Đại tướng lê trọng tấn quê ở đâu

Chương trình Bánh xe đồng vọng khám phá hành trình của chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 qua con đường mang tên đại tướng Lê Trọng Tấn – Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngay sau đây, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Lan sẽ cũng cấp thông tin về đại tướng Lê Trọng Tấn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp [phải] và tướng Lê Trọng Tấn trao đổi kế hoạch tác chiến. [Ảnh: thanhnien]

Giáo Sư Lê Văn Lan chia sẻ: Đồng chí Lê Trọng Tấn sinh năm 1914 ở xã Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Tây cũ, bây giờ là Hà Nội, tên thật là Lê Trọng Tố, là 1 nhà hoạt động quân sự bẩm sinh, xuất sắc. 

Đồng chí  tham gia mặt trận Việt Minh làm công tác binh vận ở khu vực sân bay Bạch Mai bắt đầu từ năm 1944. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 46-54, đồng chí là người chỉ huy quân đội ở khu 14, liên khu 10, đường 4 và đặc biệt là ở chiến trường Điện Biên Phủ. Do những thành tích và công lao ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đến năm 1961, đồng chí được phong quân hàm thiếu tướng và làm Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Từ năm 1964 – 1975, đồng chí được cử vào chiến trường miền Nam hoạt động kháng chiến chống Mỹ, làm phó tư lệnh quân giải phóng Miền Nam Việt Nam, tư lệnh nhiều chiến dịch. Đặc biệt, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì đồng chí là phó tư lệnh chiến dịch.

Do những thành tích hoạt động trong kháng chiến chống Mỹ và làm nhiệm vụ quốc tế năm 1984, được phong quân hàm đại tướng, làm tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng và làm ủy viên Trung ương Đảng các khóa 4 và 5. Đồng chí là 1 tướng lĩnh xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam, đặc biệt có tài đánh những trận hiệp đồng quân binh chủng lớn, đó là vị tướng lĩnh lý tưởng của khoa học nghệ thuật quân sự và chỉ đạo chiến tranh thời hiện đại.

Nhắc đến Đại tướng Lê Trọng Tấn, người ta thường gọi ông là thiên tài quân sự, là dũng tướng, là tướng trận. Đơn giản, vì ông là vị tướng luôn có mặt trong mọi chiến trường nóng bỏng nhất. Cuộc đời ông là câu chuyện dài về những chiến công lững lẫy với những trận chiến quyết định vận mệnh của cả dân tộc như trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, hay chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975.

Trong đợt lãm phim về các chiến dịch và về các vị tướng trong các chiến dịch suốt hai cuộc chiến tranh của Hãng phim Điện Ảnh Quân Đội,  Đại tá – NSƯT – Đạo diễn điện ảnh Nguyễn Thành Thái đã dành tâm huyết lớn để làm bộ phim tài liệu về vị danh tướng trận mạc Lê Trọng Tấn. Trong suốt hơn 40 năm làm phim, NSƯT Thành Thái đã sản xuất gần 70 bộ phim trên cương vị quay phim và đạo diễn. Tuy nhiên nhắc đến bộ phim tài liệu nhựa về Đại tướng Lê Trọng Tấn, ông vẫn không khỏi bồi hồi với chân dung vị tướng mà ông từng khắc họa. Chúng ta cùng đến với Đạo diễn Thành Thái để cùng tìm hiểu về những kỉ niệm của ông trong quá trình làm phim, cũng như cảm xúc của ông về con đường mang tên Đại tướng Lê Trọng Tấn.

PV:Ông có thể cho quý thính giả được biết, vì sao ông lại chọn đề tài về Đại tướng Lê Trọng Tấn trong loạt làm phim về các tướng?

Ông Thái: Thời gian mà làm phim về các vị tướng thì bản thân tôi chọn về Đại tướng Lê Trọng Tấn vì ông là vị tướng tài ba xuất chúng, có nhiều công lao đóng góp vào xây dựng quân đội và tham gia các chiến dịch làm nên chiến công của quân đội ta trong hai cuộc kháng chiến.

PV:Trong lúc làm phim về Đại tướng Lê Trọng Tấn, có chi tiết nào về Đại tướng Lê Trọng Tấn mà ông nhớ mãi không?

Ông Thái: Trong lúc làm phim thì chúng tôi bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu kĩ về tướng Lê Trọng Tấn, đó là vị tướng tài ba xuất chúng. Và đặc biệt ở ông có lòng nhân ái, nhân ái đối với cán bộ chiến sĩ của mình, và kể cả phía bên kia nữa. Ở ông có cái nổi bật lên về chiến lược là đánh vào tâm lý kẻ thù. Trong chiến dịch tổng tiến công mùa xuân 1975, thì tôi nhớ cánh quân quân đoàn 2 được sử chỉ đạo đánh phía đông. Thế thì ông ý chỉ đạo rằng, bỏ qua những chỗ rắn và đánh vào những chỗ yếu, nhanh chóng đưa pháo vào Nhơn Chạch.

Đến ngày 28/4 thì ông điện ra cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin nổ súng trước 20 tiếng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp xin ý kiến đồng chí Lê Duẩn đồng ý, và ông đã nổ súng trước 20 tiếng đồng hồ bắn vào các trung tâm quân sự thành phố Sài Gòn làm kẻ địch rối loạn từ 28/4. Đấy là chiến lược, chiến thuật tài ba của tướng. Mà đặc biệt trong cuộc đời chỉ huy của Đại tướng Lê Trọng Tấn là sử dụng pháo tầm xa và hỏa lực cực kỳ hiệu quả.

PV:Ông có thể cho biết cảm của mình khi tại Hà Nội có một con đường mang tên Đại tướng Lê Trọng Tấn.

Ông Thái: Với cảm nghĩ của tôi thì Hà Nội có một con đường mang tên Đại tướng Lê Trọng Tấn, đó là thể hiện niềm tự hào của thế hệ chúng ta hôm nay  và đặc biệt lớp trẻ thì biết được chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Và luôn nêu cao trách nhiệm và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay.

PV: Xin cảm ơn ông!

Trải dài theo hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, biết bao thế hệ người Việt Nam tới ngày nay vẫn nhớ về hình ảnh của vị dũng tướng Lê Trọng Tấn. Vị tướng mà tên tuổi của ông đã trở thành huyền thoại trong toàn quân, vị tướng được ví như thiên tài quân sự  Khu-Ku-Zốp của quân đội Liên Xô, vị tướng thường có mặt trên những chiến trường gai góc và khốc liệt nhất.

Trên đường Lê Trọng Tấn các phương tiện được phép lưu thông theo cả 2 chiều.

Với Đại tướng Lê Trọng Tấn có một điều rất đặc biệt khi ông chính là người đã hai lần cầm quân đánh vào sở chỉ huy đầu não của địch. Năm 1954, khi còn làm Đại Đoàn trưởng Sư đoàn 312 từ cánh quân phía Đông, ông cho quân đánh thẳng vào sở chỉ huy Pháp ở Mường Thanh, bắt sống tướng Đờ- Các. Để rồi 21 năm sau, trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975, cũng vẫn là cánh quân phía Đông do ông chỉ huy đã thần tốc đánh thẳng vào Dinh Độc Lập, buộc tổng thống Ngụy quyền phải đầu hàng không điều kiện.

Biết bao mơ ước về một ngày hòa bình trọn vẹn, về một đất nước thống  nhất hoàn toàn được mở ra từ đây.

Ngày nay, trên con đường Lê Trọng Tấn tại Hà Nội cũng có rất nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quân đội hoạt động. Con đường Lê Trọng Tấn như vẫn mang đậm “chất lính” với một bên là Bảo tàng Phòng không – không quân và một bên là các trụ sở, ngân hàng, xí nghiệp, tổng công ty quân đội của các Binh đoàn.

Con phố có lúc ồn ào với tấp nập đoàn xe đi qua, nhưng cũng có lúc vắng lặng với bóng cây xen lẫn những tia nắng chói chang. Những lúc như vậy, dễ làm cho mọi người qua đây “ấn tượng” nhiều hơn tới những chiếc “tàu bay” sau bức tường sát phố. Cảm giác ‘trận mạc” lại vương vấn trên cả con đường mang tên vị tướng trận mạc.

Hai trận quyết chiến - chiến lược lịch sử ấy đã kết thúc cuộc chiến tranh trường kỳ giải phóng dân tộc của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên trong hòa bình thống nhất đất nước, trong độc lập tự do. 40 năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, ước mơ được sống trong yên vui của người dân cũng đã thành hiện thực. Tuy vậy, bóng dáng của lịch sử vẫn sẽ mãi còn trên những con phố được mang tên những vị anh hùng ấy, để từ những chiến công, thông điệp hòa bình sẽ tiếp tục được gửi tới các thế hệ mai sau.

Những thông tin hữu ích, giúp quý vị lưu thông thuận lợi trên đường Lê Trọng Tấn

Đường Lê Trọng Tấn dài khoảng 2km, rộng từ 6 – 8m, nối liền từ đường Trường Chinh tới đường Sông Lừ, hướng ra đường Giải Phóng.

Trên đường Lê Trọng Tấn các phương tiện được phép lưu thông theo cả 2 chiều.

Đường Lê Trọng Tấn có biển cấm đỗ xe từ 6h – 9h và từ 16h – 19h hàng ngày./.

Nhắc đến Đại tướng Lê Trọng Tấn, người ta thường gọi ông là thiên tài quân sự, là dũng tướng trong các cuộc kháng chiến. Bài viết dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tiểu sử của vị đại tướng xuất sắc Lê Trọng Tấn.

Tiểu sử đại tướng Lê Trọng Tấn

Lê Trọng Tấn là một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Ông là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong: 70 tuổi 352 ngày; và cũng là vị Đại tướng giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất: 1 năm, 343 ngày.

Ông tên thật là Lê Trọng Tố, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1914, tại làng Yên Nghĩa, thôn An Định [cũ], xã Nghĩa Lộ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông [nay thuộc Hà Nội].

Lê Trọng Tấn tham gia Việt Minh từ năm 1944 và là ủy viên quân sự Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông từ tháng 8 năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đại tướng Lê Trọng Tấn

Tìm hiểu thêm: Đại tướng trẻ nhất Việt Nam

Sự nghiệp hoạt động cách mạng của ông

Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ năm 1946, ông tham gia công tác quân sự. Từ 1945 đến 1950, là trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng các trung đoàn: Sơn La, Sơn Tây, quyền khu trưởng Khu XIV, khu phó Liên khu X. Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập các đại đoàn chủ lực, ông trở thành Đại đoàn trưởng đầu tiên của đại đoàn 312-đại đoàn Chiến thắng [nay là Sư đoàn] ở tuổi 36. Trong trận Điện Biên Phủ, đại đoàn 312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở màn vào cao điểm Him Lam [13 tháng 3 năm 1954] và kết thúc chiến dịch vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, bắt sống tướng Christian de Castries và ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm.

Từ tháng 12 năm 1954 đến năm 1960 ông là Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân. Năm 1959, ông được phong hàm Đại tá. Từ tháng 3 năm 1961 đến năm 1962 là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trải qua nhiều chức vụ khác nhau, từ tháng 6 năm 1978 đến năm 1986 ông là Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 2 năm 1979 ông chỉ huy các lực lượng vũ trang trong chiến tranh biên giới Tây Nam và đánh quân Khmer Đỏ của Pol Pot ở Campuchia.

Từ năm 1980 đến năm 1986 ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Như câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thương nhau, mấy núi cũng trèo/Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/Việt-Lào hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà/Cửu Long. Quân đội và Nhân dân các Bộ tộc Lào anh em mãi mãi ghi sâu công lao to lớn của tướng Lê Trọng Tấn. Ông đã có mặt ở hầu hết các chiến trường nóng bỏng và đã chỉ huy hàng trăm trận đánh trong hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Dấu ấn hai mốc son lịch sử của ông năm 1954 là Đại đoàn trường 312 chỉ huy tham gia chiến dịch Điện Biên lịch sử, đánh phía Đông và Mường Thanh, bắt sống tướng Đờ Cát.

Địa tướng Võ Nguyên Giáp và Lê Trọng Tấn

  Xem thêm: Chiến tranh thế giới thứ 3 và những điều tiên tri

Năm 1975, ông là Tư lệnh, chỉ huy các binh đoàn đánh phía Đông và Dinh Độc Lập, cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn, bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh buộc chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện. Hai trận đánh, hai mốc son lịch sử, đã kết thúc hai cuộc chiến tranh với quân đội viễn chinh Pháp, đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Mở ra kỷ nguyên mới, hòa bình thống nhất độc lập và tự do của dân tộc. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Hai trận đánh, xứng đáng hai lần anh hùng”

Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên 1972… Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán, “trí-dũng-nhân-chính-liêm-trung”

Vinh danh đại tướng Lê Trọng Tấn

Lê Trọng Tấn, người chỉ huy kiệt xuất của Đại đoàn quyết thắng 312. Vinh dự cho ông được hai lần nhận Huân chương Hồ Chí Minh do tài năng đức độ, kinh nghiệm và sự đúc kết thực tiễn. Ông được giao nhiệm vụ là Hiệu trưởng Trường sĩ quan Lục quân; Giám đốc Học viện Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội. Ông là biểu tượng của 6 nội dung Bác Hồ dạy: Chí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung. Năm 1986, Đại tướng Lê Trọng Tấn qua đời; nhà tưởng niệm ông đặt tại thôn Nghĩa Lộ, Phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Hà Nội có con đường mang tên Lê Trọng Tấn – danh nhân lịch sử  Việt Nam – Một nhân cách lớn – một nhà khoa học quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Video liên quan

Chủ Đề