Trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

TRƯỜNG MẦM NON XUÂN LA

THAM LUẬN

VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC

                   Kính thưa các các quí vị đại biểu, các đồng chí lãnh đạo PGD, các đ/c BGH các      nhà trường, thưa toàn thể các thầy giáo, cô giáo!

  •        Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Sử dụng CNTT là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế các bài giảng điện tử, các phần mềm dạy học, các phần mềm trò chơi và đặc biệt đây cũng là môi trường giúp bé được trực tiếp tương tác với các trò chơi trí tuệ.  Chỉ cần vài cái "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động, ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đó là: “ Dạy học lấy trẻ làm trung tâm".
  •      Đến với  Hội thi “ Đồ dùng dạy học tự làm” trong năm học 2015 -2016  tôi đã xây dựng và thiết kế một Phần mềm với tên gọi: Phần mềm trí tuệ “ Học hứng thú, chơi bổ ích”. Phần mềm được thiết kế rất phù hợp với trẻ,  đảm bảo tính thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu chương trình dạy và vui chơi của trẻ Mầm non.  

     Phần mềm trí tuệ “Học hứng thú, chơi bổ ích”  đã được áp dụng tại trường Mầm non Xuân La đạt hiệu quả cao. Phần mềm giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian làm các đồ dùng, đồ chơi trực quan mô phỏng, tạo được hứng thú và rất phù hợp với trẻ bởi hình ảnh đẹp mắt, âm thanh sống động, hấp dẫn.

      Phần mềm được ứng dụng để củng cố trong các hoạt động học: Âm nhạc, Thể dục, tạo hình, làm quen với toán, làm quen chữ cái, các trò chơi trí tuệ…Ngoài ra, phần mềm còn được tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi trong tiết học, trong hoạt động góc, trong các chủ đề, chủ điểm… Phối kết hợp với phụ huynh cùng dạy trẻ qua các bài giảng Elearning.

      Phần mềm cũng đã được nhân rộng, phổ biến trong đến các bậc phụ huynh. Và cũng từ chính những bâc phụ huynh, chúng tôi đã nhận được các ý kiến phản hồi rất tích cực:

     Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ HTML và Java Script, chạy trên nền Web Browser. Đây là một phần mềm được đầu tư rất tốt về hình ảnh, chất lượng, nội dung, được viết đơn giản, dễ hiểu, giao diện đẹp, hiện đại… Chỉ bằng các thao tác click chuột, kéo, thả… giúp trẻ có thể: HỌC HỨNG THÚ – CHƠI BỔ ÍCH”  như tên phần mềm đã lựa chọn.

Đường link để truy cập vào phần mềm:

 kimdongho.edu.vn/vuivuivui_mamnondt/firstpage.html

Sau đây tôi xin được giới thiệu về phần mềm của mình.

(Giới thiệu về phần mềm-Đưa ra một số ví dụ minh họa)

  •    Trên đây là bản tham luận về ứng dụng CNTT trong dạy học và phần mềm trí tuệ: “ Học hứng thú, chơi bổ ích”. Trong quá trình thiết kế phần mềm không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám khảo, các nhà chuyên môn để phần mềm ngày càng hoàn thiện hơn. Cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, phòng giáo dục đào tạo, tổ mầm non, các bạn đồng nghiệp trong trường đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện.

   Xin chúc các quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc.

      Xin trân trọng cảm ơn./.

Bố mẹ có thể giúp nâng cao khả năng nhận thức và phát triển các giác quan cho trẻ 3-6 tuổi, thông qua một số trò chơi giản dị mà rất vui.

Trẻ 3-6 tuổi bắt đầu hiểu một số khái niệm đơn giản và ham thích khám phá thế giới xung quanh. Để trẻ được nâng cao khả năng nhận thức và phát triển đa giác quan, bố mẹ hãy cùng trẻ thực hiện một số hoạt động thú vị sau đây nhé: 

1. Mặt Trăng và Trái Đất

Bố mẹ hãy chuẩn bị hai chiếc đèn pin: một chiếc có tầm sáng rộng, một chiếc có tầm sáng hẹp hơn. Rồi bố mẹ tắt đèn trong phòng đi và cùng trẻ cầm đèn pin, bật và soi lên trần nhà. Người cầm chiếc đèn thứ nhất sẽ từ từ dịch chuyển luồng sáng của đèn theo vòng tròn rộng, giả vờ làm Trái Đất. Người cầm chiếc đèn thứ hai sẽ tạo ra Mặt Trăng (luồng sáng nhỏ hơn) quay quanh Trái Đất. Trò chơi này sẽ giúp trẻ hiểu thêm về vũ trụ và các hành tinh.

2. Hộp lưu trữ kỷ niệm

Bố mẹ có thể cùng trẻ làm một chiếc hộp đựng những vật kỷ niệm, nhắc trẻ nhớ đến những buổi đi chơi mà trẻ thích. Những vật đó có thể chỉ là viên đá ở công viên gần nhà, hay chiếc vòng tay bằng vỏ ốc mua trong kỳ nghỉ ở biển… Bố mẹ hãy bảo trẻ tự trang trí chiếc hộp theo cách mình thích, và thỉnh thoảng lấy ra xem lại. Có một “kho báu” của riêng mình sẽ khiến trẻ rất thích thú, ghi nhớ được nhiều kỷ niệm và biết trân trọng những điều nho nhỏ trong cuộc sống.

Trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Những chiếc hộp lưu trữ kỹ niệm sẽ giúp trẻ có thêm nhận thức về những nơi đã đi qua.

3. Đóng kịch cùng đồ chơi

Đóng kịch là một trong những trò chơi kích thích khả năng sáng tạo của trẻ mạnh nhất. Bố mẹ hãy cùng trẻ lấy vài bé búp bê hoặc gấu bông, rồi giả giọng của chúng để diễn kịch. Tùy theo sở thích của trẻ, bố mẹ cũng có thể cho thú bông thi hát, thi diễn xiếc...

Trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Trẻ có thể nâng cao khả năng nhận thức thông qua việc đóng kịch cùng đồ chơi.

4. Tạo ra tác phẩm nghệ thuật từ thức ăn

Sự đa dạng và màu sắc của thức ăn có thể khiến trẻ sáng tạo ra nhiều kiểu tác phẩm. Bố mẹ có thể giúp trẻ cắt, gọt trái cây, rau củ, rồi cho trẻ trình bày lên chiếc đĩa lớn thành những hình mà trẻ thích, như tàu hỏa, hoa lá… Mà sau đó, chắc chắn là trẻ chẳng từ chối ăn những phần rau củ quả trong “tác phẩm” của mình đâu!

Trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Sáng tạo cùng đồ ăn không chỉ tăng cường khả năng nhận thức mà còn khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ hơn.

5. Thổi bong bóng

Bố mẹ có thể pha nước rửa bát với nước lã theo tỷ lệ 1:10 làm dung dịch thổi bong bóng. Nếu thêm một chút siro ngô thì bong bóng sẽ khó vỡ hơn. Sau đó, trẻ có thể sử dụng rất nhiều dụng cụ, như nắp lon nước ngọt hay ống hút cắt ngắn đi, để thổi bong bóng. Trò chơi này khiến trẻ tha hồ mơ mộng và tưởng tượng, lại được hướng xa tầm mắt khi dõi theo những quả bong bóng bay đi.

6. Ngắm mây

Ngắm mây là một hoạt động nhẹ nhàng nhưng không kém phần thú vị. Bố mẹ có thể cùng trẻ trò chuyện về hình dạng của những đám mây, khuyến khích trẻ tưởng tượng bằng những câu hỏi như: “Con nghĩ kia là con chó hay cái bàn?”... Khi ý kiến của bố mẹ và trẻ khác nhau, trẻ cũng sẽ học được rằng, cùng một sự việc, rất có thể mỗi người sẽ nhìn theo một cách.

Trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Hình thù đa dạng của mây sẽ kích thích trẻ tưởng tượng.

7. Nhảy theo nhạc

Nhảy múa là một trong những hoạt động yêu thích của trẻ nhỏ. Bố mẹ chỉ cần bật nhạc lên và nhảy cùng với trẻ vào bất kỳ lúc nào và theo bất kỳ cách nào mà trẻ muốn. Thậm chí, có khi bố mẹ và trẻ cùng bịa ra nhạc rồi nhảy cũng được. Hoạt động này giúp trẻ được vận động toàn thân, và việc nghe nhạc cũng rất có ích cho sự phát triển của não bộ.

Trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Nhảy là một hoạt động để trẻ phát triển cả khả năng nhận thức và các nhóm cơ.

Tất cả những trò chơi trên đây đều đơn giản, không tốn thời gian, nhưng rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ hãy dành thời gian để rủ con chơi nhé, đó cũng là cách để tăng thêm sự gắn bó trong gia đình mà!

Nguồn tham khảo: Baby Center