Vì sao chuột lại đứng đầu mười con giáp

Vì sao chuột lại đứng đầu mười con giáp

Tích xưa Trung Quốc lý giải rằng mọi chuyện đều liên quan tới một cuộc chạy thi do Ngọc Hoàng tổ chức

Theo BBC, tích xưa Trung Quốc lý giải rằng mọi chuyện đều liên quan tới một cuộc chạy thi do Ngọc Hoàng - vị thần tối thượng trong văn hóa Trung Quốc và một số nước châu Á, tổ chức cho các loài động vật tham gia.

Năm đó, 12 con vật tham gia cuộc chạy thi bao gồm lợn, chó, gà trống, khỉ, dê, ngựa, rắn, rồng, thỏ, hổ, trâu và chuột.

Như một phần thưởng cho cuộc đua, Ngọc Hoàng quyết định lấy tên 12 con vật tham gia cuộc thi để đặt cho các năm. Nếu hết, lại vòng lại từ đầu. Và thứ tự đặt tên cũng chính là thứ hạng trong cuộc chạy đua.

Vị trí 1-2

Vì sao chuột lại đứng đầu mười con giáp

Chuột giành giải nhất trong cuộc đua nhờ trí thông minh

Đường đua bao gồm một con sông lớn và mọi loài vật từ lớn đến bé đều phải vượt qua mới tới được vạch đích.

Chuột nhỏ bé nhất trong số 12 con vật nhưng cũng là thông minh nhất. Nó thuyết phục để trâu cho nó ngồi lên đầu băng qua sông. Và khi trâu kiệt sức lúc lên bờ, chuột nhanh chân chạy tới vạch đích và kết thúc ở vị trí đầu tiên. Trâu xếp ở vị trí thứ hai.

3 vị trí tiếp theo

Hổ có sức mạnh và tốc độ nhưng phải vượt sông có sóng lớn khiến nó bị chậm lại. Nhưng cuối cùng, "chúa sơn lâm" vẫn đủ sức để kết thúc cuộc đua ở vị trí thứ 3. Ở vị trí thứ 4 là thỏ (Việt Nam là mèo). Cũng bị kiệt sức, thỏ suýt bị cuốn trôi nhưng may mán bám được vào một khúc gỗ và bơi vào bờ.

Vì sao chuột lại đứng đầu mười con giáp

Rồng có thể giành vị trí số 1 nhưng vì nhiều lý do nên chấp nhận đứng thứ 5

Ở vị trí thứ 5 là rồng, sinh vật trong truyền thuyết có thể bay. Theo lẽ thường, rồng sẽ là "ứng viên hàng đầu" cho vị trí số 1 với khả năng của mình. Vậy lí do gì khiến sinh vật này chỉ xếp thứ 5? Theo tích xưa Trung Quốc, trong lúc đua, rồng phát hiện lửa cháy đe dọa tính mạng của người dân gần đó nên quyết định dập lửa. Khi quay trở lại cuộc đua, nó lại trông thấy thỏ đang chới với giữa sông. Một lần nữa, rồng thổi gió đẩy thỏ vào bờ.

Vị trí 6-7

Ngựa ở không quá xa so với rồng và nghĩ rằng vị trí thứ 6 sẽ "nằm trong khả năng" của nó. Tuy nhiên, ngựa không thể ngờ rắn xảo quyệt đã quấn chặt vào chân ngựa và không tốn chút công sức nào. Khi gần tới đích, rắn bò ra dọa cho ngựa một phen khiếp vía và ung dung bước qua vạch đích, xếp thứ 6. Trong khi đó, ngựa ngậm ngùi nhận vị trí thứ 7.

 8-9-10

Kết thúc ở 3 vị trí tiếp theo là dê, khỉ và gà trống. Cả 3 con vật này là ví dụ tuyệt vời của việc làm việc nhóm hiệu quả. Chúng cùng tìm một chiếc bè và dùng nó để qua sông an toàn. Khi tới vạch đích, dê lên trước, theo sau là khỉ và gà trống.

2 vị trí cuối

Các vị trí cuối trong 12 con giáp thuộc về chó và lợn. Chó chỉ giành được vị trí thứ 11 vì mải chơi và thích đùa giỡn dưới nước thay vì bơi qua sông.

Vì sao chuột lại đứng đầu mười con giáp

Vì ham ăn, lười biếng nên lợn chấp nhận vị trí cuối cùng

Vậy còn lợn? Con vật đứng vị trí cuối cùng trong 12 con giáp vì đang chạy đua thì cảm thấy đói. Nó dừng lại tìm thức ăn, ăn no nên lại lăn ra ngủ. Tới lúc thức dậy, mọi việc gần như đã an bài. 

Theo quan niệm của người Trung Quốc, vì sao mèo không xuất hiện trong 12 con giáp?

Nguyên do có liên quan tới chuột. Trước cuộc thi, mèo và chuột khá thân nhau. Mèo muốn chợp mắt để lấy sức thi đấu nhưng sợ ngủ quên nên dặn chuột đánh thức dậy. Nhưng vì quá phấn khích với cuộc thi, chuột cũng quên lời mèo dặn. Lúc mèo thức dậy, cuộc thi đã gần ngã ngũ. Đó cũng là một lời lý giải của người Trung Quốc xưa về việc vì sao mèo luôn ghét chuột.

Cách lý giải khác

Theo lối tính thời gian của Trung Quốc ngày xưa, một ngày được chia thành 12 giờ (một giờ tương đương với 2 giờ ngày nay). Người xưa căn cứ vào giờ giấc hoạt động của 12 con giáp để áp vào 12 giờ trong ngày.

Cụ thể, giờ Tý - từ 23h đến 1 giờ sáng - đây là lúc chuột hoạt động nhộn nhịp nhất, vì vậy lấy giờ Tý gắn với chuột. Giờ Sửu - từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng - là thời điểm trâu nhai lại thức ăn, lấy sức chuẩn bị sáng sớm đi ra ruộng cày.

Giờ Dần - từ 3 giờ đến 5 giờ sáng - được cho là thời điểm hổ hung dữ nhất khi đi săn mồi. Giờ Mão - từ 5 giờ đến 7 giờ sáng - là thời điểm mặt trời vẫn chưa ló rạng, mặt trăng (còn gọi là thỏ ngọc) vẫn còn lấp ló. Giờ Thìn - từ 7 giờ đến 9 giờ - người xưa quan niệm là lúc rồng làm mưa, làm gió.

Giờ Tỵ - từ 9 giờ đến 11 giờ trưa - là lúc rắn thu mình trong hang. Giờ Ngọ - từ 11 giờ trưa đến 13h - là lúc ngựa đang chạy. Giờ Mùi - từ 13h đến 15h - lúc này dê đang lang thang gặm cỏ. Giờ Thân - từ 15h đến 17h - là lúc khỉ vui nhộn nhất. Giờ Dậu - từ 17h đến 19h - thời điểm gà lên chuồng. Giờ Tuất - từ 19h đến 21 - là lúc chó phải canh giữ nhà. Giờ Hợi - từ 21h đến 23h - là lúc lợn ngủ say nhất.

12 con giáp gần như đã quá quen thuộc với mọi người, bởi đây là hệ thống chu kỳ được dùng trong các nền văn hóa Á Đông bao gồm Việt Nam; Trung Quốc; Hàn Quốc; Nhật Bản; v.v… Nói về nguồn gốc của 12 con giáp, nhiều tài liệu ghi chép lại cho rằng truyền thuyết này khởi nguồn từ Trung Quốc, còn có tên gọi khác là Can Chi. Cho đến nay, câu chuyện về vận mệnh 12 con giáp vẫn chưa bao giờ làm người khác hết hứng thú.

Vì sao chuột lại đứng đầu mười con giáp

Có một điều mà nhiều người khi tiếp xúc với văn hóa này đều thắc mắc rằng tại sao Chuột lại là con vật được xếp đầu tiên trong 12 con giáp? Chuột nhỏ bé và không dũng mãnh như Hổ, nói về cống hiến cho con người sao có thể bằng Trâu? Đối với nền văn hóa Trung Quốc từ cổ chí kim lại càng không thể so sánh được với Rồng, các loài vật còn lại đều có lợi thế nhất định. Duy chỉ có chuột là người ta cho rằng có lẽ đây là may mắn của nó. Đã từng có rất nhiều câu chuyện truyền thuyết nhằm lý giải về điều này nhưng phổ biến nhất vẫn là câu chuyện về mối quan hệ giữa Mèo và Chuột.

Vì sao chuột lại đứng đầu mười con giáp

Rất lâu rất lâu về trước, khi Ngọc Hoàng muốn lựa chọn 12 con vật để sắp xếp vào chu kỳ thời gian, ông đưa ra thông báo rằng việc lựa chọn không có yêu cầu gì đặc biệt. Chỉ cần đến trước sau đó thể hiện bản lĩnh của mình sẽ được lựa chọn.

Tất cả các loài vật đều muốn mình được lựa chọn, bởi vậy nên tất bật chuẩn bị đi từ sớm. Tự thấy bản thân nhỏ bé lại chẳng có điểm mạnh gì, điều này có thể khiến chuột không được lựa chọn. Tương truyền rằng mối quan hệ giữa Chuột và Mèo lúc ấy vẫn còn rất tốt. Nhưng Mèo có tật lười biếng thích ngủ, tính cách lại rất thành thật, nó nhờ Chuột đánh thức mình để cùng lên thiên đình báo danh.

Ngờ đâu Chuột nảy tính ích kỷ, lúc đầu đáp ứng ngay, nhưng sau đó nó suy nghĩ lại. Vốn chỉ có 12 vị trí, ai cũng đều muốn được nằm trong 12 con giáp, Mèo lại được nhiều người thích hơn Chuột, nếu cả hai cùng đi, Chuột nhất định sẽ không được chọn. Vậy là nó quyết định lẻn bỏ đi một mình.

Vì sao chuột lại đứng đầu mười con giáp
Chuột vui vẻ mà đi, nhưng đi được nửa đường, nó lại nghĩ liệu mình nhỏ bé thế này Ngọc Hoàng có nhìn thấy không? Thế là nó nghĩ cách, thấy Trâu to lớn thật thà, nó liền nói với Trâu rằng mình chỉ đến xem, mong có thể được Trâu đưa tới. Trâu thấy vậy cũng không nghĩ nhiều mà đồng ý.

Như dự tính, Trâu là con vật đến Thiên đình đầu tiên. Khi Ngọc Hoàng chuẩn bị đưa tên Trâu vào vị trí đứng đầu thì bất chợt nghe tiếng hét: “Tôi cũng là người đến đầu tiên!”. Nghe thấy giọng nói, Ngọc Hoàng bất ngờ và thấy kỳ lạ, nhìn kỹ lắm mới thấy hóa ra trên lưng Trâu là Chuột nhỏ bé. Ngọc Hoàng hỏi nó là ai, khi nghe nó báo danh và kể lại hành trình, Ngọc Hoàng đáp ứng để Chuột đứng đầu nhờ sự thông minh của nó.

Mèo lười thức dậy khi Ngọc Hoàng đã hoàn thành việc tuyển chọn. Biết mình bị lừa nên cho đến ngày nay, Mèo vẫn rất thù và ghét Chuột. Mỗi khi gặp Chuột sẽ đuổi bắt đến chết.

Đây là truyền thuyết gốc của Trung Hoa, tuy nhiên ở Việt Nam, câu chuyện này được biến tấu thành một dị bản khác có sự xuất hiện của Mèo. Theo đó, khi Mèo đến Thiên đình và tố cáo Chuột, đúng lúc ấy tiên nữ Hằng Nga lại cần một con vật canh giữ cung trăng, bởi vậy Ngọc Hoàng đã đồng ý thay thế Thỏ bằng Mèo.

Thế là Mèo được tham gia vào 12 con giáp với thứ tự như sau: Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và cuối cùng là Heo.


*   Đầu tiên là sự giải thích của các học giả dựa trên quy luật hoạt động của các con vật trong một ngày đêm:

Vì sao chuột lại đứng đầu mười con giáp

   Giờ tý là từ 11h đêm đến 1h sáng: chuột hoạt động mạnh nhất vào giờ này, do đó lấy giờ tý gắn với chuột. Giờ sửu là từ 1h sáng đến 3h sáng: là lúc con trâu còn nhai lại thức ăn đêm qua Giờ dần là từ 3h sáng đến 5h sáng: là lúc con cọp đang tìm thức ăn trong rừng, lúc nó hung tợn nhất. Giờ mão từ 5h sáng đến 7h sáng là lúc thỏ(mèo) ngọc còn đang sắc thuốc. Giờ thìn từ 7h sáng đến 9h là lúc đàn rồng đang hô mây gọi gió trong thần thoại Giờ tị từ 9h đến 11h, giờ này rắn trong hang, ít cắn người. Giờ ngọ từ 11h đến 1h trưa vì ngựa là tính dương mà lúc này dương khí đang lên nên đây được coi là lúc mã phi giữa không trung Giờ mùi từ 1h đến 3 h chiều là giờ dê ăn cỏ. Giờ thân 3h đến 5h chiều lúc khỉ nhảy nhót vui nhộn nhất Giờ dậu 5h đến 7h chiều gà bắt đầu về ổ. Giờ tuất từ 7h đến 9h tối lúc chó bắt đầu giữ nhà phòng trộm Giờ hợi từ 9h đến 11h khuya lúc heo ngủ ngon nhất Truyền thuyết “chuột cắn trời mở. chuyện rằng màn đêm phủ kín trời đất, phải tiêu hao hết bầu không khí hỗn độn mới có thể xóa đi đêm đen, để bình minh ló dạng. Chuột hoạt động vào ban đêm đã cắn phá ban đêm, mang đến ánh dương, do đó giờ tý chỉ đi với chuột.Chính vì chuột tiêu hao đi bầu không khí hỗn độn nên còn có tên gọi là “Hao Tử”

*   Cách thứ hai: việc lấy tên một con vật áp vào một Địa Chi tương ứng là được xác định trên cơ sở Âm - Dương. Do Địa Chi bên dưới Thiên Can nên người ta lấy chân, vuốt của động vật để phân biệt theo Âm - Dương. Người xưa đã xếp 6 Địa Chi Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc Dương, do vậy đã dùng những động vật có đặc trưng số lẻ trên thân thể để biểu thị như Chuột, Hổ, Rồng, Khỉ, Chó có 5 ngón và Ngựa có 1 móng. Còn 6 Địa Chi Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc Âm, nên dùng các con vật có móng, vuốt chẵn để biểu thị như Trâu, Thỏ, Dê, Gà, Lợn đều có 4 vuốt. Rắn tuy không có chân nhưng lưỡi của nó lại chia ra làm 2 nên cũng được tính. Như vậy, 12 Địa Chi đã kết hợp với 12 con vật thành 12 con giáp. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là ở chỗ Tý thuộc Dương nhưng lại có một chút tính Âm: giờ Tý là từ 11 giờ đêm hôm trước (Âm) đến 1 giờ sáng hôm sau (Dương), chân trước của Chuột có 4 ngón (Chẵn), chân sau có 5 ngón (Lẻ). Do Chuột mang đủ cả Âm và Dương nên nó xứng đáng được áp vào giờ Tý và đứng đầu 12 con giáp.

Theo chúng tôi, việc xác định con chuột đứng đầu các địa chi theo cách giải thích thứ 2 sẽ hợp lý hơn