - 2 cốc [240 - 480 ml] mỗi ngày.

Đối với người mới bắt đầu, uống cà phê từ từ từng ngụm có thể làm dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, cố gắng tránh uống cà phê khi bụng đói. Cà phê được coi là có tính axit, do đó, nhấm nháp nó trong thời gian ăn trưa có thể làm giảm mức độ hấp thụ loại thức uống này.

Dưới đây là một số cách khác để giảm thiểu độ axit của cà phê:

  • Chọn hạt cà phê có màu tối: Nghiên cứu cho thấy hạt cà phê được rang lâu hơn và rang ở nhiệt độ cao hơn thì tính axit sẽ ít đi. Điều đó có nghĩa là những hạt cà phê có màu tối có xu hướng ít axit hơn so với các hạt cà phê có màu sáng.
  • Uống cà phê lạnh: Nghiên cứu cho thấy cà phê lạnh có ít tính axit hơn cà phê nóng.
  • Chọn các sản phẩm có bã cà phê có kích thước lớn: Nghiên cứu cho thấy bã cà phê kích thước càng nhỏ thì tính axit của nó thấp. [Bã cà phê là sản phẩm thải ra từ việc pha cà phê, trong giai đoạn cuối của quá trình pha chế cà phê].

Ngoài ra, nếu bạn muốn thưởng thức một tách cà phê sữa nhưng cơ thể lại không dung nạp đường lactose hoặc gây khó chịu dạ dày thì chuyển sang pha cà phê không sữa với các loại sữa khác như sữa đậu nành hoặc hạnh nhân.

Cà phê là một đồ uống trong đời sống hàng ngày, thực tế cà phê sẽ không quá nguy hại nếu người sử dụng chúng một cách khoa học, đúng liều lượng, đặc biệt với người mắc các bệnh lý về dạ dày.

Cà phê không sữa là sự lựa chọn lý tưởng không gây khó chịu dạ dày

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Uống cafe nhiều có tác hại gì tới tim mạch không?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề