Để giảm thiểu phát thải các khí nhà kính hóa kì chủ ý biện pháp

* Năng lượng: Phát thải nhiều, cắt giảm sâu

Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính mới nhất, năng lượng là lĩnh vực phát thải nhiều nhất, chiếm đến 60% tổng lượng phát thải. Dự báo, đến năm 2030, tỷ lệ phát thải của năng lượng còn tăng đến 73%.

Chính bởi thế, trong lộ trình cắt giảm khí nhà kính, Việt Nam xác định năng lượng là lĩnh vực cần được cắt giảm sâu nhất. Theo NDC, nếu bằng nội lực, Việt Nam dự tính lĩnh vực năng lượng đặt mục tiêu cắt giảm 51,5 triệu tấn CO2tđ, chiếm 5,5% so với kịch bản phát thải thông thường [BAU] quốc gia vào năm 2030. Nếu nhận được sự hỗ trợ tích cực từ quốc tế, lĩnh vực năng lượng sẽ giảm 155,8 triệu tấn CO2tđ, chiếm 16,7% so với BAU quốc gia

Hàng loạt các giải pháp đã được đưa ra, trong đó chú trọng vào năng lượng sạch, vật liệu xanh, nâng hiệu quả chiếu sáng…

Cụ thể, Việt Nam sẽ triển khai các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, chiếu sáng công cộng, tiết kiệm năng lượng trong công sở, trường học, cơ sở y tế, hộ gia đình và các phương thức khác. 

Trong công nghiệp, Việt Nam hướng đến sử dụng các thiết bị điện gia dụng, công nghiệp, thương mại hiệu suất cao; sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện của Việt Nam.

Trong giao thông, Việt Nam đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả năng lượng trong giao thông vận tải; chuyển đổi phương thức vận chuyển hàng hóa; tái cơ cấu thị trường vận tải; chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các phương tiện giao thông

Ngoài ra, Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu truyền thống sang nhiên liệu sinh học, khí thiên nhiên và năng lượng điện; cải tiến, phát triển và áp dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng; giảm hàm lượng clinker và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khác trong sản xuất xi măng; phát triển và áp dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu xanh trong lĩnh vực nhà ở và thương mại.

Để giảm phát thải trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam đặt trọng tâm vào việc phát triển các nguồn năng lượng sạch

* Phát triển rừng để hấp thụ khí nhà kính

Trong 5 lĩnh vực được kiểm kê khí nhà kính, chỉ duy nhất lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp [LULUCF] là phát thải âm, tức là không phát thải mà còn hấp thụ khí nhà kính. Chính bởi thế, các giải pháp phát triển rừng được Việt Nam đặc  biệt chú trọng.

Mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam bảo vệ 3,5 triệu ha rừng tự nhiên và phục hồi hơn 50.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; đồng thời nâng độ che phủ rừng lên 42-42,5%.

Để hoàn thành mục tiêu này, Việt Nam đề xuất các giải pháp như: Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững rừng và đất lâm nghiệp để tăng lượng hấp thụ các-bon và chứng chỉ rừng; trồng rừng, phát triển rừng, ưu tiên rừng sản xuất, rừng gỗ lớn và rừng ven biển; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng trên các vùng đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng cao chất lượng và trữ lượng các-bon rừng; phát triển các mô hình nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng các-bon, bảo tồn đất.

* Thêm các giải pháp trong nông nghiệp, quản lý chất thải và công nghiệp

3 lĩnh vực phát thải còn lại của Việt Nam là nông nghiệp, chất thải rắn và các quá trình công nghiệp [IP]. 3 lĩnh vực này hiện chiếm hơn 50% tổng lượng phát thải của cả nước.

Về giải pháp hạn chế giảm thải trong nông nghiệp, NDC cập nhật 2020 xác định, cần ứng dụng các giải pháp quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; cải thiện khẩu phần ăn cho vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; thay đổi phương thức sử dụng đất. Đồng thời ứng dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Đối với chất thải rắn, Việt Nam thực hiện các biện pháp quản lý, phát triển và áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn đặc thù nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính.

Trong lĩnh vực các quá trình công nghiệp [IP], một số giải pháp kỹ thuật là thực hiện các giải pháp nghiền xỉ lò thổi, nghiền tro bay, nghiền Puzzolana và nghiền đá vôi thay thế clinker trong sản xuất xi măng và giảm tiêu thụ các chất HFCs [sử dụng trong thiết bị làm lạnh…].

[TN&MT] - Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tăng cường phát triển năng lượng tái tạo và thúc đẩy các giải pháp xanh là xu hướng tất yếu của các thành phố trong tương lai, giúp Việt Nam đạt được các cam kết về cắt giảm khí thải.

Sáng 10/12, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu [KHKTTV&BĐKH] phối hợp cùng UBND TP. Tam Kỳ [Quảng Nam] và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam [WWF-Việt Nam] chức Hội thảo trực tuyến "Giải pháp xanh giảm phát thải khí nhà kính trong các thành phố".

Hội thảo tổ chức trực tuyến

Tại Hội nghị COP26, ngoài tuyên bố cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, Việt Nam đã tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà Lãnh đạo về rừng và sử dụng đất và Cam kết giảm phát thải mê-tan toàn cầu, Tuyên bố chung toàn cầu về chuyển dịch từ than sang năng lượng sạch. Những tuyên bố hết sức mạnh mẽ của Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao. Tuy nhiên, để thực hiện các cam kết này, Việt Nam cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.

Theo ông Đỗ Đình Chiến - Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Dịch vụ Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, có thể nhận thấy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chuyển đổi sang các dạng năng lượng tái tạo, và thúc đẩy các giải pháp xanh, các giải pháp dựa vào tự nhiên đóng một vai trò quan trọng để giúp Việt Nam sớm đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050 như đã cam kết.

Đây cũng là những mục tiêu và và nội dung ưu tiên trong các văn bản quyết sách quan trọng của tỉnh Quảng Nam liên quan đến các công tác về ứng phó với BĐKH và phát triển kinh tế địa phương như: Quyết định số 3462/QĐ-UBND Ban hành Kế hoạch thực hiên Thỏa thuận Paris về BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Kế hoạch hành động Tăng trưởng Xanh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; hay Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020 và sau năm 2020. Tỉnh Quảng Nam đã và đang thể hiên quyết tâm cao cùng Chính phủ để đạt được mục tiêu theo kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH.

Dự án rồng rừng phục hồi hệ sinh thái Sông Đầm

Với mục tiêu kỳ vọng đến năm 2030, hầu hết các tỉnh/thành phố của Việt Nam đều xây dựng được các mục tiêu cụ thể và chính xác trong hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, Chương trình Thành phố Xanh [OPCC] đã hỗ trợ các thành phố trong tiến trình triển khai các hoạt động nhằm đóng góp cho các mục tiêu chiến lược chung trong bản Đóng góp do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam [NDC], Chiến lược Tăng trưởng Xanh quốc gia và Hiệp định Paris…

Theo kết quả kiểm kê, ba lĩnh vực phát thải khí nhà kính nhiều nhất tại Việt Nam là: Năng lượng cố định [chủ yếu là điện năng trong các khu nhà, sản xuất công nghiệp – xây dựng]; Giao thông; Chất thải [rác thải và nước thải]. Để giảm phát thải nhà kính trong thành phố, nhiều địa phương đã triển khai các dự án phát triển năng lượng tái tạo; giao thông xanh.... Điển hình như tại thành phố Tam Kỳ, các dự án trồng rừng phục hồi hệ sinh thái Sông Đầm; Hệ thống đèn LED có cảm biến; Phân loại rác tại nguồn... đang bước đầu cho kết quả khả thi.

Theo Bà Phạm Thị Cẩm Nhung, đại diện cho Tổ chức WWF - Việt Nam, Tam Kỳ nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung là địa phương rất quan tâm và tích cực trong các công tác ứng phó với BĐKH, tỉnh đã ban hành và triển khai những chính sách quan trọng liên quan đến vấn đề BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính và hiệu quả năng lượng nhằm hướng tới đạt được mục tiêu chung trong Thỏa thuận Paris, Chiến lược Tăng trưởng Xanh…WWF đã và sẽ luôn đồng hành cùng Quảng Nam và các địa phương khác trong quá trình xây dựng thành phố xanh giảm phát thải khí nhà kính.

Ngày 28/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Nữ tri thức Hà Nội và Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng [IRECO] tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông nhằm chống biến đổi khi hậu và bảo vệ sức khỏe cộng đồng".

  • Ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng

  • Hà Nội cảnh báo ô nhiễm không khí nặng

  • Giảm phát thải khí nhà kính trên nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: TTXVN phát

Hội thảo được tổ chức với mong muốn chia sẻ góc nhìn khoa học trong một số vấn đề cụ thể như: Giao thông và biến đổi khí hậu ở Việt Nam; ô nhiễm không khí do khí thải giao thông; kết nối người dân với giao thông công cộng..., từ đó có cơ sở tham gia ý kiến tư vấn cho các cơ quan chức năng trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ngắn hạn và dài hạn, trong đó có lĩnh vực giao thông, để đạt được mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Tại hội thảo, một số chuyên gia, nhà khoa học nêu quan điểm, Việt Nam là một trong số quốc gia chịu sự tác động của biến đổi khí hậu. Hiện tổng lượng bụi ở hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng cao khiến chất lượng không khí tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

Các chuyên gia đã nêu những giải pháp hữu hiệu và thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển xanh và bền vững. Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức - Chủ tịch Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long cho rằng, giải pháp tiên quyết là con người bởi người dân tham gia giao thông phải tự thay đổi ý thức, không phải cách chợ 100m cũng đi xe máy. Hãy đặt mình là người tham gia giao thông có văn hóa trong vấn đề bảo vệ môi trường. Điều này là cần thiết để giảm thiểu khí thải, góp phần xây dựng cuộc sống xanh.

Bà Nguyễn Thị Phương Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải đưa ra các biện pháp nhằm đạt được lượng giảm phát thải khí nhà kính như kỳ vọng của ngành Giao thông vận tải gồm: Hiệu quả sử dụng năng lượng, trong đó ưu tiên phương tiện sử dụng nhiên liệu mới và tiêu chuẩn phát thải mới, tăng cường yếu tố tải trọng của xe tải; chuyển đổi vận chuyển hành khách cá nhân sang công cộng [mở rộng hệ thống xe buýt, hệ thống BRT, triển khai hệ thống metro].

Cũng theo bà Nguyễn Thị Phương Hiền, để giảm phát thải khí nhà kính như kỳ vọng cần chuyển đổi vận tải hàng hóa; thay đổi nhiên liệu [khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học E5/E10; khuyến khích sử dụng xe máy điện, ô tô và xe buýt điện]...

Đồng quan điểm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho rằng, những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội thì tốc độ đô thị hoá tại thành phố nhanh, sự di dân tự do từ các tỉnh về thành phố lớn, việc xây dựng các công trình, khu chung cư... dẫn đến những thách thức lớn từ ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.

Với trách nhiệm của mình, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội cùng với chính quyền, các tổ chức thành viên, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các chương trình phối hợp bảo vệ môi trường gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ môi trường, gắn với việc thực hiện đúng Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch văn minh"... Hằng năm, Ủy ban phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội tuyên truyền trong nhân dân tích cực sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng trong giao thông nhằm giảm khí phát thải khí nhà kính, bảo vệ sức khỏe cộng đồng... Từ đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác bảo vệ môi trường góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “xanh, sạch, đẹp".

Nhằm chung tay giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sống trong lành cho người dân, các chuyên gia, nhà khoa học đã nêu một số kiến nghị như: Vận động người dân tích cực tham gia giao thông công cộng; có chính sách tăng ngày càng nhiều phương tiện xanh trong các thành phố; thay đổi thói quen giao thông, hạn chế phụ thuộc phương tiện vận tải trong phạm vi gần...

Bụi bặm và không khí ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân. Ảnh minh họa: TTXVN

Thành phố và các bộ, ngành liên quan cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như: khí dầu mỏ hóa lỏng [LPG], khí nén thiên nhiên [CNG]; triển khai và ứng dụng công nghệ mới trong giao thông vận tải nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; có chính sách ưu đãi với các nhà vận tải hàng hóa chuyển từ đường bộ sang đường thuỷ và đường sắt.

Người dân ủng hộ Nhà nước, thành phố trong việc giảm dần và không sử dụng xe máy trong nội thành đến năm 2030, trước mắt là quản lý và kiểm tra chất lượng xe máy để loại các xe không đảm bảo chất lượng an toàn và vệ sinh môi trường; khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với người dùng xe máy điện và ô tô điện; cần đặt mục tiêu đưa các loại hình xe điện vào sử dụng trong giai đoạn 2021-2025 nhằm xây dựng hệ thống giao thông công cộng xanh, giảm ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, Nhà nước nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường, thuế bảo vệ dự phòng sức khỏe, đánh thuế các phương tiện giao thông cá nhân có động cơ gây ô nhiễm môi trường, để điều chỉnh hành vi giao thông của người sang hướng dùng phương tiện giao thông công cộng; tăng cường trồng cây xanh, tăng số thảm cỏ, vườn hoa tạo không gian xanh, sạch, đẹp để người đi bộ có cảm hứng di chuyển gần bằng đi bộ và tạo nguồn hấp thụ khí phát thải carbon.

Những ý kiến, kiến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo sẽ là cơ sở để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội Nữ tri thức Hà Nội và Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng [IRECO] tổng hợp, góp ý kiến tư vấn cho Đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu [COP26] diễn ra vào tháng 11/2021 tại Glasgow [Anh].

Nguyễn Thắng [TTXVN]

Ô nhiễm không khí ở Bắc Bộ sẽ tăng lên từ tháng 9

Theo Tổng cục Môi trường [Bộ Tài nguyên và Môi trường], theo quy luật hằng năm, đặc biệt tại khu vực Bắc Bộ, bắt đầu từ tháng 9, các thông số ô nhiễm trong không khí, nhất là bụi mịn PM2.5, sẽ có xu hướng tăng lên. Các đợt ô nhiễm không khí nặng có thể sẽ xảy ra, người dân cần theo dõi diễn biến chất lượng không khí để có biện pháp phòng chống phù hợp.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Hà Nội,
  • phát thải khí nhà kính,
  • giao thông,
  • biến đổi khi hậu,
  • Bảo vệ môi trường,
  • phát triển xanh,

Video liên quan

Chủ Đề