Trà sữa không đá để được bao lâu

Cách pha trà sữa cũng không khó nên nhiều tín đồ thức uống đã tự tay pha chế tại nhà để ngày ngày thưởng thức. Trong quá trình này, bên cạnh công thức pha chế chuẩn, bạn cần lưu ý trà sữa để được bao lâu để đảm bảo an toàn sức khỏe. Trà sữa là thức uống có nguồn gốc từ Đài Loan với hương vị béo thơm gây nghiện đã thành công “càn quét” mọi mặt trận, dẫn đầu xu hướng thức uống. Sau khi gây bão với hương vị thơm ngon, thức uống này đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, phải đến năm 2014, thức uống này mới thật sự bùng nổ và vẫn giữ được “phong độ” cho đến hiện tại. Và chúng tớ đã chuẩn bị một khóa học pha chế trà sữa bài bản để giúp bạn có thể thưc hiện món thức uống siêu hot này nhé.

Trà sữa để được bao lâu?

Theo các chuyên gia  pha chế, món trà sữa sẽ ngon nhất là sau khi pha 1 ngày với điều kiện trà sữa sau khi pha, bạn đặt ngay vào ngăn mát tủ lạnh. Lúc này, nước trà và bột sữa đã hoàn toàn hòa quyện vào nhau, tạo nên một hương vị béo, thơm, đậm đà.Cách bảo quản trà sữa qua đêm trong tủ lạnh như sau: bạn cho trà sữa vào bình thủy tinh, đậy thật kín nắp và đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn lưu ý là tuyệt đối không dùng dụng cụ chứa bằng kim loại. Loại dụng cụ này sẽ tác dụng với trà, tạo ra chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trà sữa để được bao lâu

Tuy nhiên, sau một pha chế, bạn nên dùng hết trà sữa trong vòng từ 2 – 3 ngày. Các nguyên liệu sử dụng pha chế trà sữa không chứa chất bảo quản. Vì vậy, thức uống được để quá lâu, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng biến đổi hương vị, tính chất, gây đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm.Hàng trăm công thức biến tấu, cách kết hợp đã mang đến cho người thưởng thức đa dạng hương vị món trà sữa. Nhờ vậy, thức uống này chiếm giữ vị trí khó đánh gục trong lòng các tín đồ.

Trà sữa truyền thống với vị béo thơm, đậm đà của trà và sữa là thức uống nằm trong thực đơn hầu hết các cửa hàng. Với nhiều người, món trà sữa pha chế theo công thức truyền thống vẫn mang đến nhiều cảm xúc vị giác tuyệt vời. Cách làm trà sữa truyền thống chuẩn là như thế nào? Cùng tham khảo ngay công thức bên dưới.

Trà sữa truyền thống tại nhà uống mỗi ngày

Cách pha trà sữa truyền thống với hương vị đặc trưng [Ảnh: Internet]

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 100gr trà hoa trân số 9
  • 400gr sữa bột Indo
  • 350gr đường cát trắng
  • 1.5 lít nước nóng
  • Trân châu đen làm sẵn [thay đổi topping tùy sở thích]

Nấu trà sữa vị truyền thống

  1. Bước 1: Cho 100gr trà hoa trân số 9 vào bình thủy tinh, rót vào một ít nước rồi khuấy đều để rửa trà. Sau đó, bạn bỏ phần nước ấy đi, cho vào bình 1.5 lít nước nóng 80- 90 độ C, ủ trà trong khoảng 30 phút rồi lọc bỏ bã trà.
  2. Bước 2: Bạn trộn đường cát cùng bột sữa Indo để bột sữa dễ tan hơn rồi từ từ cho bột sữa vào nước cốt trà,  khuấy đều tay đến khi hỗn hợp tan là được.
  3. Bước 3: Trà sữa nguội, bạn rót vào ly 100ml trà sữa, cho đá viên rồi thêm trân châu đen hoặc các topping khác tùy thích.

Khi uống trà sữa, bạn chọn loại ít đường, giảm độ béo và không uống quá nhiều trà sữa trong một tuần. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên kết hợp luyện tập thể dục thể thao vừa giúp tiêu hóa lượng calories nạp vào cơ thể vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, sắc chắc vóc dáng.

Cách pha trà sữa truyền thống, bảo quản trà sữa được lâu và uống trà sữa có mập không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết. Hy vọng, với thông tin này, bạn có thể tự pha trà sữa thơm ngon, an toàn và sử dụng đúng cách tốt cho sức khỏe.

Bạn là người yêu thích hương vị trà sữa? Nhưng vì một số lí do mà khi mua về bạn chưa uống ngay được và phải để trong tủ lạnh.

Vậy trà sữa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Làm thế nào để bảo quản trà sữa trong tủ lạnh một cách tốt nhất? Tất cả thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Trà sữa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Không phải trà sữa mà bất cứ thực phẩm nào cũng đều có hạn sử dụng kể cả được bảo quản kỹ lưỡng.

Đối với trà sữa – thức uống có rất nhiều thành phần dễ hỏng, hương vị biến đổi nhanh nếu như pha chế ra mà không sử dụng sau đấy sẽ để được bao nhiêu lâu trong tủ lạnh?

Với điều kiện bên ngoài thì trà sữa chỉ nên giữ trong vòng từ 5 cho đến 8 giờ khi pha chế xong. Nếu như để trong tủ lạnh bạn hoàn toàn có thể uống trong vòng từ 2 đến 3 ngày.

Tuy nhiên bạn nên sử dụng trà sữa khi pha chế xong ngay thì vẫn tốt nhất. Lý do là bởi trà sữa sẽ giảm đi mùi thơm ngậy ban đầu cũng như lượng dinh dưỡng bị giảm.

Nếu mua về mà chưa có ý định dùng ngay thì tốt nhất bảo người bán không nên cho đá vào cốc trà sữa của bạn, tránh tình trạng đá chảy ra sẽ làm trà sữa nhạt, mất hương vị.

Khi trà sữa để trong tủ lạnh vẫn hoàn toàn có thể bị hỏng do các chất béo [protein] bị phân hủy và biến đổi thành những chất gây hại cho sức khỏe của bạn.

Khi bảo quản trong tủ lạnh một thời gian [trong khoảng thời gian 2-3 ngày] nếu như trà sữa của bạn có mùi khác, màu sắc thay đổi thì tuyệt đối không nên dùng để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn.

Mách bạn cách bảo quản trà sữa trong tủ lạnh hiệu quả nhất

Để trà sữa vào trong ngăn mát tủ lạnh cao cấp hay tủ lạnh thông thường bạn nên cài đặt ở mức nhiệt độ trung bình.

Không nên để quá lạnh hoặc độ mát yếu nó sẽ khiến cho trà sữa không giữ được hương vị thơm ngon ban đầu.

Khi để trà sữa vào tủ bạn cần bọc kín cóc trà sữa bằng màng bọc thực phẩm để tránh lẫn mùi từ các thực phẩm khác trong tủ.

Đặc biệt bạn nên tách riêng phần trà với trân châu, topping khi bảo quản trà sữa trong tủ lạnh nhé!

Bởi với trân châu hay topping để lẫn trong trà sữa lâu sẽ nhanh bị hỏng hoặc đông cứng, kết dính lại.

Với những thông tin chia sẻ về cách bảo quản trà sữa cũng như để trà sữa trong tủ lạnh được bao lâu mà Điện máy Thiên Hòa gửi đến cho bạn sẽ giúp bạn bảo quản trà sữa tốt nhất.

Uống trà sữa đã quá hạn bảo quản có sao không?

Trà sữa cũng như những thực phẩm, đồ dùng khác, đều có hạn sử dụng nhất định.

Nhiều trường hợp mua trà sữa đã pha và bảo quản trà sữa tại tủ lạnh để uống dần.

Sau thời gian sử dụng, trà sữa sẽ bị biến đổi gây ra các tác động không tốt cho sức khỏe.

Các thành phần trong trà sữa sẽ bị oxy hóa thành một số những chất độc hại chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Vì vậy, các bạn chỉ nên sử dụng trà sữa trong khoảng thời gian là từ 2-3 ngày.

Nếu quá hạn, trà sữa sẽ không còn ngon đồng thời còn chứa các vi khuẩn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các nhận biết trà sữa bị hư: có mùi khác lạ, ôi thiu, trà bị tách nước,..

Tốt hơn hết, bạn không nên uống trà sữa đã quá hạn sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình nhé!

Trà sữa đang ngày càng trở nên phổ biến và là một thức uống thơm ngon không chỉ với giới trẻ mà cả gia đình đều có thể cùng thưởng thức. Do nguyên liệu chủ yếu để làm nên thức uống này là trà và sữa nên thời gian bảo quản được không dài.

Vậy trà sữa có thể để được trong bao lâu? Làm cách nào để có thể bảo quản được trà sữa trong thời gian dài nhất mà vẫn giữ được hương vị, an toàn cho người sử dụng? Cách làm trà sữa trân châu tại nhà mà vẫn ngon đúng vị? Các lưu ý khi sử dụng trà sữa? Hôm nay, Zicxa.com sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc này nhé!

Trà sữa để được bao lâu?

Trà sữa là thức uống ưa thích của nhiều bạn trẻ nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể đi mua trà sữa để uống và việc mua trước để trong tủ lạnh là một lựa chọn rất hữu hiệu.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có sẵn tủ lạnh và việc bảo quản trong tủ lạnh cũng chỉ được 1 thời gian nhất định. Vậy trà sữa có thể để được bao lâu trong từng điều kiện? Hãy cùng Zicxa.com tìm hiểu nhé!

1. Trong điều kiện môi trường nhiệt độ phòng

Cả 2 thành phần chính của trà sữa là sữa và trà đều là các nguyên liệu nhanh hỏng nên trung bình, trà sữa chỉ có thể để bên ngoài môi trường từ 5 đến 8 tiếng kể từ khi pha chế. Quá thời gian này bạn sẽ bắt đầu thấy sữa có hiện tượng tách nước, tạo thành 2 phần nước trong và váng sữa rõ rệt cùng với một mùi chua khó chịu.

2. Trong điều kiện để tủ lạnh

Nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh thì thời gian giữ cho trà sữa còn thơm ngon, chưa chuyển hóa thành các chất có hại cho cơ thể sẽ tăng lên từ 2 đến 3 ngày. Quá thời gian này, ngoài hiện tượng tách nước hay lên mùi thì các topping trong trà sữa cũng dần bị cứng, dai, không còn ngon nữa. Nhưng có lẽ với những cốc trà sữa thơm ngon, nhiều mùi vị thì chắc chắn bạn không thể kìm lòng mà uông hết ngay thôi nhỉ.

Các cách bảo quản trà sữa nguyên vị ngon ngọt

Vì thời gian sử dụng được sau khi pha của trà sữa là không dài nên chắc chắn bạn nên biết tới các cách bảo quản món ngon trà sữa mà Zicxa Việt Nam sẽ bật mí sau đây.

Đối với trà sữa mua về không có điều kiện để trong tủ lạnh, bạn không nên cắm ống hút nếu chưa sử dụng ngay. Màng bọc của hộp trà sữa có tác dụng ngăn chặn lượng vi khuẩn gây hại tác động tới trà sữa.

Nếu đã lỡ cắm ống hút thì bạn có thể dùng 1 nắp đậy khác đậy cốc trà sữa lại. Cùng với đó, bạn nên để trà sữa ở nơi thoáng mát, không bị ẩm hay nắng chiếu rọi thẳng vào.

Đối với trà sữa có thể để trong tủ lạnh, bạn lưu ý chỉ để trà sữa tại ngăn mát, và không nên để nhiệt độ quá thấp, tốt nhất là từ 10-15 độ. Tuy tủ lạnh có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của vi khuẩn gây hại nhưng tủ lạnh cũng là nơi chứa nhiều loại thực phẩm khác với nhiều vi khuẩn khác nhau nên bạn vẫn nên đậy cốc trà sữa với nắp hoặc màng bọc thực phẩm.

Cùng với đó, nếu chắc chắn rằng mình sẽ không uống ngay trà sữa trong thời gian ngắn sau khi mua thì bạn có thể yêu cầu cửa hàng tách riêng trà sữa và các topping ra nhé! Điều này giúp tăng thêm thời gian sử dụng được cho trà sữa đó.

Ngoài ra, mặc dù có thể để tới 2-3 ngày nhưng bạn vẫn nên sử dụng trà sữa trong ngày, tránh để qua đêm sẽ làm mất vị ngon của trà sữa.

Cách chế biến một cốc trà sữa thơm ngon chuẩn vị trà sữa Đài Loan

Thời gian bảo quản của trà sữa ngắn như vậy nhưng bạn lại muốn uống trà sữa mọi lúc mình muốn? Vậy thì ngay bây giờ hãy giắt túi bí quyết chế biến một cốc trà sữa thơm ngon chuẩn vị Đài Loan thôi nào.

Lưu ý là có rất nhiều cách và nhiều loại trà sữa nhưng hôm nay Zicxa Việt Nam sẽ chỉ tập trung vào cách nấu trà sữa trân châu cơ bản và đơn giản nhất phù hợp với tất cả mọi người nhé!

1. Chế biến trà sữa

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Hồng trà: Bạn có thể thay bằng nhiều loại trà khác như trà đen, trà ô long, trà xanh… đều là những laoij trà quen thuộc trong nền ẩm thực Việt Nam. Bạn cũng có thể dùng các loại trà túi để tiện hơn cho việc chế biến như trà lipton nhưng chỉ được sử dụng loại trà túi có vị trà xanh.
  • Bột sữa: Bạn cũng có thể thay bằng sữa đặc hay sữa tươi tùy ý nhưng tốt nhất là dùng bột sữa để giữ được độ béo ngậy, vị thơm đặc trưng của sữa mà không làm át đi mùi trà thơm nồng.
  • Đường vàng

Các bước chế biến

Bước 1: Pha nước đường

Bạn bắc nồi lên bếp và chế thêm 600ml nước, đun sôi. Khi nước đã sôi bạn thêm 1kg đường vào và khuấy đều đến khi đường tan hết. Đun thêm 2-3 phút để nước đường hơi đặc lại. Tùy vào khẩu vị mỗi người mà bạn có thể thêm hoặc giảm bớt lượng đường cho phù hợp nhé!

Bước 2: Ủ cốt nước trà sữa

Bạn ủ 50g hồng trà với 1 lít nước trong 15 phút. Bạn lưu ý trong khoảng thời gian ủ trà bạn có thể thử 1 chút sau 10 phút để xem vị trà đã đủ ngấm chưa. Bạn không nên ủ trà trong thời gian quá ngắn vì lúc đó vị trà chưa đủ độ nồng, đậm vị và cũng không nên ủ quá lâu vì trà sẽ bị chát.

Khi nước trà đã ngấm, bạn lọc hết bã trà và chỉ giữ lại nước trà còn đang ấm nóng. Pha thêm 300g bột sữa vào và khuấy đều. Bạn lưu ý phải cho bột sữa vào khi nước trà còn nóng để bột sữa tan hết. Nếu pha vào lúc trà đã nguội thì bột sữa có thể không tan và lợn cợn trong trà.

Như vậy bạn đã hoàn thành chế biến nước cốt trà sữa rồi. Giờ hãy chuẩn bị thêm topping trân châu nhé!

2. Chế biến hạt trân châu

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị
  • 200g bột năng
  • 20g bột gạo
  • 2 thìa cafe bột cacao
  • 20g đường
  • 150 ml nước

Các bước chế biến

Bước 1: Trộn bột trân châu

Trộn hỗn hợp 120g bột năng, 10g bột gạo và 2 thìa cafe bột cacao vào trong bát. Dùng thìa trộn đều các thành phần rồi dùng rây, rây bột sang một bát khác. Việc sử dụng rây sẽ làm bột tơi hơn, không bị dính thành cục cũng như góp phần trộn các thành phần đều hơn.

Bước 2: Nhào bột trân châu

Bạn trộn bột với 150ml nước. Tại bước này, bạn nên đổ nước thành nhiều lần, sau mỗi lần đổ đều dùng thìa hoặc đũa trộn đều, lặp lại cho tới khi hết nước. Với cách làm như vậy, bột sẽ được trộn đều với nước và cũng dễ hơn cho bạn trộn bột.

Bạn lấy bột ra khỏi bát, rải một lớp bột năng lên trước bàn nhào để bột không dính vào bàn nhào bột và đặt bột lên. Bạn nhào bột đều tay cho tới khi bột mềm dẻo, mịn và có độ dai. Thông thường bạn phải nhào bột trong 15 phút mới đạt được độ dẻo chuẩn. Bạn lưu ý trong quá trình nhào bột, nếu cảm thấy bột bị quá nhão hay quá bì thì cần điều chỉnh để thêm bột hoặc thêm nước nhé!

Bước 3: Luộc hạt trân châu

Bạn nặn bột thành những viên bi nhỏ có đường kính tầm 0,7cm rồi lăn qua lượng bột năng còn lại để tạo cho hạt trân châu một lớp áo.

Đun sôi một nồi nước rồi thả các viên trân châu vào luộc. Bạn lưu ý luộc trân châu với lửa vừa để hạt trân châu chín đều và khuấy đều tay để các hạt trân châu không bị dính vào nhau.

Khi hạt trân châu nổi lên trên mặt nước là hạt đã chín, bạn nhanh tay vớt hạt ra cho vào bát nước lạnh đã chuẩn bị trước để hạt trân châu giữ được độ giòn dai. Khi trân châu đã nguội thì bạn cho trân châu vào ngâm trong nước đường để trân châu ngấm vị ngọt, trở nên ngon hơn.

3. Hoàn thiện trà sữa trân châu

Bạn dùng bình shake lắc đều 180ml nước cốt trà sữa với 30ml nước đường đã pha cùng với 200g đá. Nếu không có bình shake bạn có thể dùng thìa khuấy đều để đá làm lạnh nhanh tất cả nước trà sữa trước khi tan. Rót ra cốc và thêm trân châu cùng các topping khác là bạn đã hoàn thành 1 cốc trà sữa trân châu ngon đúng vị để tự thưởng cho bản thân rồi. Chúc bạn thành công.

Uống trà sữa thường xuyên có gây hại cho sức khỏe không?

Tuy rằng trà sữa được làm từ các nguyên liệu có ích cho sức khỏe như trà và sữa nhưng uống với tần suất quá dày đặc có thể gây hại cho sức khỏe. Bạn chỉ nên uống 2 ngày 1 cốc thì sẽ hấp thụ tất được các dưỡng chất từ trà và sữa như: cải thiện hệ tiêu hóa; Cải thiện trí nhớ hay làm chắc xương, tăng khả năng phát triển.

Tuy nhiên, với nhiều mùi vị thơm ngon, nhiều bạn trẻ ngày nay uống 2-3 cốc một ngày hoặc sử dụng thay nước lọc thì vừa không tận dụng được các dưỡng chất của trà sữa mà còn gây hại cho cơ thể như việc tích tụ lượng đường quá lớn trong cơ thể có thể gây tăng cân, uống quá nhiều sữa một ngày cũng có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa… Như vậy, mặc dù trà sữa là một thức uống ngon lành và bổ dưỡng nhưng bạn vẫn nên cân bằng lượng uống cho phù hợp với sức khỏe nhé!

Ngoài ra, do sự bùng phát của nhu cầu sử dụng trà sữa, ngày càng có nhiều cửa hàng trà sữa mọc lên mà không có đảm bảo về an toàn thực phẩm. Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với các tin báo về việc các cửa hàng trà sữa sử dụng các chất tạo hương vị, bột sữa giá rẻ, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Do vậy mặc dù rất hấp dẫn nhưng bạn vẫn nên hạn chế sử dụng trà sữa quá nhiều hoặc tự mình chế biến một cốc trà sữa thơm ngon như cách Zicxa Việt Nam đã hướng dẫn bên trên nhé.

==> Tham gia cộng đồng chia sẻ món ngon mỗi ngày cùng Zicxa.com trên facebook với HÀNG CHỤC NGÀN THÀNH VIÊN KHÁC


Video liên quan

Chủ Đề