Sau sinh mổ bao lâu thì cho con bú

Sau sinh, mẹ nên chăm chỉ vận động, cho con bú ngay và đừng từ chối thuốc giảm đau.

Ngày nay tỷ lệ sinh mổ đang không ngừng gia tăng tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là 29,5%, tại Mỹ là 32% và thậm chí tại Brazil là 52%. Mặc dù đẻ mổ không mang lại nhiều lợi ích như đẻ thường nhưng vì an toàn cho mẹ bầu có vấn đề trong thai kỳ hoặc vì mong muốn chọn ngày lành tháng tốt, tránh ảnh hưởng đến "vùng kín" nên nhiều mẹ vẫn chọn đẻ mổ.

Sinh mổ là ca phẫu thuật lớn, vì vậy việc hồi phục sức khỏe sau sinh sẽ lâu hơn và mẹ còn dễ bị nhiễm trùng. Để hạn chế những rủi ro trên, chị em cần nhớ phải làm ngay những việc dưới đây sau ca sinh mổ:

Cố gắng vận động sớm

Dù sau sinh việc di chuyển, đứng hay ngồi đều khiến mẹ đau đớn, nhưng đừng vì vậy mà bạn nằm nhiều trên giường. Theo tiến sĩ Sarah Wagner tại trường Đại học Y tế Loyola [Hoa Kỳ], ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra, sản phụ đã có thể bước xuống giường tập đi bộ trở lại. Trước đó, chị em vẫn có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Việc vận động, đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn, cũng như giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, tắc mạch máu… Ít hoặc lười vận động sau sinh mổ làm cho nhu động ruột chậm hồi phục, từ đó dẫn đến chứng táo bón rất khó chịu ở chị em sản phụ. Đồng thời, đây cũng là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng làm hình thành các cục máu đông ở chân, tay và gây viêm phổi sau phẫu thuật.

Tuy vậy, các mẹ chỉ nên bắt đầu vận động sau 1 ngày sinh mổ, vì trong khoảng thời gian này, các loại thuốc mê được dùng trong phẫu thuật có thể vẫn còn tác động lên chân, hoặc làm cho sản phụ bị chóng mặt, choáng váng. Đặc biệt đối với những chị em đã trải qua giai đoạn chuyển dạ quá khó trước khi quyết định sinh mổ cần phải nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng trước khi di chuyển, nếu không sẽ dễ gặp nguy hiểm do ngã, ngất… Ngoài ra, các mẹ siêng vận động cũng nên nhớ rằng, dù tập thể dục sẽ rất tốt và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh, nhưng nếu sinh mổ thì chị em vẫn cần từ 4 – 6 tuần sau sinh mới được tập luyện trở lại.

Sau sinh mổ, mẹ nên vận động sớm trong khoảng 24 giờ sau sinh. [ảnh minh họa]

Cho bé bú ngay khi có thể

Không dám cho con bú ngay sau sinh mổ vì sợ có hại cho bé, sữa không kịp về hay sữa còn chứa thuốc mê ảnh hưởng đến trẻ... là suy nghĩ thường gặp ở chị em sản phụ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế lại khẳng định, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú ngay trong 1 giờ đầu sau sinh mổ dùng hình thức gây tê cục bộ. Với những sản phụ đẻ mổ bằng cách gây tê toàn thân, thời điểm thông thường có thể bắt đầu cho bé bú là sau khoảng 4 – 6 tiếng đồng hồ, khi thuốc gây tê bớt tác dụng.

Cho bé bú sớm không chỉ giúp gắn kết tình mẫu tử, tăng sức đề kháng cho bé mà còn giúp tử cung của mẹ mau phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Để tránh ảnh hưởng vết mổ, các mẹ nên nhờ “anh xã” hay người thân trợ giúp để đỡ bé bú ở tư thế thoải mái nhất cho cả 2 mẹ con.

Đừng từ chối thuốc giảm đau

Việc dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ là hoàn toàn bình thường, vì vậy các mẹ đừng ngại yêu cầu bác sĩ cung cấp thuốc nếu các cơn đau đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Các vết mổ đang lành gây đau đớn, kết hợp với tử cung đang co thắt để trở về trạng thái ban đầu có thể làm cho bạn choáng váng và kiệt sức. Do đó, đừng vì sợ thuốc sẽ đi vào sữa ảnh hưởng xấu đến bé mà hành hạ mình bằng cách tự cắn răn chịu đựng, bởi còn có nhiều loại thuốc giảm đau rất an toàn với bà mẹ đang cho con bú dành cho bạn.

Không cố sức nâng bé

Dù rất khát khao được nâng bé yêu ra khỏi nôi trong vòng tay ấm áp của mình, các mẹ cũng đừng “dại” tự mình làm điều đó mà hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ chồng hay người thân trong gia đình. Nâng bé sơ sinh, dù trọng lượng không quá lớn, cũng có thể gây đau đớn và khó khăn cho chính người mẹ, vốn còn đang bị vết đau mổ hành hạ.

Chú ý đến sản dịch

Dù bạn sinh mổ, sản dịch vẫn sẽ chảy ra ngoài âm đạo như khi sinh thường, và đây là dấu hiệu cho thấy tử cung đang hồi phục tốt. Trong 3 hoặc 4 ngày đầu, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi, sau đó lượng máu dần dần bớt đi và chuyển qua màu hồng, màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Đến khoảng vào ngày thứ 10, sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu. Do đó, các mẹ cần lưu ý nếu thấy sản dịch không chảy ra sau sinh, sản dịch có mùi hôi, hay có màu đỏ tươi trở lại… cần phải báo ngay với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản, sót nhau hoặc băng huyết rất nguy hiểm với bà mẹ sau sinh.

Nếu sản dịch có mùi hôi, hay có màu đỏ tươi trở lại... mẹ cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa. [ảnh minh họa]

Ăn nhiều chất xơ

Táo bón là một trong những khó chịu không hề nhỏ đối với sản phụ sinh mổ. Theo tiến sĩ Wagner, ruột có thể sẽ mất nhiều thời gian cũng như tiêu hóa khó khăn hơn với tất cả thức ăn mà bạn tiêu thụ trong giai đoạn này, dẫn đến chứng khó tiêu, sình bụng, thậm chí gây đau vai. Do đó, ngoài việc dùng các loại thuốc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ, chị em đừng quá kiêng khem mà hãy dung nạp nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau quả, uống nhiều nước, năng vận động và di chuyển.

Đồng thời, nên tránh ăn quá nhiều mà cần chia thành nhiều bữa trong ngày, tránh các loại thức ăn tanh như cá, ốc vì chúng gây ức chế quá trình ngưng tụ máu, không có lợi cho việc đông máu sau phẫu thuật, khiến vết thương lâu lành, thậm chí không lành được.

Chăm sóc và giữ vệ sinh vết mổ

Để không bị nhiễm trùng, các mẹ nên đặt 1 miếng vải sạch lên trên vết mổ giúp tránh mồ hôi ra quá nhiều thấm vào vết mổ gây đau, xót và lâu liền da. Khi tắm, mẹ không được chà xát mạnh lên vết mổ và chỉ xả nước nhẹ nhàng bằng vòi hoa sen sau đó lau khô bằng khăn mềm. Thông thường, vết mổ sẽ tự lành trong vòng 1 tuần lễ. Tuy nhiên, nếu vùng da xung quanh vết mổ chuyển sang sưng đỏ, chảy nước màu xanh lá hay mủ, hoặc gây đau đớn, là lúc cần phải đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, vì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hậu sản.

Nuông chiều bản thân

Các mẹ đừng vì quá hạnh phúc trong vai trò mới mà lơ là việc chăm sóc bản thân, dù điều này khó thực hiện khi vừa phải bận rộn ngày đêm với bé, vừa đau đớn vì vết mổ chưa lành hẳn. Cách tốt nhất giúp cơ thể mẹ mau hồi phục là hãy dùng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, chọn quần áo thoáng mát, đẹp và rộng rãi để thoải mái hơn, dành thời gian thư giãn dưới vòi sen hay bồn nước ấm, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp cho bà mẹ sau sinh, tranh thủ sự trợ giúp từ chồng và người thân trong gia đình để có thêm thời gian nghỉ ngơi, ngủ ngắn trong ngày…. Một khi mẹ đã hồi phục tốt sức khỏe, bé sẽ được hưởng lợi từ nguồn sữa dồi dào và có chất lượng hơn.

[Theo Whattoexpect/ Khám phá]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá và là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp gắn kết tình cảm mẹ con. Vì vậy, việc không đủ sữa cho con bú luôn là nỗi lo sợ của các mẹ sau khi sinh, đặc biệt là đối với các mẹ sinh mổ không có sữa ngay như các mẹ sinh thường.

Mẹ được chỉ định mổ lấy thai trong trường hợp sau:

  • Về phía mẹ: Người mẹ bị khung chậu bất thường, nhau tiền đạo, u tiền đạo làm cản trở đường ra của thai nhi; sức khỏe người mẹ không bảo đảm; mẹ có bệnh lý về tim mạch, bệnh nhiễm khuẩn; mang nhiều thai cùng một lúc và từng sinh mổ nhiều lần trước đây hoặc đã phẫu thuật tử cung.
  • Về phía thai nhi: Thai nhi không ở ngôi thuận khi gần đến ngày sinh, suy thai cấp; thai nhi có kích thước quá to.

Ưu điểm của sinh mổ:

  • Sản phụ không mất sức và hoàn toàn tỉnh táo.
  • Sinh mổ giúp bé an toàn hơn vì ít khi có sự cố xảy ra. Trường hợp thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm, có thể lấy bé ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh.

Nhược điểm của sinh mổ:

  • Tai biến khi gây tê, gây mê cho mẹ và bé.
  • Mẹ bị sẹo ngoài da, gây mất thẩm mỹ.
  • Hậu phẫu kéo dài và gây mất máu nhiều hơn.
  • Sức khoẻ của sản phụ lâu hồi phục hơn.
  • Mẹ không thể cho con bú trong những giờ đầu sau sinh gây ảnh hưởng đến sự phân tiết của tuyến sữa và khiến cho sản phụ sinh mổ không có sữa luôn trong vài ngày đầu sau sinh.
  • Có thể khiến tử cung bị mẩn đỏ dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang, nhiễm trùng vết mổ...
  • Trẻ sinh mổ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn và dị ứng hơn trẻ sinh thường do không được tiếp xúc với vi khuẩn ở đường sinh thường.

Sinh mổ giúp em bé ra nhanh và an toàn hơn

Khi sinh mổ, mẹ phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Người mẹ sẽ không cảm thấy đau trong cuộc phẫu thuật, nhưng vẫn biết các bác sĩ đang làm gì trên cơ thể mình và vẫn nghe được tiếng con khóc khi chào đời. Nói cách khác, mẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc gây tê, một số trường hợp đặc biệt khác sẽ dùng thuốc gây mê. Tuy nhiên, vấn đề thường thấy nhất ở sản phụ sau sinh mổ không có sữa ngay khiến các mẹ rất lo lắng. Theo đó, nguyễn nhân khiến mẹ sau sinh mổ không có sữa như sau:

  • Khó có sữa sau sinh mổ do thuốc: Thuốc gây tê và gây mê được sử dụng trong quá trình phẫu thuật ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của người mẹ. Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và chống viêm nhiễm cho mẹ sau khi phẫu thuật sẽ làm ức chế hormone sản xuất sữa và dẫn đến mất sữa sau sinh mổ.
  • Khó có sữa sau sinh mổ do không cho con bú ngay: Mẹ không thể cho con bú ngay sau khi sinh con mà phải đợi khoảng 2 giờ đồng hồ sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, mẹ cũng không thể thực hiện được việc da kề da với con ngay sau khi con chào đời, vì thế tuyến sữa không được kích thích.
  • Cho con bú không đúng cách: Đối với mẹ sinh mổ và sinh thường nếu cho con bú không đúng cách hoặc cho con dùng sữa ngoài thay vì bú mẹ ngay sau khi sinh thì khả năng khó có sữa sau sinh là rất cao.
  • Ảnh hưởng từ vết mổ: Sau sinh mổ và sinh thường các mẹ thường bị táo bón. Bên cạnh đó, việc đau ở vết mổ và tầng sinh môn khiến mẹ khó khăn trong ăn uống, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa cho con. Mẹ khó ngủ, mất ngủ, chế độ sinh hoạt bị đảo lộn do ảnh hưởng bởi các cơn đau.

Ngoài ra, các biến chứng sau phẫu thuật sẽ có nguy cơ bị mất sữa sau sinh rất cao.

Sinh mổ không có sữa thường diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau, có thể là ngay sau sinh vài ngày hoặc cả tháng. Khi đó hầu hết các mẹ đều rất lo lắng vì không biết mất sữa có lấy lại được không. Tuy nhiên, các mẹ có thể yên tâm rằng, mẹ có thể gọi sữa về nhanh bằng một số lưu ý sau sinh mổ như sau:

  • Cho con bú: Cho con bú càng nhiều càng tốt, chú ý đến tư thế bú của con để đảm bảo con bú được nhiều sữa, thoải mái, còn mẹ không bị đau nứt đầu ti.

Cho bú sớm để có sữa nhanh sau sinh mổ

Sinh mổ không có sữa thường diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau, có thể là ngay sau sinh vài ngày hoặc cả tháng. Khi đó hầu hết các mẹ đều rất lo lắng vì không biết mất sữa có lấy lại được không. Tuy nhiên, các mẹ có thể yên tâm rằng, mẹ có thể gọi sữa về nhanh bằng một số lưu ý sau sinh mổ như sau:

  • Cho con bú: Cho con bú càng nhiều càng tốt, chú ý đến tư thế bú của con để đảm bảo con bú được nhiều sữa, thoải mái, còn mẹ không bị đau nứt đầu ti.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Đối với sinh mổ và sinh thường, để sữa về nhiều, đậm đặc mẹ cần duy trì chế độ ăn uống khoa học. Khẩu phần ăn hàng ngày của người mẹ cần có 200 gram thịt cá, trứng, 1 lít sữa tươi hoặc sữa bột pha, 200-300 gram hoa quả, 500 gram rau. Theo dân gian có một số thức ăn để cải thiện sữa mẹ như: Chân giò hoặc chân dê hầm đu đủ, cháo chân giò hầm đậu đen, đậu đỏ, hạt rau diếp cá, cháo mè đen, lá khoai lang,...
  • Massage, chườm ấm bầu ngực: Hãy massage hai bầu ngực theo chuyển động tròn, hướng từ trong ra đến núm vú. Mẹ cũng có thể dùng khăn mềm nhúng nước nóng, vắt ráo và chườm ấm cho bầu ngực. Việc mẹ massage bầu ngực hoặc dùng khăn ấm lau nhẹ bầu ngực không chỉ giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn mà còn giúp cho bé yêu ngậm bắt vú đúng cách và giúp con nhận đủ lượng sữa cần thiết.
  • Uống nhiều nước ấm: Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho “nhà máy sản xuất sữa” có đủ nước. Các loại lá chè vằng, nụ vối, nước gạo rang cũng là kinh nghiệm dân gian được áp dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao.
  • Tinh thần thoải mái: Không stress là một liều thuốc giúp mẹ có nhiều sữa. Mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh các suy nghĩ mệt mỏi tiêu cực, tinh thần luôn ổn định, vui tươi. Các mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày để nghe nhạc, xem phim, đọc báo,... giữ trạng thái tinh thần thoải mái, giúp nguồn sữa được sản xuất nhanh chóng.

Sản phụ cũng cần lưu ý sau sinh mổ như sau: sau sinh vài ngày mà mẹ vẫn chưa có sữa hay sữa quá ít thì hãy xin tư vấn từ bác sĩ. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra để xem mẹ có bất kỳ yếu tố nào cản trở việc sản xuất sữa mẹ hay không để kịp thời đưa ra giải pháp tốt nhất.

BS Phạm Thị Xuân Minh đã có 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa đặc biệt là lĩnh vực Sản bệnh lí, chuyên môn, xử trí nhiều ca phẫu thuật nặng và khó.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Lợi ích của phương pháp da kề da sau sinh

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề