Tường 220 là gì

Tường gạch là một trong những chất liệu phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Tường gạch không thể thiếu trong các công trình phổ biến như nhà ở, các công trình công cộng. Vậy tiêu chuẩn xây tường như thế nào hợp lý, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những tiêu chuẩn cần thiết nhất để bạn nắm được khi bắt tay vào thi công.

Mục Lục

  • 1 Đặc điểm viên gạch và tiêu chuẩn xây tường gạch
    • 1.1 Đặc điểm viên gạch
    • 1.2 Tiêu chuẩn xây tường gạch trong nhà ở
    • 1.3 Tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch thông thường
      • 1.3.1 Với tường 10 [không bao gồm trát]
      • 1.3.2 Với tường 20 [không bao gồm trát]
  • 2 Tiêu chuẩn khi thi công xây tường
  • 3 Các bước xây tường gạch đúng kỹ thuật
    • 3.1 Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng
    • 3.2 Bước 2: Phương pháp trộn vữa
    • 3.3 Bước 3: Tiến hành thi công xây tường đúng tiêu chuẩn

Đặc điểm viên gạch và tiêu chuẩn xây tường gạch

Trên thực tế có rất nhiều kích thước của viên gạch. Tuy nhiên để có tiêu chuẩn xây tường gạch phù hợp cần có kích thước gạch xây tiêu chuẩn của từng viên gạch.

Đặc điểm viên gạch

Gạch dùng để xây dựng có rất nhiều loại. Có gạch chỉ thông tâm, gạch chỉ thủ công đặc, gạch chỉ máy đặc, gạch ba-banh hay còn gọi là xỉ than, gạch đất ong, gạch 4 lỗ và 6 lỗ đất nung. Tùy vào từng nhu cầu sử dụng để lựa chọn gạch phù hợp với công trình của bạn.

Tiêu chuẩn xây tường gạch và cấu tạo của một viên gạch tiêu chuẩn của Việt Nam như sau:

+ Kích thước: 220 x 105 x 55mm

+ Nặng: 2,5 – 3 kg/viên

+ Cường độ chịu lực ép [Mac] của viên gạch máy R = 75 – 200kg/cm2

+ Cường độ chịu lực ép của gạch thủ công: R = 35 – 75kg/cm2

Chiều dài gạch tiêu chuẩn bằng 2 lần chiều rộng của viên gạch cộng thêm mạch vữa 10mm. Khi xây dựng có thể quay dọc hoặc đặt ngang viên gạch để ăn khớp với nhau.

Với vữa xây, vữa là vật liệu dùng để kết dính các viên gạch thành một khối. Chiều rộng vữa của tường xây gạch là 10 – 12mm.

>>> Đọc thêm: 1m3 tường xây cần bao nhiêu vật liệu gạch, cát, xi măng

Bạn có thể tham khảo kích thước cũng như dung trọng của các loại gạch dùng để xây tường thông dụng hiện nay.

Tên gọi Gạch đất sét nung đặc máy Gạch đất sét nung rỗng chịu lực Gạch rỗng không chịu lực Gạch than xỉ không nung Gạch vôi cát không nung Gạch xi măng Gạch đá ong Gạch rỗng XM cát
Quy cách chủ yếu 210x105x55
220x110x60
220x115x65
190x190x90
240x115x90
220x115x65
210x105x55
220x110x60
220x115x65
210x105x55
220x110x60
220x115x65
210x105x55
220x110x60
220x115x65
210x105x55
220x110x60
220x115x65
210x105x55
220x110x60
220x115x65
210x105x55
220x110x60
220x115x65
Cấp Mu7.5-20 Mu7.5-20 Mu 3.5-5 Mu7.5-15 Mu 2.5 Mu 7.5-20 Mu 7.5-20 Mu7.5-15
Dụng trọng 16.00-18.00 11.00-14.00 15.00-17.00 12.00 17.00-18.50 13.28-19.18 12.00 16.00-18.00
Cấm dùng ở vị trí Vị trí chịu lực Vị trí chịu lực Nhiệt độ cao Vị trí có nước

Tiêu chuẩn xây tường gạch trong nhà ở

Hiện nay, tiêu chuẩn xây dựng tường gạch phổ biến và thông dụng sẽ được áp dụng theo kích thước sau:

+ Tường đơn hay còn gọi là tường một gạch, yêu cầu độ dày 105mm gồm cả lớp vữa trát 2 bên là 130 – 140mm. Tường hay còn gọi là tường 10 hay tường con kiến.

+ Tường 2 gạch có độ dày khoảng 220mm, bao gồm cả vữa trát là 25cm. Tường này còn có tên gọi khác là tường 22 hay tường đôi.

+ Tường 3 gạch có độ dày tầm 335mm bao gồm cả vữa trát là 37cm. Tường này còn gọi là tường 33, thường dùng để xây nhà cao hơn 3 tầng hoặc xây tường móng.

+ Tường 4 gạch có độ dày 45mm bao gồm cả vữa là 48cm.

+ Chiều cao của tường phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định dưới tác dụng của tải trọng đứng và tải trọng ngang để công trình có thể chịu lực và không bị đổ, không bị nứt hay biến dạng trong quá trình sử dụng.

+ Với mác vữa 75, 50 thì tỉ lệ cao/dày [H/d] chỉ nên

Chủ Đề