Ở Đồng bằng sông Cửu Long tỉnh có nhà máy phát điện tử đó là

Đăng ký nhận thông tin khuyến mãi

Nhập email để có cơ hội giảm 50% cho chuyến đi tiếp theo của Quý khách

Xây dựng 14 nhà máy nhiệt điện ở đồng bằng sông Cửu Long là một kịch bản “phát triển rất không bền vững”, ông Nguyễn Minh Đức, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết.

Trong số các nhà máy nhiệt điện được xây dựng ở ĐBSCL, nhỏ nhất có công suất thiết kế là 600 MW và lớn nhất 2.000 MW, hoặc gần bằng công suất của nhà máy nhiệt điện Sông Đà ở phía Bắc [2.400 MW].

“Vì vậy, 14 nhà máy nhiệt điện sẽ có tổng công suất 20.000 MW. Cá nhân tôi nghĩ rằng điều này là rất không bền vững “, ông Due nói.

Ông cho biết việc cung cấp than trong nước đang giảm và các nhà máy đốt than sẽ phải chạy bằng than nhập khẩu.

Trong khi đó, các hợp đồng nhập khẩu than chưa được ký kết, trong khi Việt Nam có vấn đề về cơ sở hạ tầng để tiếp nhận than.

Trong quá khứ, than đã được giá 40 USD / tấn. Nhưng bây giờ nó đã được bán với giá 60 USD / tấn và giá sẽ tiếp tục leo thang. Khi giá than tăng lên, chi phí phát điện sẽ tăng lên tương ứng, và nhiệt điện sẽ không rẻ như mọi người nghĩ.

Trong khi đó, khi phát triển các nhà máy đốt than, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn là ô nhiễm môi trường do các nhà máy nhiệt điện gây ra.

Đồng thời, đồng bằng sông Cửu Long nên yêu cầu chính phủ điều chỉnh chiến lược phát triển điện.

Về vấn đề này, ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển điện lực tổng thể và chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thể trả lời câu hỏi về điều chỉnh.

Tuy nhiên, chiến lược đã được điều chỉnh trước. Khi tỉnh Bạc Liêu dự kiến ​​sẽ trở thành một trung tâm nuôi tôm sạch, dự án Nhà máy Nhiệt điện Cái Rào đã được dỡ bỏ khỏi danh sách các dự án đang triển khai.

Hiệp nói tiếp rằng nếu đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển các đơn vị năng lượng tái tạo thì sẽ không có lý do thuyết phục nào để tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện.

Nguyễn Anh Tuấn thuộc Viện Năng lượng MOIT cũng cho rằng Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển năng lượng tái tạo.

Theo lý thuyết, Việt Nam có thể phát triển tới 9,1 triệu MW điện tái tạo, cao hơn nhiều so với tổng công suất điện của cả nước vào năm 2016 là 41.000 MW,

bao gồm 15.000 MW điện sinh khối 177.200 MW điện khí sinh học, 9.000 MW từ chất thải, 2,1 triệu MW từ gió và 6,8 triệu MW từ năng lượng mặt trời.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, chỉ có 159 MW điện gió đã được kết nối với lưới điện quốc gia và 6 MW điện năng lượng mặt trời đã được phát triển, ông Tuấn nói.

Nhiều khó khăn trong thi công

Nhà máy điện gió Viên An có công suất 50 MW, do Công ty TNHH MTV năng lượng Viên An làm chủ đầu tư, với mức vốn khoảng trên 2.411 tỷ đồng, được xây dựng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển [Cà Mau]. Hiện trong số 49 trụ điện gió thì đơn vị thi công đã làm hoàn thành móng trụ hơn một nửa, còn lại đã và đang khẩn trương thực hiện. Tuy nhiên, các trụ T27, T35, T36, T38, T42, T46, T47… đang gặp khó trong việc thi công do vướng mặt bằng.

Nguyên nhân do nhiều hộ dân bị ảnh hưởng bởi Nhà máy điện gió Viên An vẫn chưa đồng ý giao mặt bằng cho đơn vị thi công, vì cho rằng giá đền bù chưa hợp lý. Bên cạnh đó, nhiều trụ điện gió triển khai trên phần đất rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi và Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng, nên khâu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phải mất nhiều thời gian; từ đó làm ảnh hưởng chung đến tiến độ thi công. 

Ông Nguyễn Đăng Hiển, Phó Giám đốc phụ trách pháp lý Công ty TNHH MTV năng lượng Viên An, cho biết: “Hiện nay việc giải phóng mặt bằng dự án cực kỳ khó khăn. Chúng tôi đã báo cáo với chính quyền địa phương, cùng các sở ngành liên quan và lãnh đạo tỉnh… nhờ hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, triển khai thủ tục pháp lý giao đất kịp thời, nhằm giúp nhà thầu thi công đúng tiến độ”.

Tại Bạc Liêu hiện có 9 dự án điện gió với tổng công suất 562 MW. Thời gian qua, các dự án điện gió trên địa bàn khi triển khai cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc vận chuyển các thiết bị siêu trường, siêu trọng.

Theo Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu, các tuyến đường giao thông ven biển trên địa bàn chỉ chịu tải tối đa 16 tấn, cầu tối đa 25 tấn… trong khi các thiết bị siêu trường, siêu trọng lên đến hàng trăm tấn. Vì vậy, sở phối hợp với các đơn vị liên quan, cùng chủ đầu tìm các phương án khác nhau để đưa thiết bị siêu trường, siêu trọng vào công trường, phục vụ cho việc thi công các dự án điện gió.

Tương tự, ở Sóc Trăng cũng có 9 dự án điện gió [có 6 dự án đặt trụ tuabin trên đất liền] đang triển khai với tổng công suất 262 MW. Đối với các dự án điện gió đặt trụ tuabin trên biển thì việc vận chuyển thiết bị có phần thuận lợi hơn so với đặt trụ tuabin trên đất liền, song vì hạ tầng đường bộ không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng.

Một trong những khó khăn khác cũng khiến nhiều nhà đầu tư điện gió tại ĐBSCL lo lắng là vấn đề đầu tư đồng bộ hệ thống đường dây đấu nối với các nhà máy điện gió để giải tỏa công suất. Tại Cà Mau, Ban Quản lý dự án các công trình Điện miền Nam cho biết, công trình trạm biến áp 220kV Năm Căn và đường dây 220kV Năm Căn - Cà Mau 2, hiện mới thực hiện xong kiểm đếm tài sản.

Do đó, đơn vị này kiến nghị tỉnh Cà Mau sớm đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để triển khai công trình sớm hoàn thành, hỗ trợ các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh giải tỏa công suất và tăng khả năng truyền tải hệ thống điện. Tương tự, nhiều nhà đầu tư điện gió khác tại các tỉnh ven biển ĐBSCL cũng lo lắng các đường dây truyền tải không hoàn thành đồng bộ với nhà máy gió.

Kêu cứu… khẩn cấp!

Theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg, ngày 10-9-2018 của Thủ tướng Chính phủ [sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29- 6- 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam], các dự án điện gió để được hưởng giá bán điện ưu đãi 8,5 cent/kWh [khoảng 1.928 đồng] đối các dự án điện gió trên đất liền, và 9,8 cent/kWh [khoảng 2.223 đồng] đối với điện gió trên biển, phải vận hành thương mại trước ngày 1-11-2021.

Do thời gian từ nay đến đầu tháng 11 không còn nhiều, trong khi đó dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Vì vậy ảnh hưởng đến việc vận chuyển thiết bị, nhất là các tuabin gió; đối với các chuyên gia nước ngoài khi nhập cảnh vào làm việc cũng khó khăn; cùng việc đi lại bị hạn chế, nhân lực khan hiếm… Trước những trở ngại trên, nhiều nhà đầu tư dự án điện gió ở ĐBSCL vô cùng lo lắng nguy cơ không hoàn thành kịp tiến độ.

Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV năng lượng Viên An, hiện nay cứ mỗi ngày trôi qua thì cơ hội hoàn thành của dự án hẹp dần. Vì vậy, công ty phải kêu cứu “khẩn cấp” đến các ngành chức năng tỉnh Cà Mau với mong muốn nhận được sự hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc. Nhà đầu tư cũng kiến nghị tỉnh Cà Mau cử lực lượng công an hỗ trợ thi công, khi xảy ra vụ việc thì kịp thời can thiệp.

“Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và thời tiết hiện nay vào mùa mưa bão nên việc triển khai thực hiện dự án vô cùng gian nan. Dù vậy, tất cả các hạng mục phải đồng loạt triển khai. Bằng mọi giá, với cách này hay cách khác, cũng phải lên lưới vào cuối tháng 10-2021” - ông Nguyễn Đăng Hiển quyết tâm.

Còn ông Đào Hải Linh, Tổng Giám đốc CTCP Điện gió Hòa Bình 1 [Bạc Liêu] cho biết: “Thời gian qua dự án gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ tỉnh tháo gỡ kịp thời, nên chúng tôi đang cố gắng tăng tốc với mục tiêu đưa dự án vận hành thương mại kịp thời vào trước tháng 11”. Tuy nhiên, ông Linh cũng thông tin là có dự án điện gió rơi vào thế bế tắc, không kịp tiến độ. Một trong những khó khăn nhất là không giải quyết được bài toán nhân sự, nhất là chuyên gia nước ngoài. Hiện nhân sự chất lượng cao phục vụ cho các dự án điện gió ở ĐBSCL rất ít, tập trung chủ yếu tại TPHCM; còn các chuyên gia thì phải thuê từ nước ngoài về… 

 Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN], trong thời gian vừa qua EVN đã ký hợp đồng mua bán điện [PPA] với 144 dự án nhà máy điện gió với tổng công suất 8.144 MW. Tính đến thời điểm ngày 22-7, có 13 nhà máy điện gió với tổng công suất 611 MW đã vào vận hành thương mại. Ngoài ra, có 106 nhà máy điện gió với tổng công suất là 5.621MW dự kiến sẽ tiếp tục vào vận hành thương mại trước ngày 31-10-2021. Tuy nhiên, đến ngày 22-7, mới có 61 nhà máy điện gió với tổng công suất là 3.487MW gửi công văn đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm đúng quy định. Ngoài ra, có 25 nhà máy điện gió với tổng công suất là 1.912MW, khả năng không thể vận hành thương mại trước 31-10-2021.

TẤN THÁI

Moitruong.net.vn

– Sự gia tăng nhiệt độ đáng kể, mùa nắng kéo dài hơn, nước biển dâng và sóng biển mạnh hơn, gió mùa Tây Nam và Đông Bắc mạnh dần lên trong tương lai… có tiềm năng trở thành lợi thế cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thời kỳ phát triển điện Mặt trời mạnh mẽ. Đặc biệt An Giang, Bạc Liêu là những tỉnh đi đầu trong ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo có sẵn [điện gió, điện Mặt trời].

ĐBSCL có khí hậu gió mùa, nóng và ẩm với 2 mùa rõ rệt. Mỗi năm, vùng đồng bằng này nhận trung bình 2.200 – 2.500 giờ nắng, với năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày 4,3 – 4,9 kWh/m2. Tiềm năng khai thác năng lượng ánh sáng rõ ràng rất lớn. Ước tính cứ 1m2 lắp đặt các tấm pin mặt trời có thể thu 5 kWh điện mỗi ngày. Nguồn chiếu sáng này rất ổn định, với hơn 90% số ngày trong năm đều nhận được ánh sáng mặt trời đủ mạnh để vận hành các tấm thu năng lượng mặt trời.

ĐBSCL còn là khu vực bán đảo thấp và phẳng, có đường bờ biển và các hải đảo có tổng chiều dài xấp xỉ 700 km, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng đến 360.000 km2, rộng gấp 10 lần diện tích đất liền nội địa. Với thuận lợi về địa hình và điều kiện gió biển ven bờ mạnh khoảng 5,5 – 6 m/giây ở độ cao 80 m [chiều cao các cột điện gió hiện đã lắp đặt ở Bạc Liêu], tiềm năng khai thác năng lượng gió ven bờ biển có thể đạt từ 1.200 – 1.500 MW. Chưa kể năng lượng sóng biển, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh khối đều rất dồi dào ở ĐBSCL mà địa phương chưa có điều kiện đầu tư khai thác.

Bạc Liêu được biết đến điện gió đầu tiên, bởi Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1 và Bạc Liêu 2 đang hoạt động. Đây là tỉnh duy nhất tại ĐBSCL có dự án điện gió đã hòa vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 đã được phê duyệt thì tổng công suất tiềm năng của tỉnh là gần 3.000 MW.

Cà Mau cũng không chịu thua kém. Theo quy hoạch được phê duyệt, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Cà Mau phát triển năng lượng gió lên 3.600 MW, điện mặt trời nối lưới điện quốc gia khoảng 1.500 MW, điện sinh khối như điện gỗ, điện đốt rác khoảng hơn 60 MW.

Tại Trà Vinh, quy hoạch 6 dự án nhà máy điện gió tại 6 bãi bồi ven biển thuộc huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Trong đó, có 3 nhà máy tại xã Trường Long Hòa, hai nhà máy tại xã Hiệp Thạnh và một nhà máy tại xã Đông Hải. Đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt tích lũy đạt khoảng 270 MW, sản lượng điện gió tương ứng 634 triệu kWh.

>>> Xem thêm: Điện gió ngoài khơi: Kỳ vọng mới trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Bạc Liêu cũng kiến nghị Chính phủ xem xét xem xét, chấp thuận cho đầu tư lưới truyền tải 500KV, 220KV đồng bộ các dự án nguồn điện trên địa bàn tỉnh theo cơ chế đầu tư xã hội hóa. Trong đó, ưu tiên cho các nhà đầu tư có dự án nguồn điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia [áp dụng tương tự như trường hợp đầu tư đường dây truyền tải 500KV, 220KV phục vụ các dự án điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận].

Đồng bằng sông Cửu Long phát triển năng lượng tái tạo

Việc truyền tải công suất các dự án nhà máy điện gió đã được phê duyệt quy hoạch và đang trình xin phê duyệt bổ sung quy hoạch gặp nhiều khó khăn do các công trình đường dây và Trạm biến áp 110 kV trong khu vực chậm thực hiện, các công trình đường dây và Trạm biến áp 220 kV theo quy hoạch dự kiến thực hiện trong năm 2023.

Trong khi đó, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh cũng đồng loạt xin có cơ chế để phát triển điện gió theo hướng: Ưu tiên vùng thi công khó khăn, ổn định giá điện và cho tư nhân đầu tư lưới truyền tải điện. Tất cả nhằm giải phóng lượng điện gió quá lớn lên đường dây truyền tải điện quốc gia.

Để hiện thực hóa những mục tiêu nói trên, vấn đề quan trọng hiện nay là cần xây dựng và ban hành biểu giá điện gió phù hợp. Thực tế giá điện gió gần như khó cạnh tranh được với giá điện truyền thống hình thành từ năng lượng hóa thạch.

Ngọc Linh [t/h]

Share on FacebookShare on TwitterShare on Linkedin

Video liên quan

Chủ Đề