Vai trò của người hiệu trưởng là gì trong việc dẫn dắt chuyển đổi số trong nhà trường

Tạo động lực

Là giáo viên, việc đầu tiên cô Nguyễn Thị Huế, Trường THPT Minh Đài (Phú Thọ) mong mỏi từ hiệu trưởng là sự công bằng, sáng tạo trong quản lý, để đại đa số giáo viên nể phục, hài lòng và do đó sẽ ủng hộ. “Điều này là cốt lõi để giáo viên cảm thấy “hạnh phúc”, để họ có động lực làm việc. Còn hiệu trưởng sáng tạo trong quản lý sẽ giảm áp lực hành chính về hồ sơ cho giáo viên rất nhiều” – cô Huế chia sẻ.

Một phẩm chất khác giáo viên cũng mong mỏi từ hiệu trưởng là phải quan tâm đến chất lượng giáo dục. Đừng tạo áp lực cho giáo viên bằng các quy chế cứng nhắc, bởi nghề giáo vốn đã nhiều áp lực. Thay vì chỉ trích, phê bình, nên chuyển sang góp ý chân thành, chỉ ra lỗi sai cho giáo viên sửa và động viên khích lệ. Cùng với đó, hiệu trưởng cũng nên quan tâm đến nhu cầu tinh thần của giáo viên; khéo léo tổ chức cho giáo viên gặp gỡ, giao lưu, kết nối để gắn kết hơn.

“Giáo viên luôn mong có một hiệu trưởng tạo được uy tín với học sinh và phụ huynh, từ đó tạo được niềm tin và tự hào cho giáo viên khi giảng dạy ở trường. Cũng sẽ rất tuyệt vời nếu người đứng đầu nhà trường hiểu biết các văn bản hành chính, nắm được các quy định của ngành để giải thích với phụ huynh một cách thuyết phục” – cô Nguyễn Thị Huế cho hay.

Vai trò của người hiệu trưởng là gì trong việc dẫn dắt chuyển đổi số trong nhà trường
Để học sinh hứng khởi khi đến trường đòi hỏi môi trường GD phải thực sự hạnh phúc. Ảnh: Thế Đại

Dưới góc độ chuyên gia, theo PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) nêu quan điểm: Trường học hạnh phúc là nơi có các mối quan hệ tích cực; phương pháp dạy và học phù hợp; môi trường học tập an toàn và thân thiện. Đó là nơi mà mọi học sinh, giáo viên và cán bộ, nhân viên cảm thấy được yêu thương, an toàn, tôn trọng, được hiểu và có giá trị. Để hiện thực hóa trường học hạnh phúc có  nhiều công việc cần phải triển khai một cách đồng bộ; trong đó, vai trò của người đứng đầu nhà trường vô cùng quan trọng.

“Công tác xây dựng trường học hạnh phúc cần phải được phản ánh trong kế hoạch và ngân sách hàng năm của nhà trường và không thể thiếu vai trò của người hiệu trưởng. Bên cạnh đó, để xây dựng các cấu phần cơ bản của một trường học hạnh phúc cần có những chính sách nhất quán và chỉ đạo mạnh mẽ từ người đứng đầu nhà trường” – PGS Trần Thành Nam cho hay.

PGS Trần Thành Nam đồng thời cũng nhấn mạnh đến các nội dung giúp có được một trường học hạnh phúc chỉ có thể thực hiện nếu người đứng đầu nhà trường hiểu và quyết tâm thực hiện. Trong đó có việc giảm các bài kiểm tra định kỳ, tăng cường đánh giá quá trình; thay thế bài tập về nhà bằng các hoạt động tự chọn để “mở rộng” việc học; tăng cường tổ chức hoạt động nhóm giúp học sinh hợp tác giải quyết vấn đề; dạy học sinh đặt câu hỏi và coi những lỗi sai của học sinh như một phần của quá trình học tập và phát triển; tổ chức những hoạt động sau giờ học để thay thế việc dạy kèm gia sư; tổ chức các sự kiện để thúc đẩy ý thức tập thể trong cộng đồng nhà trường; hay triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần; phương pháp mindfulness (thư giãn thiền) trong trường học...

Vai trò của người hiệu trưởng là gì trong việc dẫn dắt chuyển đổi số trong nhà trường
Cô và trò Trường THCS Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) trao đổi bài học trong môi trường thân thiện. Ảnh: Thế Đại

Bắt đầu từ những việc nhỏ

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, chủ trương của ngành Giáo dục là xây dựng mô hình: “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”, với hai chỉ số quan trọng nhất trong mục tiêu giáo dục của trường là hạnh phúc và chất lượng. Do vậy, nhiều trường học đã bắt đầu tạo ra những thay đổi đột phá về tư duy, mạnh dạn trong cách làm, sáng tạo trong tiếp cận để đạt được mục tiêu giáo dục cho nhà trường.

Chia sẻ điều này, ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD&ĐT) đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của hiệu trường nhà trường: “Người ta coi “hiệu trưởng, người dẫn dắt, lan tỏa hạnh phúc” là nguyên tắc vàng để xây dựng trường học hạnh phúc. Một khi hiệu trưởng, giáo viên thay đổi, nhà trường sẽ thay đổi. Khi ấy học sinh được hưởng niềm vui và có hạnh phúc.”. Theo ông Đặng Tự Ân, hiệu trưởng đi đầu thay đổi cần quan tâm đồng thời 3 yếu tố (con người, môi trường làm việc và phong cách làm việc trong trường). Cả 3 yếu tố lồng ghép, đan xen vào nhau và con người ở đây được hiểu là cán bộ, nhà giáo, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh.

Đưa ra những chỉ dẫn cơ bản cho hiệu trưởng trong quá trình xây dựng trường học hạnh phúc, ông Đặng Tự Ân cho rằng: Hiệu trưởng trước hết phải là người có hạnh phúc mới có thể lan tỏa hạnh phúc. Người đứng đầu nhà trường cũng cần thân thiện, cởi mở; đặc biệt, hãy kiếm tìm hạnh phúc từ những việc làm nhỏ bé.

“Để làm được những điều lớn lao, cao xa, ngay từ bây giờ, mỗi thầy cô, cán bộ quản lý học cách làm những việc nhỏ bé, bình thường như: Bình tĩnh lắng nghe; đặt mình vào vị trí của người khác khi xử lý công việc; chú ý đến cảm xúc của người khác khi làm việc; gọi tên cảm xúc; sẵn sàng nói lời xin lỗi; kết nối và mở lòng, cùng nhau đưa ra giải pháp” – ông Đặng Tự Ân gợi ý.

“GS Hồ Ngọc Đại từng đưa ra khẩu hiệu, được coi là triết lý trong học tập của ông, đó là “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Học sinh tới trường không phải là sự ép buộc của gia đình mà là niềm vui khi được gặp bạn bè, thầy cô, được biết thêm về kiến thức và trải nghiệm nhiều trong cuộc sống. Vì thế, có thể hiểu “Mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc” là một triết lý, một cách tiếp cận mô hình trường học hạnh phúc. Làm sao cho cha mẹ học sinh cũng trở thành những thầy cô giáo của chính con em họ chứ không chỉ giao phó 100% cho nhà trường” – ông Đặng Tự Ân chia sẻ.

Trong tất cả các nghiên cứu và các cuộc hội thảo chuyên đề về chuyển đổi số, vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp luôn được đưa lên hàng đầu. Rõ ràng, chuyển đổi số là một hoạt động chiến lược nhằm ứng dụng công nghệ vào quản trị và vận hành doanh nghiệp, nhưng đại bộ phận các lãnh đạo doanh nghiệp lại không có nền tảng kiến thức kỹ năng công nghệ. Vậy làm thế nào mà nhiều người trong số họ đã dẫn dắt doanh nghiệp của mình chuyển đổi số thành công?

Từ góc nhìn quản trị và lãnh đạo, các năng lực cơ bản cần thiết cho chuyển đổi số doanh nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn ở các điều dưới đây, và không phụ thuộc quá nhiều vào mức độ thành thạo công nghệ của cá nhân lãnh đạo:

Vai trò của người hiệu trưởng là gì trong việc dẫn dắt chuyển đổi số trong nhà trường

Nhận thức về chuyển đổi số

Nếu không có nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số, việc cố gắng thực thi sẽ trở thành chạy theo phong trào và hầu hết là thất bại. Thất bại của chuyển đổi số sẽ dẫn đến hao phí nguồn lực của doanh nghiệp, đánh mất cơ hội, và quan trọng nhất là đánh mất niềm tin của cả lãnh đạo và nhân viên công ty đối với hành trình chiến lược này.

Để nhận thức về chuyển đổi số, lãnh đạo doanh nghiệp không cần phải là một chuyên gia công nghệ thông tin, không cần phải biết viết những dòng code. Nhận thức có thể xuất phát từ việc hiểu được khách hàng của công ty đang và sẽ được công nghệ phục vụ như thế nào, khách hàng muốn gì và công ty có thể ứng dụng công nghệ gì để phục vụ họ tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn?

Nhận thức cũng có thể xuất phát từ các “nỗi đau” quản trị nội bộ, những trăn trở làm thế nào để ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa các quy trình làm việc của công ty, làm thế nào để sản xuất được nhiều hơn, phục vụ được nhiều khách hàng hơn trong thời gian ngắn hơn, làm thế nào để biết các dữ liệu hiện có của doanh nghiệp đã đủ và chính xác hay chưa?...

Quan trọng không kém là nhận thức về mối quan hệ của công nghệ với con người trong doanh nghiệp. Công nghệ có giúp cải thiện chất lượng công việc, giảm thiểu sai sót, tăng năng suất lao động và có làm cho nhân viên của công ty có cuộc sống tốt hơn về cả vật chất và tinh thần, cả về phát triển sự nghiệp?

Tất nhiên, nhận thức của lãnh đạo về chuyển đổi số sẽ không và không nên dừng lại ở các điểm trên. Đời sống hoạt động của doanh nghiệp quá đa dạng đòi hỏi nhận thức và tài năng của lãnh đạo khác nhau ở mỗi công ty. Đối với công cuộc chuyển đổi số doanh nghiệp, sự nhận thức đủ và đúng của lãnh đạo là cú click chuột đầu tiên. Nhận thức không đầy đủ và thiếu chính xác về chuyển đổi số sẽ dẫn đến việc đầu tư bất hợp lý về tài chính, điều động sai người, mua công nghệ không phù hợp và mất phương hướng trong triển khai.

Tư duy hệ thống

Đó là sự thấu hiểu tổng thể và sâu sắc đối với quy trình làm việc của công ty và tư duy, kỹ năng sắp xếp các quy trình để có được sự gắn kết, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong cả quá trình vận hành doanh nghiệp.

Với mỗi yêu cầu đòi hỏi của công việc chuyên môn, các phòng ban nghiệp vụ và mỗi cá nhân có xu hướng làm việc theo ý mình, cho sự tiện lợi của riêng mình mà không quan tâm đến công việc của người khác. Sự chuyên biệt này có thể hữu hiệu trong phạm vi công việc đặc thù nhưng có thể tạo thêm việc hoặc thiếu sự chia sẻ với đồng nghiệp ở các mảng khác nhau. Tư duy hệ thống giúp lãnh đạo nhìn nhận những giao điểm và sự kết nối tại các giao điểm này giữa các phòng ban trong công ty và sắp xếp để tạo ra sự liên kết hiệu quả nhất.

Tư duy hệ thống cũng giúp lãnh đạo doanh nghiệp định hình và tổ chức workflow (luồng công việc) trong công ty được khoa học, tinh gọn và giảm thiểu các xung đột, loại bỏ các điểm “thắt cổ chai”. Sự liên kết có hệ thống của các luồng công việc cho phép doanh nghiệp tối ưu được nguồn lực, thời gian, kinh phí và nhân lực.

Không có chương trình máy tính nào được xây dựng mà không dựa trên một hệ thống quy trình cụ thể. Chuyển đổi số và tự động hóa hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi tổ chức phải có hệ thống quy trình làm việc tối ưu. Hệ thống quy trình làm việc tối ưu phải được xây dựng và dẫn dắt từ tư duy hệ thống của lãnh đạo doanh nghiệp

Tầm nhìn chiến lược

Chuyển đổi số không chỉ giải quyết các vấn đề tức thời của doanh nghiệp, đây còn là chiến lược để thay đổi mô hình kinh doanh, thích ứng, đón đầu và thậm chí là tạo ra cách làm mới cho doanh nghiệp.

Lãnh đạo với tầm nhìn chiến lược, với năng lực thấu hiểu, đoán biết nhu cầu và khát khao chinh phục thị trường của mình sẽ có động lực quyết liệt hơn cho việc đầu tư và thực thi chuyển đổi số.

Thực tế những năm gần đây cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ trong nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và phong cách phục vụ. Càng ngày khách hàng càng đòi hỏi cao hơn về tốc độ, chất lượng, sự tận tâm, sự minh bạch trong sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Ở chiều ngược lại, các mong đợi và đòi hỏi từ phía cổ đông cũng cao hơn ở hiệu quả quản trị, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị trường. Để thỏa mãn được cả 2 yêu cầu này, con đường khả thi nhất là ứng dụng công nghệ để chuyển đổi phương thức quản lý, mô hình kinh doanh.

Tất cả những điều này đều cần một tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo để định hướng và dẫn dắt đội ngũ của mình. Thiếu tầm nhìn chiến lược, công cuộc chuyển đổi số nếu thành công cũng chỉ dừng ở bước số hóa ở một vài khâu, vài quy trình hoặc ứng dụng được công nghệ để giải quyết một số nhu cầu tức thời của doanh nghiệp mà không tạo ra được nhiều sự khác biệt so với trước khi chuyển đổi.

Kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi

Lịch sử và kinh nghiệm cho thấy mỗi khi ứng dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất điều hành của doanh nghiệp, bên cạnh sự hào hứng và kỳ vọng của nhóm quản lý luôn có sự lo lắng bất an của nhóm trực tiếp thực thi. Kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi là yếu tố vô cùng quan trọng trong khâu chuẩn bị và cả quá trình chuyển đổi số.

Dù mục tiêu kết quả của chuyển đổi số là đạt hiệu quả tốt hơn về quản trị và kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp, và bản thân mỗi cán bộ công nhân viên cũng được hưởng lợi từ kết quả này, thực tế không diễn ra đơn giản một chiều như vậy.

Tâm lý người lao động sợ sự cạnh tranh, luôn lo lắng sẽ bị thay thế, cảm thấy bị đe dọa bởi sự không chắc chắn cho kết quả tương lai. Đối phó với trường hợp này, một số người rời bỏ công việc, một số chống đối và có người chỉ làm việc cầm chừng dò xét. Trong nhiều trường hợp, quan điểm và cách làm việc của những người này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và năng suất của cả đội nhóm.

Một hiện tượng phổ biến nữa là con người vốn quen với cách làm cũ sẽ ngại phải chuyển sang cách làm việc mới. Đối với chuyển đổi số, cách làm việc mới cũng có nghĩa là họ bị quản lý chặt hơn về mặt thời gian, năng suất, sự chính xác và minh bạch thông tin. Điều này cũng gây cho họ tâm lý thiếu thoải mái đối với quá trình chuyển đổi số.

Cũng cần phải kể đến sự đồng thuận trong hàng ngũ lãnh đạo doanh nghiệp đối với chuyển đổi số. Một ban lãnh đạo thiếu thống nhất và ngại thay đổi sẽ là lý do đầu tiên đẻ chiến lược này trở nên bất khả thi.

Quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp không bao giờ là dễ dàng. Việc này đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành phần liên quan, từ lãnh đạo quản lý cao nhất đến những người trực tiếp thực hiện sản xuất hàng hóa dịch vụ. Trong bối cảnh con người ở các tầng quản lý khác nhau, chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, nhận thức khác nhau và khả năng thích ứng khác nhau, việc của nhà lãnh đạo là phải làm tốt vai trò nhạc trưởng, đảm bảo cho dàn nhạc của mình luôn phối hợp nhịp nhàng trong suốt bản giao hưởng có nhiều cung bậc cảm xúc và nhịp phách khác nhau để có được màn biểu diễn hoàn hảo nhất.

Quản lý dự án

Nếu chuyển đổi số doanh nghiệp là dự án tổng thể thì ở mỗi khâu, mỗi luồng công việc lại là các dự án nhỏ hơn. Làm sao để các dự án nhỏ được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng và luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau lại cần những kỹ năng quản lý dự án và kiểm thử liên tục để đảm bảo thành công.

Dù chuyển đổi số là dự án nội bộ, tính chất chiến lược của dự án này luôn được kỳ vọng ở mức độ thành công cao đến mức nó có thể “make or break” (tạo dựng hoặc phá hủy) uy tín của lãnh đạo doanh nghiệp, tạo sự thay đổi tích cực đến hoạt động của công ty hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của đội ngũ đối với lãnh đạo và các dự án công nghệ khác.

Vậy nên vẫn là những kỹ năng quản lý dự án như bất kỳ dự án nào khác: Bắt đầu thế nào, nguồn lực ở đâu, phân bổ công việc ra sao, đôn đốc tiến độ, quản lý chất lượng… Đối với chuyển đổi số doanh nghiệp, các đối tượng tham gia phần lớn là những con người nội bộ, nguồn vốn nội bộ, chiến lược nội bộ để cải tiến, đối mới và sửa lỗi nội bộ. Thách thức dành cho nhà lãnh đạo tăng lên gấp nhiều lần!

Tất nhiên, sẽ còn rất nhiều năng lực lãnh đạo khác được gọi tên cho các dự án chuyển đổi số doanh nghiệp. Như đầu bài viết đã nêu, phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp không phải là những người thạo về Công nghệ thông tin, nhưng với môi trường kinh doanh hiện nay, chuyển đổi số là điều không tránh khỏi và lãnh đạo doanh nghiệp hầu như không có lý do để đứng ngoài xu hướng này. Những năng lực kể trên thường có sẵn trong mỗi nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chỉ cần đánh thức chúng dậy và vận dụng thật tốt để làm tiền đề cho các dự án chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình.

Lê Sỹ Quyền – Tháng 6/ 2021

Bài viết cũng được đăng trên BK Cafe, Blog của Biz Knowhow Co., Ltd: https://www.bizknowhow.vn/post/5-năng-lực-cần-có-của-lãnh-đạo-cho-chuyển-đổi-số-doanh-nghiệp