Ví dụ về nhu cầu thể hiện bản thân

Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, hầu hết chúng ta đều đủ sức đảm bảo các nhu cầu sống cơ bản như nhà cửa, cơm ăn, áo mặc… của chính mình. Khi cuộc sống tương đối đủ đầy, khi có thể tạm thời gác lại những lo toan bộn bề thường nhật, mỗi người sẽ kết nối sâu sắc hơn với thế giới nội tâm đồng thời nhận ra rằng họ luôn khao khát tự thể hiện bản thân.

Tự thể hiện bản thân là gì?

Tự thể hiện bản thân là nhu cầu khẳng định chính mình, tự do khám phá và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất hun đúc nên lòng tự tôn và sự bản lĩnh, thúc đẩy mỗi cá nhân nỗ lực chinh phục đam mê, hăng hái tiến về phía trước và dũng cảm đương đầu với mọi thách thức. Nói một cách đơn giản, tự thể hiện bản thân là mong muốn cống hiến, sáng tạo, chứng tỏ năng lực nhằm nhận được sự công nhận, tôn vinh từ những người xung quanh.

Thuật ngữ tự thể hiện bản thân được nhà thần kinh – tâm thần học nổi tiếng người Đức Kurt Goldstein giới thiệu vào đầu thế kỷ 20. Ông cho rằng, mỗi hành động của chúng ta đều gắn bó chặt chẽ với khát vọng thể hiện bản thân. Do đó, đây cũng chính là mục đích cuối cùng trong cuộc sống của mỗi con người. Tuy nhiên, khái niệm ấy vẫn còn rất xa lạ với công chúng cho đến khi nhà tâm lý học Abraham Maslow đào sâu điều này trong thuyết tháp nhu cầu Maslow.

Trong một bài viết mang tên A Theory of Human Motivation (tạm dịch: Lý thuyết về động lực của con người) vào năm 1943, Maslow khẳng định, con người chỉ thực sự tự thể hiện bản thân sau khi đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Trong cuốn Motivation and Personality (tạm dịch: Động lực và tính cách), ông giải thích rằng người nhạc sĩ không ngừng soạn nhạc, người họa sĩ liên tục vẽ tranh, các nhà văn nỗ lực sáng tác để tìm thấy sự bình yên, tĩnh tại trong tâm hồn… Con người luôn cần được sống đúng với bản chất của chính mình. Nhu cầu này được gọi là tự thể hiện bản thân. Nó đề cập đến khát khao phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân.

19 dấu hiệu của sự tự thể hiện bản thân

Khi công bố lý thuyết của mình, Abraham Maslow trình bày 17 đặc điểm của sự tự thể hiện bản thân. Hơn 70 năm sau, vào năm 2018, nhà tâm lý học Scott Barry Kaufman đã tiến hành một nghiên cứu để xác định mức độ phù hợp của chúng trong thế kỷ 21. Kết quả cho thấy, 10 trong 17 đặc điểm này vẫn còn được duy trì đến tận ngày nay. Ông cho biết, các đặc điểm của sự tự thể hiện bản thân có quan hệ mật thiết đến chỉ số hạnh phúc của chúng ta, bao gồm:

1. Biết ơn chân thành

2. Chấp nhận bản thân một cách trọn vẹn

3. Trung thực và chính trực

4. Tôn trọng sự bình đẳng

5. Có mục đích rõ ràng trong cuộc sống

6. Nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan, thực tế

7. Giàu lòng nhân ái

8. Mở mang trải nghiệm

9. Sống tử tế, đạo đức

10. Không ngừng cống hiến và sáng tạo

Trong khi đó, nhà tâm lý học Carl Rogers quan niệm, tự thể hiện bản thân là sự phát huy tối đa năng lực của mỗi con người. Đó là quá trình kéo dài suốt cả cuộc đời nhằm khẳng định bản sắc cá nhân. Điều này hoàn toàn độc lập, tách biệt với mọi ý tưởng, niềm tin, kinh nghiệm và các yếu tố ngoại cảnh khác. Dưới đây là 9 dấu hiệu của sự tự thể hiện bản thân theo ý kiến của ông:

1. Cởi mở với các trải nghiệm

2. Sẵn sàng điều chỉnh suy nghĩ/nhận thức

3. Biết cách diễn giải kinh nghiệm một cách trung thực và chuẩn xác

4. Tự trau dồi, sắp xếp và học hỏi từ các trải nghiệm

5. Tin tưởng vào giá trị của những kinh nghiệm sống

6. Tôn trọng và yêu thương bản thân

7. Chủ động thích nghi với cuộc sống thăng trầm

8. Thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm

9. Sống hòa thuận với mọi người

Làm thế nào để sống chủ động hơn?

Nhà tâm lý học Abraham Maslow nhận định, Abraham Lincoln, Eleanor Roosevelt và Albert Einstein là 3 ví dụ kinh điển về sự tự thể hiện bản thân. Ông cũng tin rằng, nếu sở hữu nguồn động lực mạnh mẽ, bất kỳ ai cũng có thể gặt hái được những thành công xuất sắc và vang dội. Sau đây là 5 gợi ý đơn giản dành cho bạn:

  • Chấp nhận bản thân vô điều kiện.
  • Tìm kiếm động lực của bản thân và phân tích nguồn gốc của chúng.
  • Lập ra danh sách mục tiêu cá nhân và lý giải vì sao bạn mong muốn đạt được những điều đó.
  • Cởi mở với các ngã rẽ bất ngờ trong cuộc sống đồng thời bình tĩnh, can đảm giải quyết khó khăn.
  • Nhờ chuyên gia tâm lý tư vấn để xác định con đường phát triển bản thân phù hợp nhất cũng như cách thức vượt qua rào cản trong cuộc sống.

Cuối cùng, cho dù bạn lựa chọn cách nào đi chăng nữa thì hãy luôn nhớ rằng, khái niệm này khiến cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa và trọn vẹn hơn. Đây không phải là một nhiệm vụ gay go, căng thẳng mà bạn buộc phải hoàn thành ngay tức khắc. Ngược lại, đó là một hành trình dài để bạn chậm rãi khám phá giá trị độc đáo của bản thân giữa nhân gian rộng lớn.

Mọi thứ trong thế giới này đều bắt đầu từ nhu cầu. Nhà hàng bắt đầu từ nhu cầu ăn uống, thời trang bắt nguồn từ nhu cầu mặc đẹp,…Vậy chính xác nhu cầu là gì? Nhu cầu trong marketing là gì? Hôm nay hãy cùng GEM tìm hiểu nhé. 

Đang xem: Nhu cầu là gì cho ví dụ

❖ Định nghĩa nhu cầu

Nhu cầu là gì? Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt của con người với môi trường bên ngoài. Là cái mà “tôi cần, tôi muốn, tôi thích”. Mỗi cá nhân lại có những nhu cầu khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lý, trình độ nhận thức, môi trường văn hóa…khác nhau. 

Nhu cầu khách hàng là gì? 

Sự chênh lệch giữa mong muốn của khách hàng và thực tế sẽ làm phát sinh nhu cầu. Nhu cầu khách hàng khá đặc biệt, nếu họ nhận biết rõ ràng nhu cầu của mình, nhu cầu càng cấp bách sẽ thôi thúc khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu đó. Cũng có thể họ lại không nhận thức được nhu cầu của mình (nhu cầu tiềm tàng). 

Nhiệm vụ của người làm marketing lúc này là có những giải pháp để kích thích, khơi gợi khách hàng nhận ra được mong muốn thật sự của mình là gì hoặc làm cho những nhu cầu sẵn có của khách hàng trở nên cấp bách để khiến họ hành động.

Nhu cầu là gì trong marketing? 

Việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng vô cùng quan trọng khi lên một chiến dịch marketing tổng thể. Thông thường mong muốn của người làm kinh doanh là bán được càng nhiều hàng càng tốt, nhưng điều mà khách hàng quan tâm là nhu cầu của họ có được đáp ứng, vấn đề của họ có được giải quyết hay không?

Vì vậy, xử lý “nỗi đau” cho người dùng và doanh số bán hàng chỉ có thể gặp nhau ở giao điểm là nhu cầu khách hàng.

Việc nghiên cứu kỹ đối tượng mục tiêu, vẽ chân dung khách hàng về giới tính, độ tuổi, môi trường sống, các thói quen, hành vi tiêu dùng, những mối quan hệ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng…rất quan trọng để các marketers tìm ra những nhu cầu thực tế và nhu cầu tiềm tàng của khách hàng.

Sau đó xác định xem doanh nghiệp mình có thể đáp ứng và thỏa mãn được những nhu cầu nào, từ đó đưa ra những giải pháp marketing để nhu cầu trở nên cấp bách hoặc khơi gợi nhu cầu tiềm tàng nổi lên trên mặt nước. 

❖ Đặc trưng của nhu cầu là gì?

Không có nhu cầu nào là cố định mãi mãi, nó luôn biến đổi theo thời gian.

Có thể trong giai đoạn này bạn có nhu cầu A, nhưng chỉ 1 ngày sau bạn đã chuyển sang nhu cầu khác. Các nhà làm marketing cần có sự linh hoạt và theo dõi sự biến đổi trong nhu cầu của khách hàng để có sự cải tiến về sản phẩm, dịch vụ theo kịp với nhu cầu. 

Ví dụ: Trong giai đoạn đầu nước xả vải Downy tiến công thị trường, lúc này nhu cầu của khách hàng chỉ đơn giản là có một loại nước giặt lưu lại hương thơm lâu hơn trên quần áo. Tuy nhiên theo thời gian, nhu cầu của họ đa dạng hơn, từ đó các sản phẩm Downy 1 lần xả, Downy chống khuẩn, Downy nước hoa ra đời. 

Các nhu cầu thường biến đổi theo quy luật nhất định.

Việc nghiên cứu và nắm bắt rõ ràng các quy luật này sẽ giúp các nhà làm marketing ứng phó kịp thời với sự thay đổi của thị trường, từ đó có những giải pháp bán hàng, truyền thông …hiệu quả hơn. 

Ví dụ đơn giản về sự biến đổi nhu cầu theo quy luật: Trong lĩnh vực thời trang, 1 năm có 4 mùa xuân hạ thu đông, nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi. Các nhà làm marketing luôn phải cập nhật những xu hướng thời trang mới nhất của từng mùa, có sự chuẩn bị kỹ càng cho một vụ mùa mới.

Hoặc xu hướng về công nghệ phát triển trong những năm gần đây, người tiêu dùng càng ngày càng ưa chuộng việc đặt hàng online giao hàng tại nhà. Các doanh nghiệp cũng cần cập nhật nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của người dùng, chậm chạp sẽ dẫn đến việc dâng thị phần cho đối thủ. 

Người dùng không bao giờ thỏa mãn cùng một lúc mọi nhu cầu

Có một sự thật bạn cần phải biết rằng khách hàng không bao giờ thỏa mãn cùng một lúc mọi nhu cầu của họ. Mặc dù bạn thấy rõ ràng họ chắc chắn đang có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ, nhưng mãi không quyết định mua, vì nhu cầu đó chưa trở nên cấp bách, quan trọng nhất với họ.

READ  rối loạn lưỡng cực là bệnh gì

Xem thêm: lịch sử giá cổ phiếu tcb

Xem thêm: Rapper Richchoi Là Ai “

Những nhu cầu khác sẽ được thỏa mãn trước rồi mới đến nhu cầu này. Và cũng chẳng bao giờ có thể thỏa mãn họ được hoàn toàn, sau khi đáp ứng nhu cầu này, sẽ luôn phát sinh nhu cầu mới, vì vậy hãy thật sự để tâm và nghiên cứu hành vi của họ, để đưa ra những giải pháp tốt nhất. 

Các nhu cầu rất năng động

Điều này đôi khi cũng khiến các nhà làm marketing đau đầu. Vì có những khách hàng rõ ràng rất quan tâm và yêu thích sản phẩm của bạn, nhưng sau đó lại mua sản phẩm của đối thủ. Nhu cầu rất năng động, nó thay đổi thường xuyên, liên tục, vì vậy các marketer cần có biện pháp thu hút khách hàng ngay từ những giây phút đầu tiên khi nhu cầu của họ được khơi gợi lên, nếu không họ sẽ chạy đến với đối thủ của bạn đó. 

Nhu cầu là ham muốn không có giới hạn

Sự tăng trưởng của các nhu cầu sẽ không bao giờ dừng lại. Sẽ chỉ tăng lên mà thôi. Khi người ta ăn no mặc ấm, họ sẽ có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, khi ăn ngon mặc đẹp, họ lại muốn ăn đặc sản mặc độc đáo….Đây là lợi thế để khai thác cho những nhà làm marketing khôn ngoan, nhu cầu của khách hàng là không có giới hạn. 

❖ Tháp nhu cầu

Tháp nhu cầu Maslow là bí quyết vàng mở ra cánh cửa giải mã tâm lý và hành vi khách hàng. Sau khi giải đáp được nhu cầu là gì, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu các cấp bậc trong nhu cầu, hành vi của con người. 

Cấp độ 1: Nhu cầu về sinh lý

Đây là cấp độ nhu cầu cơ bản của con người để tồn tại: được ăn, uống, thở, tình dục…..Tất cả các yếu tố căn bản cần được đáp ứng để con người có thể tồn tại. Maslow cho rằng các nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ không phát sinh nếu nhu cầu cơ bản không được đáp ứng. Nếu bạn không thực sự khỏe mạnh, cơ thể đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy những nhu cầu được công nhận, kiếm tiền, đi du lịch…sẽ chỉ là thứ yếu. 

Các hình thức kinh doanh tương ứng với cấp độ 1 của tháp nhu cầu Maslow là những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ…thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người.

READ  Các Cơ Cấu Tài Chính Là Gì, Cấu Trúc Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì

Các nhà làm marketing cần hiểu rõ về xu hướng tính cách, thói quen hành vi và nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu để đưa ra chiến lược truyền thông hiệu quả, kích thích và khơi gợi những nhu cầu cơ bản của con người, khiến họ mong muốn được trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ của bạn để thỏa mãn nhu cầu đó. 

Cấp độ 2: Nhu cầu cảm thấy an toàn

Đây là một mức độ cao hơn trong tháp nhu cầu Maslow. Những nhu cầu cảm thấy an toàn về tài chính, sức khỏe, gia đình, tương lai…

Các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm là ví dụ điển hình trong việc đáp ứng thỏa mãn nhu cầu này. Các chuyên gia marketing hãy tìm cách để khách hàng biết rằng, sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể giải quyết được nỗi lo lắng, sợ hãi của họ, mang lại cho họ một cảm giác yên tâm, an toàn về tương lai đầy biến động. 

Cấp độ 3: Nhu cầu xã hội

Con người không thể tồn tại một mình, họ cần có một nơi thuộc về. Gia đình, trường học, công ty, tổ chức tôn giáo… là những nơi con người tìm kiếm tình yêu và bày tỏ sự quan tâm đến người khác. 

Các nhà làm kinh doanh hãy quan tâm cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình. Hãy khiến khách hàng cảm thấy được quan tâm: gửi thiệp chúc mừng sinh nhật, ngày lễ Tết, gọi tên khách hàng khi nói chuyện,….với một thái độ thân thiện. Chắc chắn họ sẽ rất ấn tượng và trung thành với sản phẩm, dịch vụ công ty bạn. 

Cấp độ 4: Nhu cầu được tôn trọng

Đây là nhu cầu được thừa nhận, được người khác quý mến, nể trọng trong các tổ chức xã hội mà con người tham gia. Khi tìm hiểu nhu cầu khách hàng là gì, chúng ta cần lưu ý đến vấn đề này. Hãy cho khách hàng cảm nhận được họ là đặc biệt, quan trọng với bạn và doanh nghiệp. 

Cấp độ 5: Nhu cầu thể hiện bản thân

Đây là nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow: được sống, làm việc theo đam mê và sở thích, cống hiến hết mình cho xã hội và cộng đồng. 

Như vậy việc hiểu nhu cầu là gì và ứng dụng một cách linh hoạt tháp nhu cầu Maslow trong marketing rất quan trọng để có một chiến lược kinh doanh thành công. Hy vọng qua bài viết bạn đã có được những thông tin hữu ích cho công việc của mình.