Ví dụ về kinh doanh quốc tế và giải thích

Do sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa trong những thập kỷ trở lại đây, các doanh nghiệp thậm chí là các doanh nghiệp nhỏ đã có thể vượt qua biên giới quốc gia và kinh doanh ở nước ngoài. Tuy nhiên, để có thể làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh quốc tế rõ ràng, hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh quốc tế là gì? Có các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế nào? Hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu qua bài viết này.

Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

  • Kinh doanh quốc tế (International Business) là gì?

kinh doanh quốc tế là một thuật ngữ được sử dụng để biểu thị cả các hoạt động thương mại diễn ra nhằm thúc đẩy việc chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ qua các biên giới quốc gia ở cấp độ tư nhân, công cộng hoặc chính phủ.

  • Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Chiến lược kinh doanh quốc tế (International Business Strategy) là một kế hoạch kinh doanh hoặc chiến lược được tạo ra bởi một doanh nghiệp (tư nhân, chính phủ) tập trung vào việc xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ ra thị trường nước ngoài. Chiến lược kinh doanh quốc tế bao gồm các mục tiêu, chính sách và các giải pháp nhằm mục đích nhằm đảm bảo và thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Để xây dựng một chiến lược kinh doanh quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích thị trường quốc tế, nghiên cứu nguồn lực, xác định mục tiêu, hiểu động lực thị trường và phát triển các sản phẩm & dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu. 

Ví dụ về kinh doanh quốc tế và giải thích

Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế

Lợi ích của chiến lược kinh doanh quốc tế

  • Chiến lược kinh doanh quốc tế đóng vai trò làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp xác định được mục đích, hướng đi của mình trong tương lai.
  • Giúp doanh nghiệp chủ động nắm bắt các cơ hội cũng như kịp thời đối phó với những nguy cơ, thách thức và các mối đe dọa trên thị trường kinh doanh quốc tế
  • Góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Là cơ sở để doanh nghiệp phát triển lớn mạnh & bền vững
  • Là công cụ quản lý, đánh giá tình khả thi cũng như mức độ ưu tiên cho các hoạt động kinh doanh chiến lược để phân bổ hợp lý nguồn lực và tiết kiệm chi phí
  • Là cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý

Xem thêm:

→ Danh sách đề tài tiểu luận, luận văn môn kinh doanh quốc tế 

4 loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế

Thông thường, các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế được các doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh trong môi trường quốc tế bao gồm:

Ví dụ về kinh doanh quốc tế và giải thích

Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược quốc tế (International Strategy)

Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược quốc tế tập trung vào xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ ra thị trường nước ngoài, hoặc ngược lại, nhập khẩu hàng hóa và tài nguyên từ các nước khác để sử dụng trong nước. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường có trụ sở tại các nước sở tại. Điều này giúp họ tránh được nhu cầu đầu tư vào đội ngũ nhân viên và cơ sở vật chất ở nước ngoài. 

Các doanh nghiệp tuân theo các chiến lược này thường bao gồm các nhà sản xuất địa phương nhỏ xuất khẩu các nguồn lực chính (kĩ năng giá trị và các sản phẩm) cho các doanh nghiệp lớn hơn ở các nước láng giềng. 

Có thể nói, chiến lược quốc tế là loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại vì nó đòi hỏi ít chi phí nhất. Các doanh nghiệp đang cố gắng mở rộng ra quốc tế có thể thử kết hợp các chiến lược để xem chiến lược nào phù hợp nhất với mình nhất về mặt hậu cần và lợi nhuận cao nhất. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng chiến lược quốc tế - xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài như một cách để kiểm tra thị trường quốc tế - và đánh giá mức độ thành công của sản phẩm. Sau đó, doanh nghiệp có thể cần điều chỉnh chiến lược của mình và tạo ra một nền tảng đa quốc gia, qua đó doanh nghiệp có thể sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ của mình hiệu quả hơn.

Chiến lược toàn cầu (Global Strategy)

Trong nỗ lực mở rộng cơ sở khách hàng và bán sản phẩm, dịch vụ ở nhiều thị trường nước ngoài hơn, các doanh nghiệp sử dụng chiến lược toàn cầu tận dụng lợi thế quy mô càng lớn càng tốt để gia tăng phạm vi tiếp cận và tăng doanh thu của họ. Các doanh nghiệp toàn cầu cố gắng đồng nhất hóa các sản phẩm và dịch vụ của họ để giảm thiểu chi phí và tiếp cận nhiều đối tượng quốc tế nhất có thể. Các doanh nghiệp này có xu hướng duy trì một văn phòng hoặc trụ sở trung tâm (thường là ở quốc gia sở tại) đồng thời thiết lập hàng loạt hoạt động ở các quốc gia trên thế giới.

Ngay cả khi giữ nguyên vẹn các khía cạnh thiết yếu của hàng hóa và dịch vụ, trên thực tế,  các doanh nghiệp tuân thủ chiến lược toàn cầu thường phải thực hiện một số điều chỉnh quy mô nhỏ để thâm nhập thị trường quốc tế. Ví dụ: các doanh nghiệp phần mềm cần điều chỉnh ngôn ngữ sử dụng trong sản phẩm của họ hay các doanh nghiệp thức ăn nhanh có thể thêm, bớt hoặc thay đổi tên của một số món trong thực đơn để phù hợp hơn với thị trường địa phương trong khi vẫn giữ nguyên các món cốt lõi và thông điệp toàn cầu của họ.

Chiến lược đa quốc gia (Multidomestic Strategy)

Chiến lược đa quốc gia phần lớn được áp dụng bởi các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống. Chiến lược này thường dựa trên nhu cầu văn hóa và truyền thống của quốc gia đó và sở thích của quốc gia mục tiêu. Doanh nghiệp sử dụng chiến lược đa nội địa nhấn mạnh vào khả năng đáp ứng các yêu cầu của địa phương trong mỗi thị trường, từ đó điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ và định vị lại các chiến lược tiếp thị của mình để phù hợp với phong tục, đặc điểm văn hóa và truyền thống của khách hàng tại quốc gia mục tiêu. Các doanh nghiệp đa quốc gia thường giữ trụ sở doanh nghiệp của họ tại quốc gia sở tại của họ. Đồng thời, họ thường thành lập trụ sở ở nước ngoài, được gọi là công ty con, được trang bị tốt hơn để cung cấp cho người tiêu dùng nước ngoài các phiên bản sản phẩm và dịch vụ phù hợp theo khu vực cụ thể. Các công ty này cũng thường thuê các tòa nhà ở nước ngoài để làm văn phòng kinh doanh, cơ sở sản xuất hoặc kho chứa cho các hoạt động dịch vụ nhà ở. 

Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy)

Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia là một trong những phương pháp phức tạp nhất mà các doanh nghiệp có thể sử dụng khi mở rộng ra quốc tế. Nó cũng có thể được coi là sự kết hợp của chiến lược toàn cầu và đa quốc gia. Mặc dù ở chiến lược này, doanh nghiệp giữ trụ sở chính và các công nghệ cốt lõi ở nước sở tại của mình, tuy nhiên nó cũng cho phép doanh nghiệp thiết lập các hoạt động toàn diện ở thị trường nước ngoài. Trách nhiệm ra quyết định, sản xuất và bán hàng được phân bổ đồng đều cho các cơ sở riêng lẻ ở các thị trường khác nhau này, cho phép các doanh nghiệp có các bộ phận tiếp thị, nghiên cứu và phát triển riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng địa phương.

Thông thường, các công ty xuyên quốc gia có lợi thế lớn so với các doanh nghiệp địa phương. Các công ty này có quy mô rất lớn, nguồn lực tốt và có khả năng thâm nhập thị trường một cách hiệu quả. Chẳng hạn như Toyota - Tập đoàn này áp dụng chiến lược xuyên quốc gia vì họ có thể đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ở thị trường nước ngoài, cũng như thành lập các bộ phận sản xuất, chế tạo, bán hàng và tiếp thị ở những khu vực này.

Ví dụ về kinh doanh quốc tế và giải thích

Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia

Ví dụ về chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-cola

Ở ví dụ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh quốc tế mà Coca-cola đã sử dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh bên ngoài nước Mỹ và khẳng định mình là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới.

Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-cola xem tại: https://bit.ly/2INWCbU

Khái quát về phương thức thâm nhập thị trường quốc tế? Phân tích cách thâm nhập thị trường quốc tế của sản phẩm đồ ăn nhanh của McDonald’s? Quản lí các nhà hàng nhượng quyền của McDonald’s? Kết hợp linh hoạt nhiều hình thức nhượng quyền và các phương thức khác?

Một công ty hay tập đoàn khi sản xuất ra một sản phẩm bất kì đều có tham vọng đưa sản phẩm đó chinh phục thị trường thế giới. Trên thực tế, đã có rất nhiều sản phẩm đã và đang thâm nhập thị trường quốc tế thành công với nhiều phương thức đa dạng khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn, em xin chọn đề tài “Hãy nêu ví dụ về cách thâm nhập thị trường quốc tế của một sản phẩm cụ thể mà anh chị biết. Phân tích cách thâm nhập đó” với ví dụ là sản phẩm thức ăn nhanh của McDonald’s.

1. Khái quát về phương thức thâm nhập thị trường quốc tế:

Khi một công ty quyết định hoạt động kinh doanh ở nước ngoài thì lãnh đạo công ty phải chọn lựa một cấu trúc tổ chức thích hợp để hoạt động trong các thị trường đó.

Có những phương pháp khác nhau để bước vào một thị trường nước ngoài, và mỗi phương pháp tiêu biểu cho mức độ dấn sâu vào thị trường quốc tế. Công ty có thể lựa chọn các phương pháp sau đây: xuất khẩu (gián tiếp và trực tiếp); nhượng quyền thương mại, mua bán giấy phép; liên doanh; đầu tư trực tiếp.

Xuất khẩu được chia làm xuất khẩu trực tiếp (có sự tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp sản xuất và khách hàng) và xuất khẩu gián tiếp (không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và doanh nghiệp sản xuất trong nước). Đây là phương thức đơn giản nhất để thâm nhập vào thị trường kinh doanh quốc tế. 

Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận về bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; đồng thời đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư  đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình (Theo Hiệp hôi nhượng quyền kinh doanh Quốc tế).

Bán giấy phép là một hoạt động mà theo đó, bên mua được quyền sở hữu giấy phép kinh doanh đối với một mặt hàng nhất định của bên bán trong một khoảng thời gian nhất định, phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất và chế tạo.

Ví dụ về kinh doanh quốc tế và giải thích

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Liên doanh là hình thức góp vốn chung với đối tác nước ngoài để xây dựng xí nghiệp tại nước sở tại mà hai bên cùng sở hữu và điều hành. Các nước đang phát triển thường thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản lý, cho nên đều có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp là hình thức một doanh nghiệp hình thành một cơ sở mới, một công ty con ở thị trường nước ngoài thông qua việc bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở mới hoặc mua lại các doanh nghiệp có sẵn trên thị trường nội địa hoặc chuyển liên doanh.

Xem thêm: Thị trường là gì? Chức năng, đặc trưng và các cách phân loại thị trường

Các phương thức trên đều có những thế mạnh và hạn chế riêng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự vận dụng phù hợp, linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển.

2. Phân tích cách thâm nhập thị trường quốc tế của sản phẩm đồ ăn nhanh của McDonald’s:

McDonald’s là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với khoảng 34000 nhà hàng tại 118 quốc gia, phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi ngày dưới thương hiệu riêng của mình; và thật hiếm có thương hiệu nào thành công trong việc thâm nhập nhiều và nhanh chóng các thị trường nước ngoài như McDonald’s.

Để làm được điều này, các nhà sản xuất của McDonald’s đã sử dụng triệt để phương thức nhượng quyền thương mại đối với sản phẩm thức ăn nhanh của mình để lần lượt chinh phục các thị trường khó tính trên thế giới. Sau đây, bài viết xin trình bày về những bước mà McDonald’s đã tiến hành trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

2.1. Nghiên cứu thị trường:

Khi thâm nhập vào một thị trường mới, những nghiên cứu thị trường sâu sắc và bài bản sẽ giúp công ty tiếp cận tốt hơn với nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Có thể lấy câu chuyện của McDonald’s khi thâm nhập thị trường Trung Quốc là một ví dụ. Tham vọng của McDonald’s khi bước vào Trung Quốc là kinh doanh khoai tây chiên và bánh khoai tây làm từ những củ khoai tây trồng ngay tại Trung Quốc, và kết quả của nghiên cứu thị trường giúp tập đoàn trên tìm ra loại khoai tây Xia Bodi trồng tại Inner Mongolia Xilinhot có thể đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng, từ đó giải quyết tốt về khâu nguyên liệu đầu vào.

Nghiên cứu thị trường không chỉ giúp McDonald’s tìm kiếm những miền đất tiềm năng và cơ hội nhượng quyền lớn, mà còn giúp tìm ra giải pháp để sản phẩm thích nghi với văn hóa, xã hội tại thị trường mới. Ví dụ điển hình là tại chiến lược tấn công vào thị tường châu Á; tại Nhật, món bánh sandwich kẹp tôm hay burger nhân bò kèm sốt teriyaki phổ biến trong ẩm thực Nhật đã chấm dứt quãng thời gian sụt giảm doanh thu khá dài tại Nhật; tại một số thị trường khác như Hồng Kông, Singapore.. nhanh chóng bị chinh phục với những “cơn sốt” về bánh mì tẩm vừng của McDonald’s thay vì bánh hạt gạo.. Với những thị trường mà thịt bò trở thành thứ cấm kị như Ấn Độ, McDanald’s sẵn sàng đổi mới để tung ra những món mới từ thịt lợn, thịt gà, cá; thậm chí là món chay. Có thể nói, việc phân tích thị trường giúp McDonald’s tạo được lợi thế đáng kể trong việc thâm nhập thị trường.

2.2. Huấn luyện chất lượng quốc tế dành cho bên nhận quyền thương mại:

McDonald’s đặc biệt chú trọng tới thiết kế và mở các khóa huấn luyện tiêu chuẩn quốc tế dành cho các franchisee, nhằm đảm bảo bên nhận quyền thương mại nắm bắt và hiểu rõ các quy trình, tiêu chuẩn cần có của một cửa hàng McDonald’s, bí quyết kinh doanh cũng như cách điều hành, quản li, phục vụ tại một cửa hàng McDonald’s. Khóa huấn luyện tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như quản lý hệ thống, nhà hàng; quản trị kinh doanh; chuẩn bị cho nhượng quyền và sở hữu. Các khóa huấn luyện quy củ và cũng rất khắt khe này nhằm chuẩn hóa chất lượng quản lí cũng như thương hiệu của McDonald’s trên toàn thế giới.

3. Quản lí các nhà hàng nhượng quyền của McDonald’s:

3.1. Quản lí tài chính:

Quản lí về mặt tài chính là yếu tố thiết yếu để đảm bảo sự thỏa thuận về mặt lợi ích giữa hai bên; bao gồm tiền đặt cọc nhà hàng ban đầu và chi phí cho việc duy trì nhà hàng nhượng quyền (chi phí dịch vụ, chi phí cho thuê)

3.2. Quản lí chất lượng:

Đây là khâu quản lí quan trọng nhất đảm bảo cho việc thâm nhập thị trường có hiệu quả hay không.

Xem thêm: Đoạn thị trường là gì? Giải thích và ví dụ về đoạn thị trường?

McDonald’s đặc biệt chú trọng tới tiêu chuẩn nghiêm ngặt dành cho những nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào do mối gắn kết hai chiều chặt chẽ với các nhà cung ứng. McDonald’s  đã thiết lập hàng trăm tiêu chuẩn về chấy lượng cho sản phẩm tại cửa hàng nhận quyền như về thực phẩm, về quy định khẩu phần ăn..Các cửa hàng của McDonald’s luôn giống nhau về thực đơn, cách bài trí và phục vụ đồng bộ với toàn hệ thống. Từ đó, mối quan hệ luôn được xây dựng vững chắc giữa nhà cung ứng, McDonald’s và bên nhận quyền.

Chính từ mối liên hệ mật thiết ấy mà McDonald’s có điều kiện để giám sát, kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm của mình rất chặt chẽ. Thông thường sản phẩm của McDonald’s trước khi ra đem bán phải trải qua 19 cuộc kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng. Đối với nhà cung ứng là “ít nhất hai lần một năm, những nhà cung cấp lớn thậm chí còn bị kiểm tra 2 tuần một lần chưa kể những cuộc kiểm tra bất ngờ” – theo ông Keith Kenny, bộ phận giám định chất lượng của công ty.

Một khâu không thể thiếu là kiểm tra chất lượng từ phía khách hàng, thông qua đó có những biện pháp đơn giản hóa quá trình sản xuất, giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm và phục vụ khách hàng tốt hơn.

4. Kết hợp linh hoạt nhiều hình thức nhượng quyền và các phương thức khác:

Với một số thị trường đặc biệt, cách thâm nhập của McDonald cũng rất mềm dẻo và linh hoạt.

Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh đồ ăn nhanh nói riêng, yếu tố chủ đạo quyết định cơ hội thành công là lợi thế về mặt vị trí, và điều thú vị là bất động sản lại là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của McDonald’s. Tại Trung Quốc, chiến lược bất động  sản là bán lại toàn bộ những cửa hàng và mặt bằng đã kinh doanh tốt cho người mua quyền thương mại cá nhân, thay vì cho thuê như ở thị trường nội địa. Với một số thị trường khác tại châu Á, chiến lược bất động sản cũng có sự thay đổi phù hợp. Đặc biệt,  tại Ấn Độ và Trung Quốc, tập đoàn này còn có hệ thống nhà hàng McExpress tại những trạm nhiên liệu có vị trí thuận lợi. Cụ thể, McDonald’s liên kết với Tập đoàn Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (SINOPEC) và 3 tập đoàn năng lượng lớn khác của Ấn Độ để được quyền chọn mở nhà hàng tại những địa điểm đẹp nhất trong tổng số gần 100.000 trạm nhiên liệu của họ ở 2 quốc gia này. Đây là cách để McDonald’s tạo ra thói quen mua thức ăn nhanh ngay xe hơi (drive-thru) cho người tiêu dùng nơi đây, để rồi sau đó đã khiến cho Yum! Brands cũng phải “bắt chước” để tránh bị giành mất thị trường ngay trên “sân nhà”.

Bên cạnh đó, McDonald’s cũng linh hoạt sử dụng hình thức nhượng toàn quyền và nhượng quyền lại cho các doanh nghiệp độc lập khác để họ đóng vai trò là một nhà nhượng quyền địa phương. Hình thức thứ 2 được McDonald’s hoạt động rất hiệu quả tại Nhật Bản.

Ngoài mô hình nhượng quyền thương mại, McDonald’s cũng phát triển mô hình cấp phép kinh doanh (Licensing) ở nhiều tỉnh khác để nhanh chóng mở rộng hệ thống. Tại những tỉnh công ty không có khả năng tiếp cận, McDonald’s tìm những đối tác có tiềm năng tài chính mạnh mẽ để cấp phép phát triển (Developmental lisence). Hiện nay tại Trung Quốc có 7 đối tác được cấp phép, đó mới là một tỷ lệ thấp, nhưng McDonald’s thừa hiểu rằng tốc độ phát triển của chiến lược nhượng quyền thương mại phụ thuộc phần lớn vào việc tìm đúng đối tác, và điều này sẽ trở thành đòn bẩy cho sự thâm nhập vào những thị trường đó trong tương lai của McDonald’s.

Là một thương hiệu có thể nói là “sinh sau đẻ muộn” với nhiều thương hiệu nổi tiếng hiện nay, song những gì mà McDonald’s trong việc thâm nhập thị trường quốc tế khiến những bậc “đàn anh” cũng phải kiêng dè khi cạnh tranh. Việc tiếp tục đứng trong top 10 global franchises và vượt mặt KFC hay Pizza Huts là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Từ việc phân tích phương thức thâm nhập thị trường quốc tế qua một ví dụ cụ thể, chúng ta có thể hiểu rõ hơn vai trò của quá trình thâm nhập thị trường quốc tế cũng như các biểu hiện cụ thể của mỗi phương thức thâm nhập nhất định.

Xem thêm: Thị trường là gì? Phân loại và các đặc điểm các loại thị trường?