Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Xin chào côvà các bạn học sinh lớp 7.4Ở tiết học trước, chúng ta đã nghiên cứu về mĩ thuật thời nhà Trần, nhưng chúng ta vẫn chưa nghiên cứu về các tác phẩm thời đó. Hôm nay, tổ 3 chúng mình sẽ giới thiệu cho các bạn một tác phẩm điêu khắc thời Trần, đó là bức tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ.1 . Lịch sử 2 . Hình dáng3. Ý nghĩa của bức tượngTrần Thủ Độ là thái sư triều Trần, ông là người uy dũng, quyết đoán, người góp phần dựng lên vương triều Trần, người có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông Cổ [1258]. Trần Thủ Độ sau khi mất, ông được chôn ở địa phận xã Phù Ngự, huyện Ngự Thiên, nơi để mả có hồ đá, dơi đá, chim đá và bình phong đá, chỗ đất ấy rộng đến hai mẫu, cây cối um tùm.Qua thời gian, lăng bị hoang phế. Trong lăng chỉ còn một tượng hổ và một tượng đá vỡ không rõ hình thù, có thể là tượng Huyền Vũ theo truyền thuyết dân gian. Theo các tư liệu còn lại thì lăng hình vuông nên có đến 4 bức tượng ở bốn hướng theo đề tài tứ linh trong quan niệm cổ chỉ phương hướng. Đó là:_ Thanh Long [ hướng Đông ]_ Bạch Hổ [ hướng Tây ] _ Chu Tước [ hướng Nam ]_ Huyền Vũ [ hướng Bắc ]Tuy chỉ còn lại tượng hổ nhưng đó lại là 1 trong những pho tượng được xem là tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc cũng như mĩ thuật thời Trần nói riêng và nước Việt Nam nói chung.1 . Lịch sử 2 . Hình dáng3. Ý nghĩa của bức tượngKhối hình của bức tượng hổ không to hơn hổ thật ngoài đời. Tượng hổ có kích thước dài 1m43, thân hình thon, bộ ức nở nang, bắp vế căng tròn. Khác với những bức tượng hổ khác, bức tượng hổ này đã lột tả tính cách dũng mãnh của vị chúa sơn lâm ngay cả trong tư thế rất thư thái, nhu mì và mềm mại: nằm xoải chân, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao. Tượng hổ tạo khối đơn giản, dứt khoát, có chọn lọc và được sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chãi. Đặc biệt đuôi hổ được tác giả tạc với một nghệ thuật cách điệu liều lĩnh đến mức phi lý. Cái đuôi là cả một khối hình vuông, sắc cạnh, bất chấp tỷ lệ giải phẫu học.Một số hình ảnh Tượng Hổ1 . Lịch sử 2 . Hình dáng3. Ý nghĩa của bức tượngThông qua hình tượng con hổ, các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa đã nắm bắt và lột tả được tính cách, vẻ đường bệ, lẫm liệt của Thái sư Trần Thủ Độ. Người xưa bảo "nghệ thuật xuất phát từ cái tâm, cất cánh ở cái tài, trở nên độc đáo qua sự kiếm tìm và biết dừng lại ở chỗ đáng dừng trong quá trình sáng tạo". Con hổ đá ở lăng Trần Thủ Độ đã nói đầy đủ được điều cần có cho sự thành công của một tác phẩm nghệ thuật.Tượng hổ là một nghệ thuật chạm đá cổ đã dựng lên hình tượng hết sức lay động trong tình cảm người xem. Đây là 1 tác phẩm chứa chất hoành tráng. Đứng trước nó, trong khung cảnh một công trình tưởng niệm, người tạc tượng đã đưa vào đấy sức sống tinh thần một thời oanh liệt của con người trí dũng, toàn tâm toàn ý vì đất nước. Hiện nay, trong lăng Trần Thủ Độ, các bức tượng khác đều đã bị vỡ nát, chỉ còn tượng hổ đá là nguyên vẹn và đang được bảo quản tại bảo tàng ngoài Hà Nội. Lăng Trần Thủ Độ đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 2008.Một số công trình thời Trần khácTháp Bình Sơn [Vĩnh Phúc]Một cảnh ở khu lăng mộ An SinhMột số công trình thời Trần khácNgười quỳ đỡ hoa senTiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoaTổ 3 chúng mình xin kết thúc bài thuyết trìnhCảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!GOOD BYESEE YOU AGAIN

nguon VI OLET

Vẻ đẹp của tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ là bức tượng hổ lăng Trần Thủ Độ có bố cục dứt khoát, được sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chãi, là đặc trưng của điêu khắc thời Trần. Tượng được tạo khối đơn giản nhưng vẫn toát lên sự sinh động, lột tả được vẻ dũng mãnh của vị chúa sơn lâm trong tư thế rất thư thái.

Hổ [đá] trong lăng Trần Thủ Độ [Vũ Thư-Thái Bình].

Vị chúa tể rừng xanh ấy hiện diện rất sớm trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam từ thời văn hóa Đông Sơn có niên đại khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên. Tượng Hổ được đúc trên mặt trống đồng tìm thấy ở di chỉ Lãng Ngâm [Gia Bình – Bắc Ninh]. Trong 3 dao găm mà khảo cổ học khai quật ở làng Vạc [Thanh Hóa] thì có 2 trường hợp tạo hình Hổ. Dao găm dài 22,2cm có cặp Rắn đỡ Hổ và dao găm dài 27,5 cm có cặp Hổ đỡ Voi được tạc trên cán đồ vật tùy thân của người xưa. Nghệ thuật điêu khắc trang trí ở đây vừa mang tính tả thực vừa khái quát thực tế nguyên thủy hoang dã chứa những sức mạnh bí ẩn.

Với tín ngưỡng cổ sơ, tượng ngũ Hổ được đặt thờ ở một số phủ thờ, đền miếu tượng trưng cho Âm-Dương, Ngũ hành là những những quy luật vận động và thành tố vật chất của Vũ trụ.

Có lẽ chỉ đến thời Lý-Trần [thế kỷ XI-XIV] và thời Lê sơ [thế kỷ XV] tượng Hổ gắn liền với những thần tích, huyền tích của một số nhân vật đặc biệt trong lịch sử. Pho tượng Thiền sư Vạn Hạnh [vị cố vấn chính trị của hai triều Tiền Lê và Lý] thờ ở chùa Tiêu [Tương Giang, Từ Sơn-Bắc Ninh] được đúc bằng đồng  trong tư thế ngài cưỡi Hổ xanh. Dân gian truyền tụng rằng: đương thời dư luận đồn đại vua Lý Công Uẩn là con đẻ của Thiền sư Vạn Hạnh. Nghe vậy, Thiền sư mới lên chùa chỉ tay vào con Hổ  [đắp đất] ở trước cổng chùa mà thề: nếu kẻ tu hành này có tà tâm và luyến ái trần tục thì con Hổ đất kia mãi mãi là Hổ đất. Nhược bằng không phải như thế thì con Hổ đất sẽ hóa thành Hổ thật. Lời cầu ứng nghiệm, Hổ đất bỗng gầm lên biến thành Hổ xanh để cho Thiền sư Vạn Hạnh cưỡi. Bóc tước những lớp vỏ bọc huyền hoặc thần bí có thể giải mã hình tượng Hổ xanh thể hiện khung cảnh thiên nhiên, ngoại cảnh ngoại vật của đời sống lúc bấy giờ [vùng Từ Sơn nhất là khu vực chùa Tiêu vốn là rừng rậm, đầm lầy có thú dữ] và hành động cưỡi Hổ tượng trưng cho công quả tu hành của bậc cao tăng trí giả biết chế ngự tâm ý vô thường, bất ổn trong quá trình Thiền định.

Tượng Hổ ở lăng Thái sư Trần Thủ Độ [Vũ Thư – Thái Bình] dài 1,40m có khối hình không to hơn Hổ thực ngoài đời, nó  mở đầu cho hệ thống tượng lăng mộ. Cơ thể con vật uyển chuyển nằm xoài trên bệ, dáng điệu ung dung tự tại, đầu hơi ngóc lên, mắt hướng về phía trước, đôi tai dỏng lên như đón nghe một tiếng động nào vọng từ nơi xa thẳm; tất cả được quy vào nhịp điệu và kết cấu khối đơn giản trong cơ học bản thân của mãnh thú. Trong sự tĩnh lặng như Thiền đã tiềm tàng một sức bật mạnh mẽ, siêu phàm. Cái đuôi Hổ là cả một khối kỷ hà vuông thành, sắc cạnh,  gần như phi lý ấy có thể coi như một điểm nhấn ấn tượng nhất để biểu cảm sức mạnh vũ bão “vân tòng Long, phong tòng Hổ”, một  khi đã quật đuôi Chúa sơn lâm xuống thì có thể bừng dậy bất thần để làm nên bao chuyện “kinh thiên động địa”. Nghệ thuật tả thực và cách điệu đã kết hợp nhuần nhị trong tác phẩm đầy màu sắc sử thi hoành tráng này. Âu cũng là một đặc trưng của điêu khắc thời Trần.

Hổ ở lăng Trần Thủ Độ có thể ví như chân dung Trần Thủ Độ – một nhân vật rường cột Nhà Trần sinh vào năm Giáp Dần năm 1194, giàu sức mạnh quyết đoán, hành động táo bạo và lắm mưu lược [thực tế Thái sư Trần Thủ Độ đã nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm [1226-1264]. Công lao của Trần Thủ Độ đã được nhân dân đánh giá trên hai câu đối treo ở đền thờ ông.

Công đáo vu kim, bất đán Trần gia nhị bách tải

Luận định thiên cổ, kỳ tại Nam thiên đệ nhất lưu.

[Công đức của ông để mãi đến ngày nay, không chỉ bó hẹp trong hai trăm năm đời nhà Trần/Sau nghìn đời, công luận đã định, ông đáng liệt vào bậc thứ nhất dưới trời Nam].

Tại lăng Lê Thái Tổ ở Lam Kinh [Thọ Xuân- Thanh Hóa] các tượng Hổ cao 0,70m đang ngồi chầu, đầu và hai chân trước gập lại trong sự đóng kín của khối đá. Tượng Hổ liên quan đến câu chuyện trước khi sinh Bình Định Vương Lê Lợi ở khu vực Thọ Xuân có con Hổ đen thường quanh quẩn trong các xóm làng, không bắt lợn và cũng không dọa nạt ai cả. Sau khi Lê Lợi chào đời thì Hổ đen biến mất. Hổ đen ấy tượng trưng cho “bản mệnh” phi thường  và quyền lực của một đế vương có công cứu nhân độ thế thoát cảnh bạo tàn của giặc Minh ở thế kỷ XV.

Bước sang thời Lê-Trịnh sau này, Hổ vẫn tiếp tục có mặt trong điêu khắc. Ở Hành cung Cổ Bi [Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội] phía ngoài cổng cũ còn sót lại một cặp Hổ: 1đực, 1 cái. Chúng ngồi chầu song song, dáng ngồi thẳng đứng, đuôi vắt lên thân. Hai chân trước thẳng đứng, mình thon lẳn, ngực rộng gồ múi cao, đầu nhỏ, mắt chạm hốc sâu. Chiều cao 1,20m, ngang 1m. Các nét râu đều chạm chìm, dáng điệu trông thuần dịu. Đôi Hổ này có nhiều nét giống đôi Hổ đang trưng bày ở Bảo tàng phố Hiến [Thành phố Hưng Yên].

Tóm lại, Hổ trong điêu khắc cổ Việt Nam được tạo hình phong phú đa dạng. Mỗi thời đại lại gửi gắm vào đấy những quan niệm triết lý, thẩm mỹ tinh tế, sâu sắc. Chính điều ấy làm nên hồn vía oai linh cho các pho tượng Hổ cũng như các tác phẩm nghệ thuật có dính líu đến con vật độc đáo và hàm nghĩa thiêng liêng.

Bài và ảnh: Trương Thị Kim Dung [Bắc Ninh]

Video liên quan

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC

Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình ). Trần Thủ Độ là Thái Sư triều Trần , ông là người uy dũng , quyết đoán , người góp phần dựng lên vương triều Trần , người có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông cổ (1258). Khu lăng mộ của ông được xây dựng vào năm 1264 tại Thái Bình , ở lăng có tạc một con hổ .Tượng hổ có kích thước dài gần như thật (dài 1,43m)thân hình thon ,bộ ức nở nang ,bắp vế căng tròn . Tượng đã lột tả tính cách dũng mãnh của vị chúa sơn lâm ngay cả trong tư thế rất thư thái ,nằm xoải chân , chân thu về phía trước , đầu ngẩng cao . Tượng hổ tạo khối đơn giản , dứt khoát , có chọn lọc và được sắp xếp một cách chặt chẽ , vững chãi . Sự chau chuốt , nuột nà của hình khối và đường nét với những đường chải mượt của tóc hổ , những đường vằn đều đặn trên ức tạo nên những hoa văn trang trí tôn thêm vẻ đẹp của hổ . Thông qua hình tượng con hổ , các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa đã nắm bắt và lột tả được tính cách , vẻ đường bệ ,lẫm liệt của thái sư Trần Thủ Độ .Bây giờ đến Vũ Thư Thái Bình . Ta vẫn gặp một con hổ đá nằm im lìm giữa hoa hoang cỏ dại trong di tích hoang tàn lăng Trần Thủ Độ . Đây là một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng quan hầu trong lăng vua Trần Hiến Tông ở xã An Sinh huyện Đông Triều , tỉnh Quảng Ninh .Vua Trần Hiến Tông mất năm 1341 , tuy đã 13 năm làm vua , nhưng lúc ấy mới 23 tuổi . Có lẽ vì thế , trong sự thương tiếc của triều đình , đây là lăng mộ vua Trần duy nhất có các tượng “người đá , ngựa đá ,hổ đá , dê đá ,trâu đá “như các tác giả sách Đại Nam Nhất Thống Chí ở cuối thế kỷ XIX còn thấy > Sau nhiều biến thiên lịch sử , cho đến thập niên 70 của thế kỷ XX , khu lăng đã bụ hủy hoại , song vẫn còn hai tượng quan hầu , chó đá và trâu đá .

Rất tiếc cả hai tượng quan hầu đều bị gẫy mất đầu nhưng may tìm được một đầu tượng chắp lên rất khớp ., và như thế có thể nhận ra một tượng quan hầu khá nguyên . tượng cao 130 cm, đứng trên đế chữ nhật cạnh trước 39 cm cạnh bên 30 cm còn nổi trên đất 10cm . Tượng và bệ liền một khối đá dựng thẳng đứng , tất cả khuôn lại trong một trụ gọn gàng như kiểu tượng mồ tây nguyên , không có những chi tiết nhô ngang dễ gãy . Tượng được diễn tả một viên quan hầu cận đứng nghiêm , hai tay ép sát sườn rồi đưa ngang về trước bụng để nâng một vật như chiếc hộp trước ngực , nhưng bàn tay bị che khuất . Đầu tượng đội mũ bó sát thành băng ngang phía trên trán .Thân mặc áo dài quét đất , gấu áo hơi loe ra , phía trước để lộ hai bàn chân đi giầy , ống tay áo rộng thành khối vuông trước bụng , áo không có trang trí mà chỉ có nếp chảy xuôi , bốn cạnh thân nổi rõ . Như vậy toàn thân tượng cũng như các thành phần chính được quy về các khối hình học có góc cạnh rõ ràng , điều đó làm tăng tính khúc triết , khỏe khoắn , dứt khoát . Đầu tượng hơi dài , mặt thon thả ,mắt , nũi , miệng đều rát thực và ở trạng thái đăm chiêu , bình thản .Trong không gian lăng mộ , giữa lũng hoang cạnh sườn núi , tượng quan hầu trang nghiêm và tĩnh lặng đến tuyệt đối , phảng phất một nỗi ưu tư .

Tượng thú và quan hầu lăng Trần Hiến Tông

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu
Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Trong chùa Dâu ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu , hay nữ thần Pháp Vân , uy nghi trầm mặc , màu đồng hun , cao gần 2m được bày ở gian giữa . Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ , tới quê hương Tây Trúc , còn hai pho tương rất đẹp là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ chầu hai bên , với khuôn mặt sống động , đứng trong tư thế của một điệu múa cổ xưa , đặc biệt tượng Ngọc Nữ vấn khăn , rẽ tóc mang đậm tâm hồn người Việt . Ngoài ra trong chùa chính còn rất nhiều các pho tượng cổ : Tượng Tổ Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi , tượng Mạc Đĩnh Chi ,các pho Kim Cương , Hộ Pháp . Tượng Phật , Bồ Tát , Thánh Tăng , Đức Ông được bày phía sau cũng là những tác phẩm điêu khắc giá trị .

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Một số motif trang trí trên gạch nung của tháp Bình Sơn

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Hình cánh sen dẹo hay cánh sen ngửa lại được trang trí trên các hàng gạch mang tính chất như bệ đỡ.

Hình rồng trang trí ở tháp Bình Sơn là rồng có sừng và cuộn tròn mình , đầu rúc vào giữa , chân đạp ra ngoài , sống lưng có vây như răng cưa , một chân trước đưa lên nắm tóc trong tư thế ngộ nghĩnh , dường như đã có sự dân gian hóa .

Đôi rồng đá thành Tây Đô Thanh Hóa

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Chùa Thông ở sườn núi đá( Thanh Hóa) ,cách thành nhà Hồ không xa mấy , theo thư tịch được xây năm 1270 . Ngày nay đã bị phá hủy hoàn toàn ,song trên nền cũ còn tượng một con sư tử bằng đá ,dài 125cm nằm trên bệ liền khối chạm những lớp sóng nước chồng chất thường gặp ở giai đoạn cuối thời Lý đầu thời Trần , đầu hơi nghển và hơi quay về phía bên trái , bụng áp sát bệ , toàn thân thành một khối đóng kín .Mặc dù đầu sư tử bị sứt mất cằm trên và mũi song toàn thể vẫn sống động với bờm tóc phủ qua gáy xuống lưng ,chiếc đuôi vắt lên mông , chân trước bên phải đặt lên quả cầu , những ngấn cổ song hành phập phồng .Và điều nổi bật nhất là toàn thân được phủ những bông hoa nhỏ nhiều cánh quen thuộc thường gặp trên nhiều tượng thời Lý .Mảng khối ở con sư tử mập căng , đường nét chải chuốt , các hoa văn tỉa tót như chạm bạc , chuẩn xác và tinh tế.

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Bệ Đá (Bệ Tam Thế )

Trong chùa Thầy còn có cái bệ đá đời Trần .Góc bệ chạm hình chim Garuda , nguyên là từ ChămPa truyền sang .Con sư tử ở bệ hoa cũng thế .

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý , với các đường cong tròn nối nhau ,các khúc trước lớn ,các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đươi rắn .Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc , nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời lý .Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn , nhọn ,đôi khi từng chiếc vảy được chia thành hai tầng .Chân rồng thường ngắn hơn , những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay .

Đầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý .Rồng vẫn có vòi hình lá ,vươn lên trên nhưng không nhiều uốn khúc . Chiếc răng nanh phía trước khá lớn , vắt qua sóng vòi .Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu .

Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát , mạnh mẽ .Thân rồng thường mập chắc , tư thế vươn về phía trước .Cách thể hiện rồng không chịu những qui định khắt khe như thời Lý .

Rồng thời Trần .

Ta có thể so sánh đầu rồng thời Lý và thời Trần rất giống nhau , tuy vẫn có thể phân biệt được.

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Đầu rồng đất nung thời Trần được trưng bày .

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Tượng hổ đá thời trần được đặt ở đâu

Hiện vật tìm thấy rất nhiều khi khai quật hoàng thành Thăng Long 2002-2004.

Các bài đã đăng :

*GIỚI THIỆU KIẾN THỨC MỸ THUẬT VIỆT NAM

*Mỹ Thuật Thời Lý

*Nghệ Thuật Kiến Trúc Thời Lý

*Nghệ Thuật Điêu Khắc Thời Lý

*Nghệ Thuật Trang Trí Gốm Thời Lý

*Mỹ Thuật Thời Trần

*Kiến Trúc Phật Giáo Thời Trần

*Nghệ Thuật Điêu Khắc Thời Trần

*Nghệ Thuật Trang Trí Gốm Thời Trần

*Mỹ Thuật Thời Lê

*Mỹ Thuật thời Tây Sơn

*Nghệ Thuật Kiến Trúc Thời Tây Sơn

*Hệ Thống Tượng Ở Chùa

*Mỹ Thuật Thời Nguyễn

*Nghệ Thuật Kiến Trúc Thời Nguyễn

*Lăng Tẩm Các Vua Nhà Nguyễn