Văn của bài thơ Nhà không có bố

BÀI THƠ: NHÀ KHÔNG CÓ BỐ

[Nguyễn Thị Mai]

Nhà không có bố buồn sao

Cái đinh cũng thiếu, con dao thì cùn

Bơm xe chẳng hiểu cái jun

Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô

Không có bố, không thì giờ

Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm

Ngày đông gió bấc mưa dầm

Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

Chẳng vui tiếng điếu rít giòn

Bia không mua uống, em còn bán chai

Nước đun sôi để nguội hoài

Nhà không có bố, biết ai pha trà

Cho dù bãi mật phù sa

Mà không bên lở chẳng là dòng sông.

                                                                                                              Hoàng Ân- ST


BÀI THƠ: NHÀ KHÔNG CÓ BỐ

[Nguyễn Thị Mai]

Nhà không có bố buồn sao

Cái đinh cũng thiếu, con dao thì cùn

Bơm xe chẳng hiểu cái jun

Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô

Không có bố, không thì giờ

Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm

Ngày đông gió bấc mưa dầm

Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

Chẳng vui tiếng điếu rít giòn

Bia không mua uống, em còn bán chai

Nước đun sôi để nguội hoài

Nhà không có bố, biết ai pha trà

Cho dù bãi mật phù sa

Mà không bên lở chẳng là dòng sông.

                                                                                                              Hoàng Ân- ST

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Là phụ nữ, trái tim nhà thơ luôn rung động, cảm thông trước những số phận không may mắn của phái yếu và những đứa trẻ mà họ sinh ra bằng khát vọng thiên chức cháy bỏng. Thực tế, không riêng gì các nữ công nhân ở nông trường Sông Bôi tỉnh Hoà Bình, nơi nhà thơ Nguyễn Thị Mai có dịp tiếp xúc để viết bài thơ này, mà trên đất nước ta, trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng tổ quốc, có không ít “làng không chồng” mọc lên với những đứa trẻ không có bố. Đó là một thực trạng đau lòng! Và Nguyễn Thị Mai đã hướng ngòi bút của mình vào thực trạng đó với tấm lòng sẻ chia chân thành sâu sắc.  

Thông tin cá nhân: [VanDanViet]   

Tác giả Nguyễn Đức Hậu   

Họ tên thật Nguyễn Đức Hậu     

Sinh ngày 21-3-1952    

Hội viên hội Nhà Văn TP HỒ Chí Minh    
Địa chỉ: TP Hồ Chí Minh    
ĐT: 090 4462958    
Email:      

____      

      

NGUYN ĐC HU BÌNH BÀI THƠ “NHÀ KHÔNG CÓ B”  

 Nguyễn Đức Hậu    


NHÀ KHÔNG CÓ B*  

Nhà không có bố buồn sao

Cái đinh cũng thiếu, con dao thì cùn

Bơm xe chẳng hiểu cái giun

Rát tay bật lửa, đá mòn, xăng khô

Không có bố, không thì giờ

Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm

Ngày đông gió bấc mưa dầm

Dậy che mái dột, âm thầm mẹ con …

Chẳng vui tiếng điếu rít giòn

Bia không mua uống, em còn bán chai

Nước đun sôi để nguội hoài

Nhà không có bố, biết ai pha trà

Cho dù bãi mật, phù sa

Mà không bên lở, chẳng là dòng sông. 

                                                             Nguyễn Thị Mai     

---- 

[*] Viết cho các em ở nông trường Sông Bôi

---- 

LỜI BÌNH 

    Là phụ nữ, trái tim nhà thơ luôn rung động, cảm thông trước những số phận không may mắn của phái yếu và những đứa trẻ mà họ sinh ra bằng khát vọng thiên chức cháy bỏng. Thực tế, không riêng gì các nữ công nhân ở nông trường Sông Bôi tỉnh Hoà Bình, nơi nhà thơ Nguyễn Thị Mai có dịp tiếp xúc để viết bài thơ này, mà trên đất nước ta, trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng tổ quốc, có không ít “làng không chồng” mọc lên với những đứa trẻ không có bố. Đó là một thực trạng đau lòng! Và Nguyễn Thị Mai đã hướng ngòi bút của mình vào thực trạng đó với tấm lòng sẻ chia chân thành sâu sắc. Chị nhắc đến những vật dụng bình thường, nhỏ bé nhất mà vẫn khó sử dụng vì thiếu bàn tay người đàn ông trong nhà, khiến đứa trẻ cảm thấy mình được chia sẻ:

          “Nhà không có bố buồn sao

          Cái đinh cũng thiếu, con dao thì cùn

          Bơm xe chẳng hiểu cái giun

          Rát tay bật lửa, đá mòn, xăng khô”

    Gia đình là mối quan hệ cộng sinh. Thiếu đi bất kỳ thành viên nào cũng đều thấy hụt hẫng đau khổ cho cả ba đối tượng liên kết: cha, mẹ và con. Đối tượng chính để nhà thơ chia sẻ là đứa trẻ. Nhưng nỗi đau thiếu bố của đứa trẻ một thì người phụ nữ sinh ra nó đau mười. Tương quan cộng sinh ở đây được tác giả khai thác triệt để. Bởi người mẹ có bù chi bù chít đến thế nào đi nữa cho con mình, cũng không thể mang lại cho nó những cảm giác hạnh phúc của đứa trẻ có bố. Có bố, bữa ăn đúng giờ hơn, ngon hơn hay đơn giản chỉ là chu đáo hơn và cuộc sống gia đình nền nếp hơn. Có bố, đứa trẻ không phải tủi hổ với bạn bè cùng trang lứa. “Trẻ cậy cha, già cậy con”, câu tục ngữ Việt cho thấy người cha là chỗ dựa vững chắc của đứa trẻ, là trụ cột của gia đình. Tuy nhiên không phải ông bố nào cũng mang lại niềm tự hào và hạnh phúc cho con mình. Nhưng ở đây ta không bàn đến khía cạnh này. Hạnh phúc không riêng người bố tạo dựng, mà phần lớn có sự khéo léo vun đắp của người mẹ. “Phúc đức tại mẫu“ nên không khí đầm ấm dưới mái nhà là nhờ người mẹ nhân hậu, chỉn chu mà có được. Bởi người phụ nữ với đức tính khiêm nhường, chu đáo, họ luôn lo lắng, chăm sóc gia đình để làm vừa lòng người đàn ông mình yêu. Nên có người đàn ông ở nhà, người vợ bao giờ cũng tươm tất hơn trong sinh hoạt ăn uống, nhằm tạo không khí ấm cúng, hạnh phúc cho gia đình. Ngược lại, vắng chồng, bữa ăn với họ trở nên đơn giản, quấy quá cho xong .Ăn lúc nào thì ăn .Mâm bát làm gì cho lỉnh kỉnh … Là phụ nữ, tác giả diễn đạt điều này thật chuẩn xác: 

          “Không có bố, không thì giờ

          Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm

    Vì vậy, cảm giác trống vắng cứ đầy lên trong lòng đứa trẻ. Nhất là khi mưa bão, rét mướt, căn nhà thiếu đàn ông trở nên dột nát, trống trải. Mẹ con phải tự che chắn, lúi húi lần sờ trong đêm vắng mới thấy hết nỗi côi cút hoang lạnh đến tủi hờn. Đứa con bỗng thấy trào dâng niềm sót thương vô hạn cho mẹ và phận mình.

          “Ngày đông gió bấc mưa dầm

          Dậy che mái dột, âm thầm mẹ con …

    Chữ “âm thầm” ở đây thật đắt. Nó gợi nỗi thương cảm đến xa xót và sự đồng cảm sâu sắc tới những đứa trẻ bất hạnh, những số phận hẩm hiu trong cuộc đời. Và ba chấm cuối câu như kéo dài mãi nỗi đơn côi của hai mẹ con nhân vật.

    Sang khổ thơ thứ ba, nhà thơ dường như hối tiếc trong lòng vì chị đã chạm đến nỗi đau của người khác, đã khơi dậy mạch nguồn hờn tủi của đứa trẻ, nên chị vội kéo nó về với những niềm vui bằng lời lẽ hóm hỉnh:

          “Chẳng vui tiếng điếu rít giòn

          Bia không mua uống, em còn bán chai

    Thế đấy, trẻ con vốn hồn nhiên lắm. Những ước mong thật đơn giản, vô tư. Giá có bố mua bia uống để mình được bán vỏ lon vỏ chai. Câu thơ thật giản dị mà vẫn nêu bật được tính cách trẻ con. Nhưng sự ngây thơ ấy chỉ có ở những đứa trẻ được bảo bọc bởi tình cảm của cả cha lẫn mẹ. Tưởng là nói vui cho đứa trẻ mỉm cười. Nhưng đằng sau nụ cười ấy, nó chợt nhận ra rằng: Ngay cả những niềm vui nhỏ bé nhất trong cuộc sống nó cũng không thể có được, vì nó không có bố. Điều đó nói lên cách dùng từ khéo léo của nhà thơ. Bằng phương pháp “đòn bẩy”, chỉ một câu thơ mộc mạc, tác giả đã lột trần cái nỗi đau không bố của đứa trẻ ra và đẩy tới đỉnh điểm mà không thấy bi lụy, lại mang tính khái quát: [Không có bố, đứa trẻ thường bị mất đi tính hồn nhiên vốn có của nó]. Đây là cái tứ của bài thơ. Không có bố, nghĩa là thiếu đi một “đối tác“ quan trọng trong liên kết gia đình – liên kết cộng sinh, thì gia đình ấy trở nên “lệch tâm”:   

          “Cho dù bãi mật, phù sa

          Mà không bên lở, chẳng là dòng song”.

    Vì vậy, “Nhà không có bố” là bài thơ hay, giàu chất nhân sinh.   

Nguyễn Đức Hậu  

Nguyễn Đức Hậu    
© Tác giả giữ bản quyền.    
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP Phan Thiết ngày 14.02.2015    
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.    
_______________________________________________    
    

Video liên quan

Chủ Đề