Không tại ký hợp đồng báo trước bao nhiêu ngày

Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động [HĐLĐ] phải lưu ý về thời gian báo trước nếu không muốn mất đi quyền lợi của bản thân. Vậy, với trường hợp không ký HĐLĐ thì có cần phải báo trước? Liệu việc các bên không ký HĐLĐ có là đúng?

Câu hỏi: Đầu năm 2020 tôi có xin vào làm tại một công ty tư nhân, sau khi hết hợp đồng thử việc thì tôi vẫn tiếp tục làm việc mà không ký hợp đồng lao động. Đến nay tôi đã làm việc được hơn 01 năm nhưng do có công việc bất ngờ nên tôi phải xin nghỉ việc mà không báo trước. Cho hỏi trong trường hợp này tôi có phải báo trước không vì tôi không có hợp đồng lao động. Hơn nữa, việc công ty không ký kết HĐLĐ với tôi có vi phạm gì không? Tôi cảm ơn – Thu Hà [Lạng Sơn]

Công ty không ký HĐLĐ có trái pháp luật?

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 về hợp đồng lao động thì:

"2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động...".

Về hình thức của hợp đồng lao động, Điều 14 Bộ luật lao động có quy định đối với công việc trên 3 tháng thì HĐLĐ phải được ký kết bằng văn bản. Như vậy, khi người lao động muốn nhận người sử dụng lao động vào làm việc thì phải có trách nhiệm ký kết HĐLĐ với người sử dụng lao động. 

Xét trong trường hợp của bạn, bạn đã làm việc ở công ty được hơn một năm, có thể thấy, công việc của bạn là công việc mang tính chất thường xuyên, ổn định, và có thời hạn trên 03 tháng. Như vậy, phía công ty có nghĩa vụ phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với bạn.

Trường hợp công ty không giao kết hợp đồng lao động với bạn là công ty đã vi phạm nghĩa vụ về thực hiện hợp đồng lao động và có thể bị xử phạt hành chính theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên…

- Từ 02 -  05 triệu đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 05 -  10 triệu đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 10 – 15 triệu đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Từ 15 – 20 triệu đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Từ 20 – 25 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Không ký HĐLĐ khi nghỉ việc có cần báo trước 30 ngày? [Ảnh minh họa]


Không ký HĐLĐ khi nghỉ việc có cần báo trước?

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải đáp ứng về điều kiện báo trước tùy theo loại hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, giữa bạn và công ty không ký hợp đồng lao động với nhau nên giữa bạn và công ty không tồn tại quan hệ hợp đồng lao động, không có căn cứ để xác định bạn làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hay không. Do đó, không có cơ sở để xác định được bạn phải báo trước bao nhiêu ngày.

Khi bạn muốn nghỉ việc cũng không cần phải tuân thủ quy định về thời hạn báo trước của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, do giữa bạn và công ty không có ký kết hợp đồng lao động với nhau.

Vì thế, khi bạn nghỉ việc thì công ty vẫn phải thanh toán cho bạn tiền lương trong những ngày bạn đã làm việc. Bởi khi không có hợp đồng lao động nhưng có thể căn cứ vào thang bảng lương của công ty để có thể bảo vệ quyền lợi của mình.

Như vậy, theo những căn cứ trên thì việc công ty yêu cầu bạn phải báo trước 30 ngày trước khi nghỉ việc là thiếu căn cứ. Trong trường hợp công ty xâm phạm các quyền lợi của bạn, bạn có thể gửi đơn tới Phòng Lao Động Thương Binh Và Xã Hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là giải đáp về Không ký HĐLĐ khi nghỉ việc có cần báo trước 30 ngày? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Xem thêm: Từ năm 2021, nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?

Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động không? Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động là như thế nào? Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là bao lâu? … Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền của người sử dụng lao động, người lao động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi của người lao động cũng như người sử dụng lao động, pháp luật quy định bên đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ phải thông báo trước trong một khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào từng trường hợp thực tế.

Nếu bạn đang có thắc mắc về thời hạn báo trước theo quy định của pháp luật, hãy gửi câu hỏi của mình về Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên pháp lý hướng dẫn tư vấn các vấn đề bạn thắc mắc như:

- Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

 - Tư vấn các vấn đề pháp lý về Luật lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn của Luật Minh Gia về thời gian chấm dứt hợp đồng để nắm thêm các thông tin pháp luật và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động

Câu hỏi: ​Chào luật sư, Mình xin được hỏi một vấn đề sau về thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể như sau: Mình đã hai lần ký hợp đồng 1 năm với công ty, tuy nhiên hết năm thứ 2 [năm 2014 công ty có phụ lục hợp đồng gia hạn hợp đồng cũ:12 tháng thành 17 tháng]. Vậy xin hỏi trước khi kết thúc hợp đồng công ty phải báo trước thời gian bao lâu? Xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Khoản 1 Điều 47 Bộ luật lao động có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, như sau:"Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động".

Như vậy, trước khi hết hạn hợp đồng lao động công ty bạn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bạn ít nhất là 15 ngày.

Ngoài ra, tại Điều 35 Bộ luật lao động có quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, cụ thể là:

"1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới"...

Do đó, việc công ty muốn gia hạn hợp đồng lao động thì phải báo trước cho bạn ít nhất 03 ngày làm việc để hai bên tiến hành thỏa thuận việc sửa đổi, bổ sung gia hạn hợp động.

>> Tư vấn về Thời hạn báo trước khi chấm dứt HĐLĐ qua điện thoại: 1900.6169

-----------

Câu hỏi thứ 2 - Mức lương tối thiểu vùng có bao gồm tiền hoa hồng?

Luật sư cho em hỏi: Công ty em mới thành lập, nhân viên chủ yếu là nhân viên kinh doanh [bán hàng]. Năm 2017 các bạn ký hợp đồng là lương 3.320.000 đồng và % hoa hồng theo doanh số. Nhưng sang năm 2018 có cần tăng mức lương cứng lên 3.530.000 cho đúng lương vùng tối thiểu không ạ? Ý sêp em xem % hoa hồng là lương, là hình thức lương theo doanh thu nên lương cứng kia k nhất thiết hơn lương tối thiểu. % hoa hồng kia có khi nào là thưởng không? nếu là thưởng thì quy định lương cứng thế nào?Em mong luật sư giải đáp, em chân thành cảm ơn.Trân trọng!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì:

"Điều 21. Tiền lương 

Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: 

1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm: 

a] Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường [không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm] không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; 

b] Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh; 

c] Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. 

2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện. 

3. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối".

Như vậy, về nguyên tắc thì mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Đối với tiền hoa hồng theo doanh số là khoản tiền bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động mà phải gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động. Tiền hoa hồng không nằm trong mức lương theo công việc hoặc theo chức danh. Do đó, năm 2018 khi mức lương tối thiểu vùng II tăng lên 3.530.000 đồng thì mức lương thỏa thuận theo HĐLĐ [lương cứng] sẽ không được thấp hơn 3.530.000 đồng.

Video liên quan

Chủ Đề