Uống sắt trong thời gian bao lâu

Sắt là một trong những dưỡng chất rất cần thiết đối với cơ thể. Vậy uống sắt vào lúc nào trong ngày để đạt hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Quá trình hấp thu sắt vào cơ thể

  • Sự hấp thu sắt bắt đầu từ dạ dày nhưng diễn ra nhiều nhất ở hành tá tràng và ít hơn ở đầu ruột non. Để được hấp thu vào cơ thể, sắt sẽ chuyển từ dạng ferric [Fe3+] sang dạng ferrous [Fe2+]. Quá trình bắt đầu từ việc sắt đã được tách ra khỏi những hợp chất hữu cơ và gắn với đường , acid amin. Sau đó acid clohydric đã khử Fe3+ thành Fe2+ để hấp thu vào cơ thể dễ dàng nhất.
  • Có 2 yếu tố quyết định tới lượng sắt và quá trình hấp thu sắt vào máu tĩnh mạch cửa đó là: nhu cầu sắt của cơ thể và lượng sắt dự trữ trong cơ thể.
  • Với trường hợp quá tải sắt thì lượng sắt được hấp thu vào niêm mạc ruột sẽ giảm đi. Với trường hợp bị thiếu sắt thì một lượng sắt lớn sẽ được hấp thu vào máu, niêm mạc ruột, rồi về tĩnh mạch cửa.
  • Sắt có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt đỏ, trứng, sữa. Sắt trong thức ăn sẽ có dạng ferric [Fe3+], có thể là sắt hữu cơ hoặc vô cơ. Thông thường, mỗi ngày khẩu phần ăn trung bình của chúng ta sẽ có từ 10 – 15 mg sắt. Tuy nhiên, chỉ có 5 – 10% sắt trong đó được hấp thu vào cơ thể. Phần còn lại thường bị hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn.
  • Một số yếu tố làm khả năng hấp thu sắt vào cơ thể tăng lên đó là: sắt dưới dạng ferrous [Fe2+], môi trường acid như vitamin C, sắt vô cơ, cơ thể thiếu sắt, phụ nữ mang thai có nhu cầu cao về lượng sắt, tăng tổng hợp hồng cầu,…
  • Những yếu tố làm giảm khả năng hấp thu sắt: Sắt dưới dạng ferric [Fe3+], môi trường kiềm, sắt hữu cơ, thừa sắt, giảm tổng hợp hồng cầu,…

2. Nên uống sắt vào lúc nào trong ngày?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, để sắt được hấp thu tốt nhất, bạn nên uống sắt vào trước hoặc sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút. Vào thời điểm buổi sáng sớm, cơ thể mới trải qua một giấc ngủ dài, lúc này lượng sắt và canxi trong cơ thể ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó, thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thu dưỡng chất này. Sắt sẽ được hấp thu tốt nhất khi bạn đang đói. Vì vậy, thuốc bổ sung sắt khi được uống vào thời điểm buổi sáng sẽ phát huy được tối đa tác dụng.

Ngoài ra, nhu cầu sắt cần bổ sung giữa các độ tuổi, giới tính sẽ khác nhau. Do đó, bạn cũng cần cân nhắc để có liều lượng uống sắt vừa phù hợp nhất:

Đối với trẻ em:

  • Trẻ em từ 3 - 6 tháng tuổi cần 6.6 mg sắt/ngày.
  • Trẻ em từ 6 - 12 tháng tuổi cần 8.8mg sắt/ngày.
  • Trẻ em từ 1 - 10 tuổi cần 10mg sắt/ngày.

Đối với nam giới:

  • Từ 10 - 18 tuổi cần 12mg sắt/ngày.
  • Nam giới trưởng thành cần 10mg sắt/ngày.

Đối với nữ giới:

  • Phụ nữ trưởng thành cần 15mg sắt/ngày.
  • Phụ nữ sau mãn kinh 10mg sắt/ngày.
  • Phụ nữ có thai cần 28-45 mg sắt/ngày.

Riêng với trẻ nhỏ và phụ nữ, đặc biệt phụ nữ có thai là những đối tượng cần được bổ sung sắt nhiều hơn cả. Trẻ nhỏ cần uống sắt để hỗ trợ cho quá trình triển của mình. Còn đối với phụ nữ có thai, do sự hấp thu sắt kém hơn bình thường, nhưng lại cần nguồn dưỡng chất để cung cấp cho thai nhi. Vì vậy, việc bổ sung sắt cho các đội tượng này là rất cần thiết.

3. Một số lưu ý khi uống thuốc sắt

  • Không nên uống canxi cùng với sắt bởi hai chất ngày kỵ với nhau. Việc sử dụng đồng thời hai dưỡng chất này sẽ làm giảm hấp thu của sắt. Vì vậy, bạn nên uống sắt và canxi cách nhau ít nhất 2 tiếng.
  • Nên kết hợp sử dụng sắt với vitamin C hoặc sản phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có tác dụng khử Fe3+ thành Fe2+ giúp hỗ trợ làm tăng sự hấp thu của sắt đối với cơ thể. Bạn có thể uống nước cam, nước chanh, hay các loại quả giàu vitamin C khác.
  • Tránh các thức uống gây kích thích như trà, cà phê, nước giải khát có gas vì chúng làm giảm hiệu quả của quá trình sắt hấp thu vào cơ thể.
  • Không nên phối hợp chung thuốc sắt với các thuốc kháng sinh, đặc biệt là các loại thuốc nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp và nhóm tetracyclin.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già không dùng dạng viên mà sử dụng dạng giọt hoặc sirô để dễ uống hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về liều lượng chỉ định, bao nhiêu thìa hoặc bao nhiêu giọt cho một lần uống, cũng như cho từng đối tượng, lựa tuổi. Luu ý thêm khi uống sắt dạng này, thường răng sẽ có màu đen. Bạn có thể sử dụng ống hút, pha vào nước và đánh răng ngay sau khi uống để khắc phục tình trạng này.
  • Nên lựa chọn sắt có nguồn gốc hữu cơ. Hiện nay, phần lớn các thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung sắt đều có dạng muối sắt, phổ biến nhất là: sắt sulfat, sắt gluconat, sắt fumarate. Trong đó, sắt fumarate, sắt gluconate là sắt hữu cơ sẽ dễ hấp thu hơn so với sắt vô cơ sulfate.
  • Để tạo ra các loại muối sắt, người ta cho sắt nguyên chất hòa tan trong axit sunfuric hoặc axit hydrochloric. Sau phản ứng, người ta thu được chất khô là muối sắt. Sau khi uống, axit dạ dày sẽ hòa tan muối sắt. Với những ai đang dùng thuốc kháng axit, dạ dày của họ không có axit và muối sắt sẽ không được hòa tan. Như vậy, việc bổ sung sắt sẽ không có tác dụng.
  • Nên bổ sung sắt kết hợp với acid folic. Chất này có tác dụng giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới, bên cạnh đó chúng còn giúp ngăn các thay đổi ở DNA. Acid folic cũng được sử dụng để hỗ trợ bệnh thiếu máu từ mức độ thấp tới ác tính. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm nguy cơ ung thư, ngăn ngừa một số bệnh lý như: khó ngủ, loãng xương, đau cơ bắp,…Acid folic có thể là một thành phần trong các loại thuốc bổ trợ, hoặc được cung cấp từ nguồn thức ăn tự nhiên như: bông cải xanh, củ cải, rau chân vịt, chuối, chanh, bưởi, nước ép cam, gan và thận bò, sữa, ngũ cốc,…
  • Nên lựa chọn chế phẩm bổ sung sắt có chứa dầu mè đen và vitamin E. Trong đó, vitamin E là thành phần hỗ trợ tạo máu, còn dầu mè đen có tác dụng nhuận tràng giúp khắc phục tình trạng táo bón thường gặp khi uống sắt.

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Trong đó, viên uống sắt hữu cơ là một trong những sản phẩm được nhiều người lựa chọn bởi các ưu điểm:

  • Chứa sắt hữu cơ dễ hấp thụ, dễ uống.
  • Thành phần được bổ sung thêm các chất tạo máu: acid folic, vitamin B12, vitamin E, kẽm nano. Bên cạnh acid folic và vitamin E, kẽm cũng là dưỡng chất bạn nên bổ sung cùng sắt. Bởi trong nhiều trường hợp, cơ thể bị thiếu máu do thiếu kẽm chứ không phải sắt. Hơn nữa, việc bổ sung đồng thời cả hai chất này sẽ tốt hơn so với việc chỉ bổ sung một mình sắt.
  • Viên sắt có chứa dầu mè đen, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Giá cả hợp lý, vừa túi tiền nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Sản phẩm đã Bộ Y tế kiểm nghiệm cấp phép lưu hành trên thị trường. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng viên sắt hữu cơ.

Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm sắt hữu cơ cũng giúp cơ thể chủ động, kiểm soát được quá trình hấp thu. Một điểm cộng của sắt hữu cơ so với sắt vô cơ đó là sau khi cơ thể hấp thu đủ, sắt hữu cơ sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa, không bị lắng đọng trong cơ thể và gây ra tác dụng phụ cho người dùng.

Với bài viết trên đây, hi vọng các bạn đã tìm ra được thời gian uống sắt trong ngày hiệu quả nhất, cũng như các lưu ý cần biết khi uống sắt. Hãy lựa chọn những sản phẩm bổ sung sắt và cách sử dụng phù hợp với bản thân để luôn có một sức khỏe tốt cho mình nhé!

>> Bài viết liên quan: Vì sao nên uống sắt với nước cam?

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử để được chuyên gia giải đáp trực tiếp thắc mắc nên uống sắt vào lúc nào tốt nhất.

Trong giai đoạn mang thai, nhiều phụ nữ có thai lựa chọn sử dụng sản phẩm bổ sung sắt để cho thai kỳ khỏe mạnh. Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào? Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày? Sử dụng sắt như thế nào là đúng cách được rất nhiều phụ nữ quan tâm. Vậy, mời các bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!

Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt tăng lên rất cao bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào. Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzyme hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.


Thuốc sắt cho bà bầu nên uống từ trước khi mang thai

Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hoặc mệt mỏi ở người bình thường. Nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi. Khi thiếu sắt, việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của cơ thể mẹ tăng 50% so với bình thường. Vì vậy mẹ bầu cần nhiều sắt để đáp ứng nhu cầu cơ thể và sự phát triển bình thường của thai nhi.

Thiếu sắt còn làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể… Cơ thể mẹ thiếu máu còn có nguy cơ gây suy dinh dưỡng bào thai, trẻ sinh ra nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ sau này.

Vì vậy, bổ sung sắt cho mẹ bầu từ trước khi mang thai và suốt thai kì, duy trì bổ sung sắt đến sau sinh 2 - 3 tháng.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ có thai nên uống viên sắt vào lúc sáng sớm trước khi ăn sẽ có tác dụng tốt. Vì lúc này, cơ thể chúng ta vừa trải qua một giấc ngủ dài và cũng vào khoảng thời gian này hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể ở mức thấp nhất. Vì vậy, mỗi ngày các mẹ bầu nên uống sắt vào buổi sáng là điều được các chuyên gia khuyến khích.

Sắt được hấp thu tốt nhất vào thời điểm bạn đang đói vì thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thu vi chất dinh dưỡng quan trọng này, tốt nhất bạn nên uống sắt trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút.


Uống sắt sau khi mẹ bầu ăn nhẹ

Tuy nhiên, khi mang thai uống sắt lúc đói dễ gây hiện tượng kích ứng ruột, có thể dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, nôn. Vì vậy, các mẹ bầu có thể không cần đợi lúc đói mới uống, mà có thể uống thuốc sắt 30 phút sau ăn nhẹ. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên hạn chế uống thuốc sắt trước khi đi ngủ vì có thể gây trào ngược dạ dày khiến bạn khó ngủ.

Lưu ý khi uống sắt bầu

Ngoài thời điểm uống sắt trong ngày, uống khi nào khi mang thai mẹ bầu cũng cần lưu ý 1 số vấn đề khác giúp tăng hấp thu sắt tốt hơn.

- Thời gian uống thuốc trong ngày: Thuốc sắt được hấp thu tốt hơn nếu uống vào lúc đói, nên uống thuốc trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 - 2 giờ. Uống liên tục trong suốt thời kỳ mang thai cho đến 1 tháng sau khi sinh.

- Cách thức dùng thuốc: Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước [250ml]. Không nên uống thuốc khi nằm. Không nhai viên thuốc khi uống. Các mẹ bầu cũng nên dùng sắt chung với nước cam, nước chanh, nước bưởi hoặc vitamin C để tăng hấp thu sắt cho cơ thể.

- Giữ khoảng cách với thuốc chứa canxi: Nếu phải bổ sung đồng thời sắt và canxi, bạn nên uống hai loại thuốc này cách xa nhau. Ví dụ, nếu sau bữa sáng, bạn uống canxi thì nên uống sắt vào bổi chiều [sau ăn trưa 2 giờ].  Đồng thời nên hạn chế uống sắt hoặc canxi vào trước giờ đi ngủ vì chúng có thể gây nóng cơ thể khiến giấc ngủ không sâu. - Uống sắt với các thức uống giàu vitamin C như bưởi, cam... giúp tăng hấp thu sắt.


Sắt bầu nên uống sắt cùng nước cam để tăng hấp thu

Sắt bầu uống thế nào làm giảm hấp thu?

- Uống thuốc với chè: Phụ nữ mang thai không nên uống thuốc chứa sắt với nước chè vì chè cản trở sự hấp thu sắt mà nên uống với nước lã đun sôi để nguội hoặc nước hoa quả như cam, chanh, bưởi.

- Uống chung với một số thuốc khác: Đặc biệt là các thuốc kháng acid trị viêm loét dạ dày - tá tràng vì làm cho sắt không được hấp thu và không uống chung với tetracyclin vì làm cho cả hai thuốc đều bị giảm hấp thu.

- Phụ nữ mang thai bổ sung quá nhiều sắt có thể gây ảnh hưởng chức năng tim mạch.

=>>Xem thêm: Thực phẩm giàu sắt cho phụ nữ mang thai

Đối phó với các vấn đề xảy ra khi dùng thuốc sắt

Các viên thuốc sắt cổ điển thường gây ra các vấn đề: khó chịu ở dạ dày, có vị tanh kim loại ở miệng, đặc biệt là gây táo bón. Nguyên nhân là do hầu hết các dạng sắt đều bị hấp thu kém, do đó khi sử dụng, một lượng lớn sắt bị đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Chính lượng sắt thừa này đã gây nên các tác dụng không mong muốn kể trên. Do vậy, để hạn chế các tác dụng không mong muốn này, phụ nữ mang thai nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Để giảm táo bón: Nên uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ hoặc có thể uống các loại thuốc điều trị táo bón theo lời khuyên của bác sĩ.

- Giải quyết tình trạng ợ nóng, khó chịu, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy: Để đối phó với tình trạng này, phụ nữ mang thai nên thử bổ sung sắt vào các thời điểm khác nhau để tìm ra thời điểm thích hợp nhất trong ngày.

Trong thai kỳ, việc sử dụng thuốc sắt bổ sung là rất cần thiết. Trên đây là những thông tin giúp các mẹ bầu có thể sử dụng đúng cách và giảm thiểu các tác dụng không mong muốn của sắt nhé!

Video liên quan

Chủ Đề