Uống nhầm thuốc hạ huyết áp có sao không

Đầu tháng 4, chị Đặng Kim Chi, sinh năm 1996 tử vong nghi do sốc phản vệ sau tiêm chủng. Sau hai lần làm việc, Hội đồng khoa học Sở Y tế TP HCM không tìm thấy liên quan đến văcxin, thay vào các bác sĩ tìm được bằng chứng để nghi ngờ nạn nhân đã dùng thuốc tăng huyết áp liều cao. Cụ thể khám nghiệm tử thi tìm thấy chất propranolol dùng điều trị tăng huyết áp tồn tại trong dạ dày và trong máu nạn nhân với hàm lượng đủ gây tử vong.

Uống nhầm thuốc hạ huyết áp có sao không
Thuốc tăng huyết áp được bán mà không cần toa bác sĩ. Ảnh: Cao Lâm

Nhiều thành viên trong hội đồng khoa học cho rằng, propranolol là thuốc điều trị chuyên khoa tim mạch. Muốn dùng an toàn, không mắc tác dụng phụ thì phải có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên theo tìm hiểu của VnExpress.net, loại thuốc này lại được người bệnh mua mà không cần toa hoặc mua bằng toa thuốc của người khác.

Sáng 16/7, tại một nhà thuốc ở quận 10, chị Hà nhà ở Tây Ninh đến tìm mua thuốc trị tăng huyết áp với dòng chữ propranolol ghi trong lòng bàn tay. Nhân viên nhà thuốc báo giá loại viên nén 40 mg, hộp 100 viên có giá 30.000 đồng rồi sau đó trao thuốc tính tiền mà không cần toa.

Chị Hà cho biết mẹ chị thường lên máu, thấy người hàng xóm cũng tăng huyết áp và dùng loại thuốc này nên chị ghi lại tên thuốc rồi tìm mua cho mẹ dùng. "Tôi nghe nói thuốc này uống hay lắm. Nếu tăng huyết áp vừa vừa thì uống 2 viên, nặng thì uống 4 viên. Tôi định tháng sau mới đưa mẹ đi khám nên giờ có dịp ghé Sài Gòn nên tôi mua trước cho mẹ uống tạm", chị Hà nói.

Quảng cáo

Cũng như chị Hà, không ít bệnh nhân ở quận 4, quận 5, quận 11, Hóc Môn cũng tìm đến nhà thuốc mua thuốc trị tăng huyết áp mà không mang theo toa, số khác có toa nhưng là toa thuốc mượn của nhà hàng xóm cùng bị chứng bệnh này.

"Tôi đâu biết đây là thuốc kê toa bởi lần nào đến nhà thuốc mua đều được. Về nhà cứ căn cứ theo hướng dẫn trên vỏ hộp mà uống. Thuốc này rẻ nhưng trị huyết áp rất hiệu quả. Nhà tôi hai vợ chồng đều bị lên máu nên thuốc lúc nào cũng có sẵn", anh Sơn (47 tuổi) nhà ở Hóc Môn nói.

Liên quan đến hiện tượng này, Tiến sĩ - bác sĩ Bùi Minh Trạng, Chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM cũng cho biết, việc nhà thuốc lén bán thuốc không cần toa bác sĩ là thực trạng chung. “Chúng tôi đã tích cực thanh kiểm tra nhưng tình trạng bác sĩ bán thuốc, nhà thuốc làm bác sĩ gần như đã thành một tập quán. Muốn giải quyết dứt điểm tình trạng này cần phải có kế hoạch đồng bộ và hơn hết chính là ý thức của người bệnh", bác sĩ Trạng nói.

Quảng cáo

Là bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bác sĩ Trạng cho rằng, việc dùng propranolol mà không cần toa của bác sĩ là rất nguy hiểm. Propranolol là thuốc điều trị cao huyết áp qua cơ chế làm giảm số lượng nhịp tim dẫn đến giảm huyết áp. Chính vì thế nếu không được bác sĩ khám mà tự mua thuốc uống, những người vốn có nhịp tim thấp chỉ cần uống nửa viên thì đã có thể ngất.

"Nhiều bệnh nhân thấy toa của người khác trị cao huyết áp tốt quá thì mượn toa về mua dùng nhưng không biết cơ địa khác nhau, người kia có thể nhịp tim chậm còn người này nhịp tim chậm lại rất nguy hiểm khi dùng", bác sĩ Trạng nói.

Ngoài làm chậm nhịp tim, propranolol còn thể gây co thắt phế quản, chính vì thế những người cao huyết áp vốn từng bị hen suyễn mà tự mua thuốc uống cũng rất nguy hiểm. Tác dụng phụ này có thể khiến người bệnh suy hô hấp, ngạt thở, chậm cấp cứu sẽ tử vong.

"Không chỉ nhóm thuốc liên quan đến mạch như propranolol, một số thuốc khác cũng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Chẳng hạn như nhóm thuốc ức chế canxi có thể làm tăng nhịp tim, như vậy bệnh nhân tăng huyết áp có nhịp tim tăng thì không nên dùng", tiến sĩ Trạng cảnh báo.

Chủ tịch Hội dược sĩ bệnh viện TP HCM cũng cho biết, các loại thuốc huyết áp, tim mạch cụ thể là propranolol điều trị tăng huyết áp là thuốc sử dụng phải kiểm soát, tức bắt buộc phải có toa bác sĩ khi dùng. 

Việc chủ quan căn cứ vào một toa đã khám từ lâu để mua thuốc điều trị bệnh là sai vì một đơn thuốc chỉ có giá trị trong một đợt trị liệu. "Liều lượng thuốc có thể được tăng lên hay giảm đi cho phù hợp với tình trạng bệnh trong thời điểm hiện tại. Cho nên nếu mua theo toa thuốc điều trị ở giai đoạn bệnh nặng uống cho lúc bệnh nhẹ hơn thì dễ gặp nguy", ông Tuấn nói.

Về phía cơ quan quản lý dược, ông Nguyễn Văn Vĩnh, Trưởng phòng Quản lý dược Sở Y tế TP HCM cho biết, việc nhà thuốc bán thuốc kê toa cho người mua không có toa của bác sĩ là vi phạm quy định của Bộ Y tế. "Những trường hợp này sẽ bị xử phát nếu bị cơ quan chức năng phát hiện", ông Vĩnh nói.

Cao Lâm

Nữ bệnh nhân tại Vĩnh Phúc đã không qua khỏi khi uống cùng lúc 47 viên Amlodipin 5mg - một loại thuốc hạ huyết áp thông dụng.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, vừa qua cơ sở y tế này tiếp nhận 2 trường hợp ngộ độc thuốc Amlodipin (thuốc hạ huyết áp), trong đó có 1 trường hợp đã không qua khỏi.

Trường hợp đầu tiên là nữ bệnh nhân (SN 1938) nhập viện trong tình trạng hôn mê. Ban đầu người bệnh được chẩn đoán sốc chưa rõ nguyên nhân, suy đa tạng, theo dõi ngộ độc thuốc chẹn kênh canxi.

Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường và nhiều bệnh lý nền phức tạp, thường xuyên tự dùng thuốc không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Đỉnh điểm, trước thời điểm nhập viện, người bệnh đã uống cùng lúc 47 viên Amlodipin 5mg (tổng liều lượng 235mg) - một loại thuốc hạ huyết áp thông dụng thường được bác sĩ kê đơn cho những người có bệnh lý tăng huyết áp.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc thông tin, việc sử dụng một hàm lượng lớn thuốc này đã khiến cơ thể người bệnh bị nhiễm độc và kéo theo nhiều biến chứng nặng nề. Mặc dù đã được các bác sĩ tích cực hồi sức cấp cứu và điều trị hỗ trợ bằng các kỹ thuật hiện đại nhất như tim phổi nhân tạo vẫn nhưng không thể qua khỏi.

Uống nhầm thuốc hạ huyết áp có sao không
Ngộ độc thuốc hạ huyết áp Amlodipin dẫn đến nhiều kết cục thương tâm. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Trường hợp thứ 2 cũng là bệnh nhân nữ (SN 1960) nhập viện trong tình trạng tụt huyết áp nặng. Bệnh nhân cũng là người có tiền sử tăng huyết áp và được bác sĩ kê đơn dùng thuốc hạ huyết áp thường xuyên.

Theo lời kể, bệnh nhân đã cùng thời điểm sử dụng 29 viên thuốc Amlodipin 5mg (tổng liều lượng là 145 mg) dẫn đến tụt huyết áp, choáng ngất và được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên đã qua nguy kịch. Hiện sức khỏe và tinh thần của bà đã dần ổn định. Bệnh nhân cũng cho biết, do mất ngủ nên muốn sử dụng thuốc an thần nhưng không may uống nhầm thuốc huyết áp.

Những dấu hiệu cảnh báo quá liều thuốc hạ huyết áp

Theo ThS.BS Trần Giáp - Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Amlodipin là thuốc phổ thông, được kê đơn khá thường xuyên trong điều trị bệnh lý tăng huyết áp.

Thông thường thuốc được chỉ định liều dùng từ 1 - 2 viên/ngày theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, tại bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp cấp cứu do ngộ độc Amlonliphin trong cộng đồng. Nguyên nhân, người bệnh uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, tự ý tăng liều với mong muốn hạ huyết áp nhanh. Điều này dẫn đến hạ huyết áp, ngất hoặc hạ huyết áp không phục hồi và nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nề nhất dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp, sử dụng quá liều thuốc hạ huyết áp, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đánh trống ngực, chuột rút, người lạnh, tê phù chân tay,… thì cần được đưa đến cơ sở y tế ngay để được xử trí cấp cứu.

Qua đó, BS Giáp cũng khuyến cáo người dân đặc biệt là những người có nền bệnh lý tăng huyết áp nên kiểm tra huyết áp thường xuyên và đến cơ sở y tế khám định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, lựa chọn thuốc và kê đơn sử dụng, điều chỉnh liều lượng phù hợp. Từ đó, giúp điều trị bệnh hiệu quả, giảm các nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ, suy tim, tránh tác dụng phụ không mong muốn và quá liều gây ngộ độc.

Những lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc hạ huyết áp

Không chỉ đối với riêng Amlonliphin, với các thuốc điều trị huyết áp khác, người bệnh cũng phải uống liên tục, đúng giờ và đều đặn mỗi ngày vì thuốc chỉ có tác dụng trong 24 giờ, tránh trường hợp quên uống thuốc hoặc uống cách ngày thì huyết áp của người bệnh sẽ không ổn định. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Đồng thời, cần tuân thủ tuyệt đối khoảng cách giữa các lần uống thuốc huyết áp. Đối với thuốc dùng 1 lần trong ngày thì cần uống vào 1 giờ cố định còn đối với thuốc uống 2 lần trong ngày thì cần chia đều trong 24 giờ, cứ cách 12 giờ uống thuốc một lần nghĩa là nếu uống lần 1 vào 8 giờ sáng thì uống thuốc lần 2 sẽ vào 8 giờ tối

Một điều nữa người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý khi dùng thuốc là: có một số loại thuốc hạ huyết áp, nhất là các thuốc tác dụng nhanh có thể gây tụt huyết áp tư thế đứng, hay gặp khi sử dụng liều đầu (người bệnh chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng sau khi uống thuốc, trong thời gian tác dụng của thuốc, bị tụt huyết áp và ngất).

Vì vậy cần đọc kỹ hướng dẫn và khi muốn chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng cần từ từ bằng cách ngồi dậy trong 5 - 10 phút trước khi đứng. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phản hồi khi ngừng thuốc đột ngột (gây cơn tăng huyết áp sau khi ngừng thuốc đột ngột), vì vậy không nên ngừng thuốc đột ngột mà nên ngừng từ từ bằng cách giảm liều dần.

Người bệnh cao huyết áp phải điều trị suốt đời vì cao huyết áp là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi, cần phải dùng thuốc huyết áp để kiểm soát huyết áp ổn định. Do đó, nguyên tắc quan trọng nhất là cần phải điều trị lâu dài nên không được tự ý bỏ thuốc. Ngay cả khi huyết áp đã hạ xuống mức bình thường thì người bệnh vẫn phải tuân thủ nguyên tắc điều trị liên tục.

Khi đi khám bệnh dù là bệnh mạn tính hay cấp tính thì người bệnh cần phải nói rõ tình trạng đang dùng thuốc điều trị huyết áp để bác sĩ cân nhắc kê đơn tránh hoặc hạn chế tối đa sự tương tác thuốc. Khi mua các thuốc trị bệnh thông thường không có đơn của bác sĩ, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc xem có cảnh báo hay tác dụng phụ gì liên quan tới tình trạng tăng huyết áp và việc đang dùng thuốc trị huyết áp hay không. Nếu có cần thận trọng trước khi dùng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.

Khi mắc bệnh cao huyết áp, trước hết người bệnh cần điều chỉnh lối sống thích hợp, chế độ sinh hoạt và luyện tập thể lực phù hợp. Bạn nên thể dục nhẹ nhàng như đi bộ là tốt nhất. Trong cuộc sống hàng ngày cần tránh những nguy cơ gây cao huyết áp như: căng thẳng thần kinh, ăn mặn, stress, uống rượu, hút thuốc lá,...; nên ăn nhiều chất xơ và đặc biệt luôn giữ cho cuộc sống tinh thần thoải mái...

>>> Thuốc điều trị tăng huyết áp - Cách dùng và những lưu ý người bệnh cần biết


AloBacsi.vn (Tổng hợp)