Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là gì

Ngân hàng luôn là lĩnh vực được mọi người quan tâm đến trong mọi thời đại. Ngân hàng hiện nay bao gồm các loại hình ngân hàng với nhiều tên gọi khác. Tuy nhiên, hình thức mà đang được nhiều người quan tâm đến là chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là gì? Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Để tìm hiểu hơn về chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nhé.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 [sửa đổi, bổ sung 2017] tại Khoản 9 Điều 4 quy định về chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 [sửa đổi, bổ sung 2017] tại Khoản 4 Điều 20 về điều kiện cấp giấy phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài đ

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 và các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 20 này:
    • Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
    • Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
    • Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
    • Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
    • Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
    • Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;
    • Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;
    • Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
    • Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.
  • Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật này.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • mail:
  • website: accgroup.vn

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ theo nguyên tắc và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Vậy chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì?

Căn cứ pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

1.Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì?

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài [Foreign bank branch] là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

2.Quyền của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

2.1. Quyền tự chủ hoạt động

– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ khác nếu thấy không đủ điều kiện, không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật.

2.2. Quyền hoạt động ngân hàng

– Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

– Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.

2.3. Hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng

– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

– Nghiêm cấm hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Trách nhiệm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

3.1. Bảo vệ quyền lợi của khách hàng

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:

– Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;

– Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi;

– Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;

– Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;

– Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc.

3.2. Trách nhiệm phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:

– Không được che giấu, thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp;

– Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố;

– Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố;

– Hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố.

>>>Xem thêm Phạm vi hoạt động ngoại hối của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Cơ sở pháp lý:

  • Biểu cam kết về thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO;
  • Luật các tổ chức tín dụng 2010;
  • Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
  • Thông tư 150/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  1. Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam

Theo cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, Việt Nam cam kết cho phép các ngân hàng thương mại nước ngoài được thành lập chi nhánh của họ tại Việt Nam với điều kiện:

  • Ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin lập chi nhánh ở Việt Nam;
  • Chi nhánh được thành lập phải chịu các hạn chế trong hoạt động của mình.

Ngoài các điều kiện nêu trong cam kết nói trên, các ngân hàng nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện khác về mặt kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam [áp dụng chung cho cả ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài].

  1. Điều kiện thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Khoản 3 Điều 20 Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
  • Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
  • Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
  • Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật tổ chức tín dụng 2010;
  • Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng;
  • Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;
  • Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;
  • Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.
  • Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.
  1. Thủ tục thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Hồ sơ thành lập:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài do người đại diện theo pháp luật của ngân hàng nước ngoài ký;
  • Đề án thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Điều lệ của ngân hàng mẹ;
  • Sơ yếu lý lịch của Tổng giám đốc [Giám đốc] của chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến có xác nhận của ngân hàng mẹ, lý lịch tư pháp [hoặc văn bản tương đương] theo quy định của pháp luật; các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật của Tổng giám đốc [Giám đốc] dự kiến;
  • Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc các văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp cho ngân hàng mẹ;
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về ngân hàng mẹ;
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng mẹ [bao gồm cả hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam] trên cơ sở hợp nhất theo thông lệ quốc tế;
  • Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của ngân hàng mẹ;
  • Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng mẹ trong thời hạn 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ;
  • Văn bản của ngân hàng mẹ bảo đảm chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
  • Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động và định hướng phát triển của ngân hàng mẹ cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
  • Văn bản của ngân hàng mẹ do người đại diện theo pháp luật ký về việc cử Ban trù bị và ủy quyền cho Trưởng Ban trù bị;
  • Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc, Ban trù bị phải bổ sung các văn bản sau:
    • Văn bản bổ nhiệm Tổng giám đốc [Giám đốc] của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do đại diện theo pháp luật của ngân hàng mẹ ký;
    • Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
    • Các Quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm g khoản 2 Điều này được ngân hàng mẹ thông qua;
    • Văn bản của Cơ quan có thẩm quyền nước nguyên xứ đánh giá ngân hàng mẹ đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, c, đ khoản 2 Điều 10, điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đến thời điểm nộp bổ sung văn bản.

Nguyên tắc lập hồ sơ:

Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải do Trưởng Ban trù bị ký. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Hồ sơ được lập thành 02 bộ gốc gồm một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng Anh, trong đó:

  • Bộ hồ sơ tiếng Anh phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ các tài liệu sau đây:
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;
  • Các báo cáo tài chính được lập trực tiếp bằng tiếng Anh.
  • Các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam;
  • Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;
  • Các văn bản tiếng Việt là bản gốc [hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt] được lập tại Việt Nam không cần phải dịch ra tiếng Anh.

Lưu ý: Các bản sao giấy tờ, văn bằng phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu trong bộ hồ sơ.

Nơi nộp hồ sơ: Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước  quyết định cấp Giấy phép theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan.

Thời hạn giải quyết:

  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung hồ sơ;
  • Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận;
  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định và gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị;
  • Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.

Lệ phí nhà nước:

  • 000.000 VNĐ/ giấy phép;
  • Nộp lệ phí cấp Giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước [Sở Giao dịch] trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép;

Thời hạn của giấy phép: Không quá 99 năm [Không vượt quá thời gian hoạt động của ngân hàng mẹ].

Video liên quan

Chủ Đề