Tại sao lại nhân chia trước cộng trừ sau


Trải qua những năm tháng tiểu học tươi đẹp, chắc ai cũng nắm được quy tắc cộng, trừ, nhân, chia, để ít ra đi mua hàng vẫn biết là mình được trả tiền thừa hay thiếu đúng không.

Bạn đang xem: Quy tắc nhân chia trước cộng trừ sau

Nhưng đấy là bạn tưởng vậy thôi. Chứ nếu truy rõ về mặt bản chất toán học, chưa chắc bạn đã nắm được đâu. Thử lấy ví dụ bằng bài toán trong hình dưới đây. Trả lời nhanh nhé!



Đáp án của bài toán này là 9. Nếu bạn tính ra 1, đó là do bạn đã bị nhầm một chút về mặt bản chất, hoặc cũng có thể là vì tư duy tính toán theo phong cách "ăn bớt" của người trưởng thành.

Quy tắc toán học luôn như sau: Tính từ trái qua phải, nhân chia trước, cộng trừ sau, và ưu tiên các phép tính trong ngoặc. Nhưng vì cách viết 2[1+2], nhiều người đã cho rằng phải tính luôn cả cụm này trước, và kết quả là họ tính nhầm.

Trên thực tế, phép tính này sẽ phải viết đủ ra thành: 6:2x[1+2]. Ưu tiên trong ngoặc, ta sẽ có: 6:2x[3]. Và nếu viết theo đúng quy trình từng bước chúng ta được học hồi cấp 1 thì sẽ là:

6:2x[1+2] = 6:2x[3] = 6:2x3

Đến đây, phép toán chỉ bao gồm toàn phép nhân và phép chia, nên áp dụng đúng quy tắc tính từ trái qua phải, ta sẽ được kết quả là 9.

Hoặc nếu viết theo dạng phân số thì bạn sẽ thấy rõ ràng hơn: 6:2x[1+2] = [6/2]x[1+2]

Đó chính là lý do vì sao, hồi đi học cấp 1, chúng ta thường phải viết diễn giải rõ ràng từng bước khi giải một bài toán.

Và đây cũng không phải là ví dụ duy nhất cho thấy chúng ta thường bỏ qua bản chất của toán học. Thử đến với bài toán sau đây, từng một thời gây bão trên các trang mạng nước ngoài.

Xem thêm: Tình Bạn Là Viên Ngọc Quý - Nghị Luận Về Câu Nói Của C

Bài toán: 5x3 bằng 5 + 5 + 5 hay 3 + 3 + 3 + 3 + 3?



Đề bài yêu cầu học sinh làm phép tính 5x3, đồng thời diễn giải phép tính ra thành tổng các con số. Cậu học sinh trả lời đáp án là 5 + 5 + 5, nhưng giáo viên đã đánh sai và chỉ ra rằng đáp án phải là 3 + 3 + 3 + 3 +3. Vậy theo bạn, giáo viên đã sai hay đúng? Chỉ biết, phụ huynh của cậu đã vô cùng ức chế, cho rằng thầy giáo đã quá máy móc.

Thực chất, đáp án của thầy giáo... vừa đúng vừa sai. Đáp án đúng khi ở Mỹ, nhưng sẽ saikhi ở Nhật.

Tại sao ư? Vì bản chất của phép nhân chính là phép cộng lặp lại, còn người Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới [như Mỹ] quy ước rằng số lần cộng lặp sẽ được viết trước. Tức là 5x3 sẽ là 5 lần số 3, và kết quả thì giống với 3 lần số 5, nhưng bản chất thì hoàn toàn khác.

Có thể lấy ví dụ như sau: ta có 3 nải chuối, mỗi nải 5 quả và 5 nải chuối, mỗi nải 3 quả. Về tổng số chuối, ta vẫn có mỗi bên 15 quả, về ý nghĩa thì không giống nhau. Có thể nói, quy ước này xuất phát từ định nghĩa.

Còn tại Nhật thì ngược lại, phép tính 5x3 sẽ được phân tích thành: số 5 viết trước là đơn vị, được lấy 3 lần, nên phải hiểu là 5 + 5 + 5.

Quy tắc của họ xuất phát từ thực tế: giả sử như có 5 chiếc xe, mỗi chiếc xe có 4 bánh, thì sẽ phải có tổng cộng là 4x5 = 20 [bánh xe], vì bánh xe là đơn vị.

Vậy nên, với những thứ càng đơn giản thì chúng ta càng phải hiểu rõ bản chất các bạn nhé!

Các phép toán cộng trừ nhân chia luôn được giáo viên dạy cho trẻ từ chương trình học bậc tiểu học. Tuy nhiên hiện nay còn khá nhiều người lúng túng với không biết nhân chia trước, cộng trừ sau có đúng không?

Cộng, trừ, nhân chia là gì? Cơ sở nào để xây dựng nên các phép toán đó?

Các phép toán được ra đời từ rất lâu và được cho là xuất phát từ 2 đất nước Hy Lạp, Hindu cổ đại. Ban đầu họ sử dụng các chữ để biểu hiện phép toán chứ không dùng ký hiệu dấu +, -, ×,:.Cho đến năm 1630 sau khi nhà toán học F.Viète [ người Pháp] cố gắng phổ cập thì những con buôn Châu Âu đã chấp nhận sử dụng các ký hiệu trên thay cho con chữ. Họ cũng đã nhận ra việc dùng ký hiệu như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức khi mua bán các lô hàng tới vào chục nghìn mét khối trên biển.

Các quy tắc cộng trừ nhân chia 

Hầu hết đối với học sinh bậc tiểu học nếu chỉ thực hiện phép cộng trừ nhân chia cơ bản  thì cực kỳ đơn giản, giáo viên và phụ huynh chỉ cần kiên nhẫn thì bé sẽ hoàn thành tốt. Tuy nhiên khi phối hợp các phép toán với nhau thì câu chuyện thay đổi, không nắm được các quy tắc cơ bản này sẽ làm trẻ lúng túng, nhầm lẫn. Vậy quy tắc cơ bản trong tính toán là gì?

Quy tắc cộng trừ nhân chia

Quy tắc 1: Phải ưu tiên thực hiện các phép toán bên trong dấu ngoặc đơn đầu tiên [nếu có].

Quy tắc 2: Thực hiện lần lượt các phép nhân, phép chia [ nếu có] theo thứ tự từ trái qua phải.[ Ưu tiên thực hiện trước hai phép toán cộng và trừ].

Quy tắc 3: Thực hiện các phép toán cộng và trừ theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.

Quy tắc nhân chia trước cộng trừ sau

Nhân chia trước cộng trừ sau” gần như là câu vè giúp học sinh vượt qua khó khăn trong tính toán. Quy tắc này cũng sẽ theo chúng ta cả cuộc đời sử dụng trong đời sống hằng ngày.

Ví dụ bài tập cho bé

Ví dụ 1: 

Cho phép tính : 6 × [ 5 + 2 ] = ?

Đáp án: Khi giải phép toán này,giống như quy tắc đã nêu ở trên ta sẽ làm phép tính phía bên trong dấu ngoặc đơn trước và thực hiện phép nhân sau.

Khi đó : 6 × [ 5+2] = 6×7= 42.

Ví dụ 2:

Cho phép tính : 3 + 4×7 = ?

Đáp án: Trong phép tính này cần thực hiện từ phép nhân trước sau đó mới tới phép cộng.

3 + 4 × 7 = 3 + 28 = 31

Lưu ý : Trong phép toán này, khi phụ huynh hoặc thầy cô giáo dạy trẻ nên nhấn mạnh cho trẻ hiểu vì trong phép tính không có bên trong dấu ngoặc đơn nên sẽ ưu tiên thực hiện phép tính với tích trước sau đó mới tới phép cộng đại số.

Trên đây là một số quy tắc trong tính toán thông thường, bạn có thể tự áp dụng trong tính toán hoặc hướng dẫn trẻ nhỏ ở giai đoạn bắt đầu. Hãy nhớ luôn ghi nhớ “nhân chia trước, cộng trừ sau nhé“!!!!

Bacdau.vn mong rằng những thông tin đã cung cấp sẽ hữu ích cho bạn, bạn có thể tham khảo cách tính hiệu suất cơ bản tại đây.

Was this article helpful?

Like 120 Dislike 47

Video liên quan

Chủ Đề