Ví dụ về chiến thuật trong kinh doanh

Chiến lược kinh doanh tuy không phải là con đường đem đến thành công duy nhất nhưng nó là công cụ thúc đẩy doanh nghiệp thành công và có những bước phát triển đột phá. Tuy nhiên, để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, từ bên ngoài đến bên trong, từ các điểm mạnh hay điểm yếu…

Và trong suốt quá trình đưa chiến lược kinh doanh vào triển khai, doanh nghiệp nên có những thay đổi trong chiến thuật để đảm bảo hiệu quả và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Hãy cùng Dangkykinhdoanh tìm hiểu một vài doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh thành công thông qua bài viết sau nhé!

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là quá trình thành lập các kế hoạch và hành động mà công ty cần làm để theo đuổi các mục tiêu của mình.

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh là bước không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Với thị trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng bị mờ nhạt và quên lãng. Chính vì thế, sự ra đời của một chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp định hướng tầm nhìn cho doanh nghiệp trong dài hạn và đây cũng là cơ sở cho các hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, ngoài những yếu tố bên trong, doanh nghiệp còn bị chi phối bởi những yếu tố khách quan bên ngoài. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp bạn điều chỉnh, giải quyết những rủi ro không đáng có nhờ vào việc phân tích và dự đoán tình hình hoạt động trong tương lai.

Chiến lược kinh doanh thành công của các thương hiệu nổi tiếng thế giới.

10 ví dụ về chiến lược kinh doanh thành công

Một doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào việc xem họ có xây dựng chiến lược kinh doanh có thành công hay không. Chiến lược kinh doanh tốt là điều kiện cần và là công cụ cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp. Hãy cùng điểm qua một vài ví dụ về các công ty có chiến lược kinh doanh thành công.

1. Chiến lược kinh doanh của Alibaba

Alibaba là một tập đoàn được thành lập bởi Jack Ma cùng với 17 người đồng sáng lập khác với bản chất mô hình kinh doanh, đây là cửa hàng trực tuyến tận dụng các trang thương mại điện tử để thực hiện chiến lược kiếm tiền và phân phối. 

Đứng trước áp lực cạnh tranh từ những đối thủ, Alibaba vẫn đứng vững và dẫn đầu thị trường Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Đó là nhờ chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả của họ. Cụ thể:

Việc lựa chọn quy mô hoạt động là một trong những thế mạnh đầu tiên của Alibaba. Tận dụng nguồn dân số thuộc top đông nhất thế giới và có nền kinh tế hàng đầu, Trung Quốc là thị trường lý tưởng để Alibaba hoạt động và bành trướng. Với tầm nhìn và sứ mệnh là đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, Alibaba luôn nắm bắt thời cơ, linh hoạt, đổi mới và sẵn sàng thích ứng với các điều kiện kinh doanh mới để duy trì tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của mình.

Chiến lược kinh doanh độc đáo, tạo nên chỗ đứng vững chãi cho Alibaba chính là tập trung vào việc phát triển, nuôi dưỡng và tạo ra một cộng đồng nhiều bộ phận tương tác với nhau trên nhiều môi trường. Alibaba cung cấp các công cụ đề xuất để khơi gợi ý tưởng cho khách hàng và thu hút nhiều người tham gia vào nền tảng với những giải pháp giá trị như sản phẩm đích thực, sự lựa chọn rộng rãi, tính thuận tiện và trải nghiệm hấp dẫn…

Với mục tiêu dài hạn là toàn cầu hóa và hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động có lãi trên nền tảng của họ, Alibaba ngày càng phát triển nền tảng của mình và cung cấp sản phẩm ngày càng đa dạng cho đến khi thực hiện kinh doanh các dịch vụ khác.

2. Chiến lược kinh doanh của Amazon

Với tiền thân là một cửa hàng sách, Amazon nhanh chóng mở rộng và trở thành cửa hàng bán mọi thứ do biết cách tận dụng thời cơ và sử dụng những chiến lược thông minh. 

Thực tế, Amazon đã sử dụng chiến lược 4P để thu hút người dùng sử dụng nền tảng điện tử của mình. Trong đó 4P có nghĩa là chiến lược về sản phẩm, địa điểm, khuyến mãi và giá cả.

Amazon được biết đến là công ty hàng đầu trong ngành bán lẻ trực tuyến, Amazon cung cấp nhiều sự lựa chọn sản phẩm. Thông qua việc mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm liên tục khiến Amazon ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện khác nhau đáp ứng nhu cầu thị trường.

Amazon tận dụng nền tảng thương mại điện tử làm nơi để giao dịch với khách hàng. Cụ thể, ngoài các trang web thương mại điện tử chính thức, Amazon còn sử dụng sách Amazon và một vài công cụ khác để giao dịch với khách hàng để tiếp cận một cách triệt để khách hàng mục tiêu. 

Amazon sử dụng chiến lược giao tiếp với thị trường mục tiêu thông qua các công cụ quảng cáo. Cụ thể, công ty cho phép các chủ sở hữu trang web kiếm thêm doanh thu bằng cách hiển thị quảng cáo và liên kết tương ứng đến sản phẩm và áp dụng các chiến lược khuyến mãi để thu hút sự chú ý của khách hàng và thuyết phục họ mua hàng.

Chiến lược định giá theo hướng thị trường là chiến lược định giá chính của Amazon. Ưu điểm của chiến lược này làm canh tranh về mặt giá bán, hợp túi tiền và thu hút khách đến trang thương mại của mình. 

3. Chiến lược kinh doanh của Apple

Nhắc đến công nghệ không thể nào bỏ qua cái tên Apple. Đây là thương hiệu chiếm được lòng tin và độ trung thành tuyệt đối của khách hàng.

Để đạt được thành công như vậy, Apple đã triển khai những chiến lược kinh doanh hiệu quả như ngoài đánh giá cao trải nghiệm của khách hàng, Apple còn chú trọng về chất lượng sản phẩm và tập trung cải thiện nó từng ngày để đem đến trải nghiệm tuyệt hảo cho khách hàng, kết nối cộng đồng người dùng và xây dựng các chiến dịch quảng cáo ấn tượng. Những chiến lược hoàn hảo này là động lực giúp Apple trở thành “Anh cả” trong thị trường công nghệ rộng lớn.

>>>Xem thêm: Khám phá sự thành công của chiến lược kinh doanh của IKEA

Chiến lược kinh doanh thông minh của Apple.

4. Chiến lược kinh doanh Airbnb

Airbnb là nền tảng trung gian kết nối trực tiếp người cho thuê và người thuê phòng thông qua ứng dụng di động. Airbnb ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi bảng giá ưu đãi nhưng chất lượng dịch vụ tốt và mang đến những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng khi lưu trú. Vậy Airbnb đã sử dụng chiến lược kinh doanh gì để có thể thành công như vậy?

Thực chất Airbnb đã triển khai dùng cách tiếp thị truyền miệng và chia sẻ nhiều câu chuyện với tư cách chủ nhà và đối tác dưới dạng tạp chí và blog để lan truyền những thông điệp tốt đẹp về dịch vụ của mình. Rõ ràng, Airbnb chẳng cần bỏ ra nhiều công sức mà vẫn thu hút khách hàng hiệu quả.

Ngoài ra, công ty còn có hai chiến lược tiếp thị nội dung khác. Đó là Airbnb neighbourhoods và Economic impact studies. Airbnb neighbourhoods hỗ trợ người dùng khi ở nước ngoài và Economic impact studies giới thiệu tác động về kinh tế và những thay đổi ở địa phương. Chiến lược này giúp Airbnb thể hiện sứ mệnh của họ trong quá trình hỗ trợ cộng đồng của địa phương.

Chiến lược kinh doanh của họ còn thay đổi để thích ứng với tình hình đại dịch Covid19, cụ thể Airbnb đã cung cấp những trải nghiệm ảo như các buổi hòa nhạc và văn phòng ảo để nhân viên luôn vui vẻ trong thời điểm thế giới “đóng cửa”. Chiến lược kinh doanh lý tưởng, tiếp thị tốt, chu đáo với nhân viên lẫn khách hàng là những gì mà Airbnb xây dựng và phát triển để có chỗ đứng vững chãi như hiện nay.

5. Chiến lược kinh doanh của Baidu

Baidu là công cụ tra cứu của Trung Quốc, nó được xem là hình ảnh phản chiếu của Google và thu lợi nhuận từ các quảng cáo có tài trợ.

Chiến lược kinh doanh của Baidu trong nhiều năm qua là tập trung vào việc mua lại tài sản và các công ty để bổ sung cho mô hình chính của mình. Người dùng, khách hàng, nhà cung cấp nội dung là các đối tác chính của Baidu. Và để tạo ra chuỗi giá trị hoạt động cho các bên liên quan, Baidu đã đề xuất giải pháp giá trị để hiểu rõ được các quyết định kinh doanh, từ đó đưa doanh nghiệp tiến xa trên thị trường. 

6. Chiến lược kinh doanh DuckDuckGo

DuckDuckGo là nền tảng tìm kiếm dựa trên quyền riêng tư với doanh thu dựa trên quảng cáo và tiếp thị liên kết. Trong đó, quảng cáo sẽ được hiển thị theo lượt tìm kiếm trước đó và doanh thu liên kết sẽ dựa trên các chương trình liên kết của Amazon và Ebay. Dù vậy, DuckDuckGo vẫn chưa hài lòng về mô hình kinh doanh này và tìm cách phát triển dựa trên những khuyết điểm chính của Google để tạo ra một mô hình kinh doanh bền vững, dài hạn.

>>>Xem thêm: Chiến lược kinh doanh quốc tế (International business strategy) 4 chiến lược điển hình mà bạn cần nên biết

Chiến lược kinh doanh thông minh của DuckDuckGo.

7. Chiến lược kinh doanh của Coca Cola

Coca Cola nổi tiếng là hãng nước ngọt lớn nhất thế giới. Để có được thành công như hôm nay là cả một quá trình phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược kinh doanh của hãng nước nổi tiếng này. 

Chiến lược của Coca Cola là xây dựng nền móng vững chắc ở thị trường truyền thống trước khi chuyển sang mở rộng thị trường ở các nước khác, tập trung vào tăng khối lượng sản phẩm mang lợi cho khách hàng, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn và tập trung quản lý chi phí khắt khe hơn.

Ngoài ra, Coca Cola còn dành phần lớn kinh phí để quảng cáo sản phẩm chú trọng vào các lĩnh vực cụ thể như giải trí, thể thao, các cửa hàng thức ăn nhanh…để đem đến hiệu quả cao nhất cho việc quảng bá các nhãn hiệu mới.

8. Chiến lược của Biti’s

Thương hiệu Biti’s được xem là thương hiệu giày dép hàng đầu tại Việt Nam. Những năm gần đây, với sự thay đổi chiến lược kinh doanh Biti’s đã liên tục bứt phá mạnh mẽ trên thị trường giày dép và trở thành niềm tự hào của thương hiệu Việt trong nước và quốc tế. Cụ thể, Biti’s đã thực hiện tái định vị thương hiệu phù hợp để phù hợp với kỷ nguyên chuyển đổi số và chiến lược sản phẩm mới là Biti’s Hunter để phù hợp với thị hiếu của giới trẻ-khách hàng mục tiêu mà nhãn hàng muốn hướng tới.

Ngoài ra, Biti’s còn xây dựng chiến lược nhận diện thương hiệu trên môi trường digital nhằm tạo dấu ấn thương hiệu và kích thích hành động mua hàng của người tiêu dùng trên môi trường digital. Yếu tố cuối cùng trong chiến lược đó là truyền thông mạnh mẽ bằng cách tận dụng sự nổi tiếng của các KOLs và tinh tế xây dựng những chi tiết gây tranh cãi để tạo hiệu ứng mạnh mẽ gây nên sự chú ý với khách hàng.

Sự thay đổi kịp thời này đã tạo nên thành công rực rỡ và chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu Biti’s để cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thế giới.

9. Chiến lược của Viettel

Viettel là tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất cả nước. Viettel đã làm nên thành công và có được chỗ đứng như hiện tại thông qua các chiến lược sau:

Chiến lược định vị: Mức giá thấp, bình ổn, chú trọng vào việc quảng bá hình ảnh và đầu tư vào đội ngũ chăm sóc khách hàng hoàn thiện được xem là một chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Bên cạnh chiến lược định vị, Viettel còn thể hiện sự trân trọng và đề cao khách hàng thông qua lối tư duy tinh tế “Vì khách hàng trước, vì mình sau” đã tạo dấu ấn đậm nét trong lòng khách hàng và góp phần củng cố lòng trung thành của khách hàng. 

10. Chiến lược của công ty C.P 7-Eleven.

7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới với chiến lược kinh doanh độc nhất khiến đối thủ phải đầu hàng. Đó là 7-Eleven đã cho xây dựng các cây ATM tại cửa hàng và áp dụng phương thức thanh toán khác tiền mặt như thẻ thông minh hoặc thẻ tín dụng để tiện dụng cho khách hàng. Ngoài ra, 7-Eleven cũng thường cho lên kệ những sản phẩm phân phối độc quyền với mức giá phải chăng nhằm thu hút và giữ chân đối tượng mục tiêu chính là Gen Z và Millennials.

Với sứ mệnh và tầm nhìn dài hạn, 7-Eleven luôn thấu hiểu khách hàng, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để từ đó đem lại những trải nghiệm tích cực nhất cho người dùng của mình.

Hy vọng từ những bài học kinh điển về chiến lược kinh doanh thành công của các công ty nổi tiếng hàng đầu trên thế giới sẽ mở ra cho bạn một phương thức xây dựng và phát triển doanh nghiệp hiệu quả. Dangkykinhdoanh chúc các bạn thành công!