Trình tự kể của bài món quà sinh nhật

I - Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

[Bài văn trang 92 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1]

a] Bài văn trên có thể chia làm ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.

- Bài văn kể về việc gì ? Ai là người kê chuyện [ở ngôi thứ mấy] ?

- Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào lúc nào ? Trong hoàn cảnh nào ?

- Chuyện xảy ra với ai ? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ?

- Câu chuyện diễn ra như thế nào ? [Mở đầu nêu vấn đề gì ? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu ? Kết thúc ở chỗ nào ? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?]

- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện ? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này.

c] Những nội dung trên [ý b] được tác giả kể theo trình tự nào ? [Tuần tự theo thời gian trước - sau hay đảo ngược từ hiện tại nhớ về quá khứ...]

2. Dàn ý của một bài văn tự sự

Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. [Cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước.]

Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. [Trả lời các câu hỏi : Câu chuyện đã diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Với ai ? Như thế nào ? ...] 

Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.\

Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc [người kể chuyện hay một nhân vật nào đó].

1. Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý sau :

Giới thiệu ai ? Trong hoàn cảnh nào ?

Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trình tự thời gian [lúc đầu, sau đó, tiếp theo] và kết quả [Mấy lần quẹt diêm ? Mỗi lần diễn ra như thế nào nào và kết quả ra sao ?]. Trong khi nêu các sự việc chính, chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó.

c] Kết bài
Kết cục số phận của nhân vật thế nào và cảm nghĩ của người kể ra sao ?

2. Lập dàn ý cho đề bài : "Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi".

I - Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

[Bài văn trang 92 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1]

a] Ba phần của bài văn có thể chia như sau :

- Mở bài : Từ đầu đến "la liệt trên bàn" : kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.

- Thân bài : từ "vui thì vui thật" đến "chỉ gật đầu không nói" : kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.

- Kết bài : phần còn lại : nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.

b] Các yếu tố :

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang, về món quà độc đáo của Trinh. Người kể là Trang ở ngôi thứ nhất.

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật, khi mọi người đều đến mừng sinh nhật Trang, chỉ có thiếu Trinh là người bạn thân.

- Chuyện xảy ra với các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh, các bạn Trang. Trinh là nhân vật chính.

- Câu chuyện diễn ra: bắt đầu từ buổi sinh nhật, từ chuyện Trinh mãi chưa tới khiến Trang trách móc và lo lắng. Đỉnh điểm của câu chuyện ở việc Trinh đến mang theo món quà độc đáo, và Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh từng nói. Sự bất ngờ nằm ở kỉ niệm đẹp của Trang và Trinh trong vườn ổi.

- Yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp khi tả người ra vào tấp nập, tả chiếc bình hoa, cành ổi, chùm quả, trong câu trách của Trang, cảm giác Trang khi nhớ lại kỉ niệm.

c] - Điều tạo nên sự bất ngờ trong câu chuyện này chính là do tình huống truyện. Tác giả đã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang - người kể chuyện - về sự chậm trễ của người bạn thân trong ngày sinh nhật, để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ đầy thông cảm, suýt nữa thì Trang trách nhầm người bạn, mà nhất là người bạn ấy lại có một tấm lòng thơm thảo thật đáng trân trọng, thể hiện qua món quà sinh nhật đầy ý nghĩa.

- Trong văn bản này, tác giả vừa kể theo trình tự thời gian [kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật] nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc diễn ra.

2. Dàn ý của một bài văn tự sự [trang 95 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1]

a] Mở bài

Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. [Cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước.]

b] Thân bài

Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. [Trả lời các câu hỏi : Câu chuyện đã diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Với ai ? Như thế nào ? ...] 

Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.\

c] Kết bài

Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc [người kể chuyện hay một nhân vật nào đó].

Ghi nhớ :

Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần [Mở bài, Thân bài, Kết bài]. Tuy vậy, trong từng phần, cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.

II - Luyện tập

Câu 1 phần Luyện tập trang 95 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý sau :

a] Mở bài :

Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.

b] Thân bài :

- Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ "đôi bàn tay đã cứng đờ ra".

- Sau đó, em bé đành liều quẹt các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Ban đầu "em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi", hơi ấm của que diêm khiến em "thật là dễ chịu". Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé lại trở về với thực tại tê cóng của chính mình. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn "có cả con ngỗng quay". Que diêm lại lụi tàn, em lại đối diện với cảnh nghèo khổ thực sự của bản thân, lại quẹt que diêm thứ ba, một cây thông Nô-en được "trang trí lộng lẫy" hiện lên với "hàng ngàn ngọn nến sáng rực". Nhưng rồi diêm tắt, những ngọn nến bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Cuối cùng vì muốn níu bà ở lại mà em đã quẹt tất cả các que diêm còn lại.

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen vào quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm, đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.

c] Kết bài :

Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, nhưng không ai biết về những điều kì diệu mà cô bé đã thấy.

Câu 2 phần Luyện tập trang 95 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Lập dàn ý cho đề bài : "Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi".

Dàn ý tham khảo :

a] Mở bài :

Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.

b] Thân bài :

Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người :

- Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.

- Điều gây xúc động mạnh nhất [ đưa yếu tố miêu tả vào].

c] Kết bài :

Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.

  • Các bước để viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • Bước 1: Lựa chọn sự việc chính [một trong ba sự việc trên]
  • Bước 2: Lựa chọn ngôi kể [Người kể ở ngôi thứ mấy, xưng là gì?]
  • Bước 3: Xác định thứ tự kể [Câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra thế nào và kết thúc ra sao?]
  • Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.
  • Bước 5: Viết thành đoạn văn kể chuyện. kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm

Nhà tôi có một chiếc bình hoa rất đẹp. Nó cao khoảng chừng ba mươi phân, màu trắng như tuyết. Đây là một chiếc bình cổ loe được trang trí bởi hình chiếc lá xung quanh miệng rất sinh động. Đó là món quà mà bố đã phải sang tận Bát Tràng để mua về tặng mẹ nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày cưới của hai người. Hôm ấy, tôi đi học về sớm, cả nhà chưa có ai về. Tôi đang bực bội vì bài kiểm tra Toán hôm nay bị làm sai mất một câu, lỗi là do tôi chủ quan, không kiểm tra lại bài. Về đến nhà, tôi quăng chiếc cặp lên ghế với vẻ bực tức, nhưng thật không ngờ, chiếc quai cặp vướng vào bình hoa đang để trên bàn khiến nó rơi xuống đất. Choang một cái. Bình hoa vỡ tan tành mà tôi thì không kịp trở tay. Nước lênh láng dưới sàn, còn những bông hoa hồng đỏ thẫm nằm la liệt trên mặt đất. Tôi quên béng mất nỗi bực tức vì bài kiểm tra mà thay vào đó là sự lo lắng và sợ hãi. Phải làm sao bây giờ? Mẹ tôi rất thích chiếc bình này. Nó còn là quà kỉ niệm của bố mẹ. Tôi sẽ phải nói thể nào đây? Bần thần suy nghĩ mất một lúc, tôi vẫn chưa nghĩ ra sẽ nói thế nào với bố mẹ thì bỗng con Mi - con mèo tam thể của nhà hàng xóm, đứng ngoài sân kêu lên "meo...meo...". Đầu tôi lóe lên một cái. Tôi nhanh chóng thu dọn mảnh vỡ của cái bình, cẩn thận nhặt nhạnh từng mảnh thủy tinh vỡ cho vào chiếc túi bóng rồi vứt đi. Tôi vừa thu dọn xong thì mẹ về. Không cần mẹ hỏi, tôi đã kể lại câu chuyện và tất nhiên, lí do bình hoa bị vỡ là do con Mi ấy. Ánh mắt mẹ nhìn tôi buồn buồn nhưng không nói gì cả. Mẹ để chiếc túi lên ghế rồi hỏi tôi có bị mảnh vỡ đâm vào tay hay không. Tôi bỗng thấy hối hận quá. Nhưng tôi không dám nói sự thật với mẹ. Vì tôi sợ đôi mắt buồn buồn kia của mẹ sẽ là vì tôi chứ không phải vì con mèo kia. Đến tận bây giờ, đó vẫn còn là chuyện tôi hối hận nhất, vì tôi vẫn chưa dám nói với mẹ sự thật là chính tôi đã làm vỡ chiếc bình hoa mà mẹ thích nhất chứ không phải con mèo nhà hàng xóm.

Bài làm:

Có bao giờ bạn tự hỏi” bạn đã làm bao nhiêu việc tốt chưa?”. Trong cuộc sống thực tế chắc rằng ai cũng đã làm việc thiện chẳng qua là làm ít hay làm nhiều. Còn với tôi, tôi cũng đã làm rất nhiều việc tốt, nhưng sự việc mà tôi nhớ nhất là lúc tôi giúp một bà cụ sang đường giữa đông người và xe cộ đi lại. Hôm ấy, vào một buổi trưa hè nóng nực, những tia nắng chói chang cháy bỏng chiếu rọi xuống mặt đất. Tiếng ve sầu kêu râm ran trên những đóa hoa phượng đỏ thắm làm nổi bật cả một góc trời xanh cao vút. Tan học, đôi đạp nhanh chân để về nhà để có thể ngồi trước cánh quạt quay vù vù, để uống những giọt nước mát xua tan đi bao cái ánh nắng cháy da cháy thịt. Bỗng nhiên, từ xa tôi thấy một bà cụ đang đứng bên vệ đường, cụ giống bà ngoại tôi quá, lưng còng tay chống cái gậy,  có lẽ bà đang chờ ai đó. Đến gần tôi càng thấy bà cụ càng đẹp lão, bà có khuôn mặt đầy phúc hậu, hiền từ, hằn rõ những nếp nhăn của tuổi già, bà có mái tóc trắng bạc, những sợi tóc trắng như cước. Người bà nhỏ bé gầy guộc cùng với đôi bàn tay gần xơ xác dường như chỉ còn da và xương, hiện rõ những gân xanh, chân bà cứ bước tiến rồi lùi lại, à thì ra bà muốn sang đường. Tôi nhìn hai bên đường, mọi người đều đang hối hả để về nhà khi cái nóng gay gắt đang bao trùm mọi cảnh vật, tôi dừng xe lại, tôi chạy đến bên bà và nói.

-Bà ơi, để cháu giúp bà sang đường.

Tôi nắm tay bà và vẫy tay xin nhường đường cho một đứa trẻ và một cụ già yếu ớt. Mọi người đang tấp nập bỗng như chậm lại, thế là tôi đã đưa bà cụ sang mé đường bên kia, Bà nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, nở nụ cười thân thương và nói.

-Cảm ơn cháu, cháu đúng là một đứa trẻ ngoan.

Chao ôi! cái nụ cười thân thiện ấy khiến lòng tôi không bao giờ quên phải ghi nhớ mãi. Tôi như đang lạc vào thế giới tràn đầy niềm hạnh phúc và mãn nguyện. Tôi nhìn theo bà đi được một quãng đường dài, tôi lại tiếp tục hành trình trên con đường về nhà, tôi tung tăng trong niềm vui mừng hạnh phúc khi đã làm được việc tốt mà quên đi cái nóng của bầu trời mùa hè

Bài làm:

Hôm nay là sinh nhật của em. Từ sáng sớm em đã thức dậy để cùng mẹ đi chợ mua đồ về để chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật. Hôm qua khi chia tay lũ bạn, em đã kịp mời chúng nó đến dự buổi sinh nhật của mình vào tối nay rồi. Tối hôm ấy, nhà em các bạn sang rất đông. Tiếng cười nói vui vẻ. Ai cũng cầm theo một món quà nho nhỏ và một tấm thiệp xinh xắn với những lời chúc đáng yêu dành cho em. Mấy đứa bạn ai cũng đến, chỉ thiếu mỗi Hải, thằng bạn thân nhất của em, vì nó vừa mới chuyển nhà đi hồi tháng trước. Mọi người đang vui vẻ thì nghe thấy tiếng của một người vang lên ngoài cổng. Hình như là gọi em. Em ra ngoài xem thì thấy một chú khoảng chừng 30 tuổi đang ôm một hộp quà to trên tay, khuôn mặt thì tươi cười. Chú nhìn em và nói:

"Cháu là A phải không? Có người gửi quà cho cháu. Nhận rồi kí vào đây giúp chú nhé!"

Đám bạn ở trong nhà cũng ra đứng đầy ngoài sân, trầm trồ vì món quà mà em đang ôm ở trong tay. Phải mất khá nhiều sức em mới bê được hộp quà to đuỳnh ấy vào trong nhà. Mọi người đều dừng lại với thắc mắc không hiểu ai tặng quà mà không đến, lại còn tặng món quà to thế kia nữa. Em cẩn thận mở món quà ấy ra, là một chú gấu bông to gần bằng người em, màu vàng với bộ lông rất mềm. Bên trong hộp quà là một tấm thiệp. Em mở ra đọc và đôi mắt thì đỏ hoe. Đó là món quà của Hải: "Chúc A sinh nhật vui vẻ, luôn xinh xắn và đáng yêu nhé. Tớ xin lỗi vì không dự bữa tiệc sinh nhật cùng với cậu được. Nên tớ gửi cậu món quà nhỏ này. Chúng mình mãi là bạn tốt nhé!". Tôi thấy rất vui vì Hải vẫn còn nhớ ngày sinh nhật của tôi và chắc chắn, chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau rồi!

Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó lão Hạc sang báo để ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.

Trả lời:

Hôm sau, Lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa trông thấy tôi, lão báo ngay rằng đã bán con chó vàng đi rồi. Trông lão buồn lắm, mặc dù lão cố làm ra vẻ vui bởi lão cườii như mếu và muốn khóc. Tôi ái ngại cho lão quá nên hỏi cho qua chuyện việc bán chó, không ngờ dụng vào nỗi đau của lão làm lão khóc hu hu như một đứa trẻ vậy.

Tìm trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đoạn văn kể lại giây phút trên. Sau đó so sánh với đoạn văn của mình vừa viết để rút ra kết luận

Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào?

Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì?

Trả lời:

a. Đoạn văn đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm rất đậm nét. Đó là việc ông tập trung tả lại chân dung đau khổ của lão Hạc với những chi tiết độc đáo:

  • Miêu tả: cố làm ra vui vẻ, cười như mếu... hu hu khóc.
  • Biểu cảm: không xót xa 5 quyển sách... ái ngại cho lão Hạc, hỏi cho có chuyện.

b. Giúp Nam Cao khắc sâu vào lòng người đọc một lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài và đặc biệt là thể hiện rất sinh động sự đau đớn, quằn quại về tinh thần của một người trong giấy phút ân hận, xót xa, day dứt...

Video liên quan

Chủ Đề