Trình bay thành phần của quan hệ pháp luật cho ví dụ

Mục lục bài viết

  • 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
  • 2. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự
  • 2.1 Về tài sản
  • 2.2 Về hành vi và các dịch vụ
  • 2.3 Về kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo
  • 2.4 Về các giá trị nhân thân
  • 2.5 Về quyền sử dụng đất
  • 3. Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự hiện nay:
  • 3.1 Về quyền dân sự
  • 3.2 Về nghĩa vụ dân sự

1. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những “người” tham gia vào các quan hệ đó. Phạm vi “người” tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: cá nhân, (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân.

Đe tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các chủ thể phải có đủ tư cách chủ thể. Cho nên, có loại quan hệ chủ thể là công dân như công dân có quyền để lại di sản thừa kế còn các tổ chức chỉ được hưởng thừa kế theo di chúc; có loại chủ thể chỉ được tham gia vào loại quan hệ nhất định như hộ gia đình được tham gia trong các quan hệ sử dụng đất, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hay Nhà nước là chủ sở hữu (thực hiện quyền của chủ sở hữu) đối với các tài nguyên thiên nhiên và đất đai... Trong phần lớn các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể tham gia là công dân, pháp nhân như các quan hệ vê quyền sở hữu, nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại...

Trong quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể quyền luôn luôn được xác định, chủ thể nghĩa vụ có thể là một “hgười” cụ thể, cũng có thể là tất cả những người còn lại.

2. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự

Khách thể của quan hệ pháp luật là một phạm trù pháp lí, là bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật. Đó là những cái mà các chủ thể của quan hệ pháp luật hướng tới, tác động vào. Nói cách khác đó là những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần mà pháp luật bảo vệ cho các chủ thể ttong quan hệ pháp luật. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự có thể là bộ phận của thế giới vật chất, cũng có thể là những giá trị tinh thần. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự được chia thành 5 nhóm sau:

2.1 Về tài sản

Theo quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015, tài sản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Vật với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, là bộ phận của thế giới vật chất có thể đắp ứng được nhu cầu nào đó của con người nhưng không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật với tư cách là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Có những bộ phận của thể giới vật chất ở dạng này không được coi là vật nhưng ở dạng khác lại được coi là vật, ví dụ: không khí trong tự nhiên, nước sông, nước biển... nếu được đóng vào chai, bình thì có thể được coi là vật với tư cách là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Khái niệm vật ở đây có thể được mở rộng do sự phát triển của khoa học công nghệ như chất thải nếu được dùng lại...

Tiền là loại tài sản đặc biệt có giá tri trao đổi với các loại hàng hoá khác. Tiền do Nhà nước ban hành, giá trị của tiền được xác định bằng mệnh giá ghi trên đồng tiền đó. Những đồng tiền có giá trị lưu hành mới được coi là tiền.

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại

Giấy tờ có giá là loại tài sản đặc biệt do Nhà nước hoặc các tổ chức phát hành theo trình tự nhất định. Có nhiều loại giấy tờ có giá khác nhau với những quy chế phẩp lí khác nhau như: công trái, trái phiếu, kì phiếu, cổ phiếu, séc... Giấy tờ có giá là hàng hoá trong một thị trường đặc biệt - thị trường chứng khoán.

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác (Điều 115 BLDS năm 2015).

Cần phân biệt vật với hàng hoá. Khái niệm hàng hoá được đề cập trong chính trị - kinh tế học được hiểu là sản phẩm do con người tạo ra để trao đổi, nó có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hoá được xác định bằng lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất hàng hoá đó. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên được coi là vật nhưng không phải là hàng hoá. Mọi hàng hoá đều là vật nhưng không phải mọi yật là hàng hoá.

Vật và tài sản cũng không đồng nghĩa với nhau. Tài sản có thể là một vật, có thể là tập hợp các vật - khối tài sản. Tài sản còn gồm cả các quyền và nghĩa vụ tài sản như quyền đòi nợ, nghĩa vụ trả nợ...

2.2 Về hành vi và các dịch vụ

Nếu coi khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là cái mà xử sự của các chủ thể hướng tới, tác động vào thì hành vi của các chủ thể trong quẩn hệ nghĩa vụ là khách thể của quan hệ nghĩa vụ. Đó là cáỉ mà quyền cũng như nghĩa vụ của các chủ thể hướng tới đầu tiên, trực tiếp, đó là xử sự của các chủ thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động tuỳ theo các quan hệ pháp luật cụ thể.

Có những hành vi mà kết quả của nó được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể. Trong trường hợp này, muôn xem xét hành vi có thực hiện đúng hay không phải căn cứ vào kết quả của việc thực hiện hành vi đó và như vậy hành vi này được vật chất hoá. Vì vậy, có quan điểm cho rằng kết quả của hành vi là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Điều này không thể giải thích được trong các quan hệ dân sự mà hành vi không được vật chất hoá như tư vấn pháp luật với hành vi tư vấn... Trong các trường hợp như vậy, căn cứ đánh giá chỉ có thể là hành vi của người phải thực hiện hành vi mà thôi. Trong trường hợp hành vi được thể hiện bằng không hành động thì bản thân “sự không hành động” đó cũng đủ cấu thành khách thể của quan hệ pháp luật dân sự.

Hiện nay, trong khoa học pháp lí chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm dịch vụ nhưng thuật ngữ “dịch vụ” đã được sử dụng thực tế ttong khoa học pháp lí và khoa học kinh tế. Có thể nói rằng dịch vụ là một hoặc nhiều công việc mà kết quả của nó có thể vật chất hoá nhưng nó không tạo ra vật mới mà nó được thể hiện bằng công việc đã thực hiện xong như sửa chữa tài sản... hoặc không được vật chất hoá, như dịch vụ tư vấn pháp lí, gửi giữ, vận tải... Dịch vụ không trực tiếp tạo ra vật chất nhưng tạo tiền đề cho quá trình sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho các chủ thể và xã hội. Tỉ lệ giá trị dịch vụ trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng theo đà tăng trưởng của nền kinh tế.

2.3 Về kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo

Con người không chỉ tạo ra của cải vật chất để thoả mãn các nhu cầu của mình mà còn tạo ra các giá trị tinh thần, các sản phẩm trí tuệ để phục vụ nhu cầu tinh thần cũng như phục vụ cho quá trình sản xuất vật chất. Khoa học, kĩ thuật và công nghệ là thành tố của lực lượng sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và là động lực quan trọng của sản xuất xã hội. Lao động sáng tạo là lao động đặc biệt và kết quả của quá trình sáng tạo này là những “sản phẩm trí tuệ”, là khách thể trong các quan hệ về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Sản phẩm trí tuệ được thể hiện dưới dạng:

>> Xem thêm: Quan hệ pháp luật là gì ? Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự ?

- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.. Đây là những hình thức biểu hiện kết quả của quá trình sáng tạo và chúng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như viết, nói hay bằng các phương tiện lã thuật...

- Các đối tượng của sở hữu công nghiệp là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp... Những đổi tượng này chỉ được bào vệ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận chúng là đối tượng của sở hữu công nghiệp.

2.4 Về các giá trị nhân thân

Các giá trị nhân thân là khách thể trong các quyền nhân

thân của công dân, tổ chức. Bảo vệ quyền nhân thân là một trong nhũng nguyên tắc được ghi nhận trong BLDS. Các quyền nhân thân của cá nhân được Nhà nước bảo hộ ngày càng mở rộng do sự phát triển của xã hội. Quyền nhân thân như là một bộ phận cấu thành của quyền con người như danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên gọi, quốc tịch, hình ảnh, bí mật đời tư... (từ Điều 24 đến Điều 51 BLDS năm 2005). về nguyên tắc chung, các quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thể dịch chuyển được trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2.5 Về quyền sử dụng đất

Đây là một loại tài sản đặc biệt của Nhà nước. Trong khi pháp luật quy định: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản ir thì quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, để lại thừa kế... và Nhà nước công nhận các quyền của người sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được pháp luật quy định là một quyền dân sự và có thể được chuyển giao trong lưu thông dân sự, kinh tế. Pháp luật đất đai quy định người sử dụng đất có quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, cho thuê lại, góp vốn, thế chấp, thừa kề quyền sử dụng đất. Vì vậy, quyền sử dụng đất là đối tượng ttong các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và là di sản ttong việc thừa kế quyền sừ dụng đất.

3. Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự hiện nay:

Mọi quan hệ pháp luật đều là mối liên hệ pháp lí giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó, được thể hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Vì vậy, nội dung cùa quan hệ pháp luật dân sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ đó. Quyền của một bên tương ứng với nghĩa vụ của bên kia tạo thành mối liên hệ biện; chứng, mâu thuẫn và thống nhất trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể. Không có quyền của một bên thì cũng không có nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Trong những quan hệ đơn giản, có thể dễ dàng xác định trong đó một bên chỉ có quyền và một bên chỉ có nghĩa vụ (người cho vay và người vay tài sản...). Nhưng thông thường, các quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ phức tạp, trong đó các bên có quyền đồng thời có nghĩa vụ với nhau (trong quan hệ mua bán, cho thuê tài sản...).

3.1 Về quyền dân sự

>> Xem thêm: Bộ luật dân sự năm 2015

Theo quy định của pháp luật, quyền dân sự là cách xử sự được phép của người có quyền năng.

Quyền dân sự của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự cụ thể khác nhau thì có nội dung khác nhau (những xử sự khác nhau phù hợp với nội dung của quan hệ đó). Chủ thể quyền ữong các quan hệ dân sự có thể thực hiện những hành vi khác nhau phù hợp với nội dung, mục đích của quyền năng đó như chủ sở hữu có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trong khuôn khổ pháp luật quy định... Thông qua hành vi của mình thoả mãn quyền của mình hoặc quyền yêu cầu người khác (người có nghĩa vụ) thực hiện các hành vi nhất định (trả tiền, chuyển giao tài sản, làm hoặc không làm một việc...). Chủ sở hữu có thể thực hiện quyền của mình thông qua hành vi của người khác (uỷ quyền).

Khi quyền dân sự bị vi phạm, chủ thể quyền có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ mà pháp luật cho phép (tự bảo vệ, các biện pháp tác động...) họặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền dân sự của mình khi quyền đó bị xâm hại.

Trong khoa học pháp lí tồn tại khái niệm quyền chủ quán và quyền khách quan. Quyền khách quan là quyền đẵn sự được pháp luật quy định cho các chủ thể, là nội dung năng iực pháp luật của chủ thể (khả năng có thể có của chủ thể). Quyền chủ quan là quyền dân sự của chủ thể trong một quan hệ dân sự cụ thể đã được xác lập. Quyền chủ quan phải phù hợp với quyền khách quan mà pháp luật đã quy định.

3.2 Về nghĩa vụ dân sự

Là cách xử sự bắt buộc của người có nghĩa vụ. Cách xử sự của các chủ thể cũng rất khác nhau tuỳ theo từng quan hệ dân sự cụ thể. Trong các quy phạm pháp luật dân sự, các quy phạm tuỳ nghi cho phép các chủ thể lựa chọn cách thực hiện khi tham gia vào quan hệ dân sự phát huy quyền tự định đoạt của mình. Các quy phạm mệnh lệnh dưới dạng “cấm không được làm” hoặc “phải làm” có một ý nghĩa đặc biệt. Từ các quy phạm này, phát sinh nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự. Những nghĩa vụ dạng này do pháp luật quy định cho tất cả các bên tham gia vào quan hệ dân sự không chỉ có ý nghĩa đối với các bên tham gia mà đó còn là nghĩa vụ của các chủ thể và có ý nghĩa đối với Nhà nước, đối với xã hội.

Thông thường, trong các quan hệ dân sự, nghĩa vụ của một chủ thể tương ứng với quyền của chủ thể khác - những chủ thể xác định. Người có nghĩa vụ có thể phải thực hiện những hành vi tích cực dưới dạng hành động (như ttả tiền, giao vật trong mua bán; thực hiện công việc trong dịch vụ, gia công...). Trong một số trường hợp, nội dung của quan hệ pháp luật quy định người có nghĩa vụ có thể lựa chọn cách thức xử sự có lợi nhất cho họ (Ví dụ: để bồi thường thiệt hại do hành vi gây thiệt hại gây ra, người có nghĩa vụ có thể bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật hay sửa chữa đồ vật bị hư hỏng). Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ một cách tự nguyện sẽ bị “buộc” phải thực hiện đúng nghĩa vụ đó. Ngoài ra, nếu do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

4. Phân loại quan hệ pháp luật dân sự là gì ?

Các quan hệ pháp luật dân sự rất phong phú, đa dạng về chủ thể, khách thể, nội dung, cách thức phát sinh... Việc phân loại các quan hệ pháp luật dân sự không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tế để hiểu đúng quan hệ giữa các bên và áp dụng đúng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra. Có nhiều cách phân loại khác nhau, mỗi cách phân loại đều được dựa vào những căn cứ cụ thể và có ý nghĩa thực tiễn nhất định.

- Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

>> Xem thêm: Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì ? Quy định về chủ thể của quan hệ pháp luật

Căn cứ vào nhóm quan hệ mà pháp luật dân sự điều chỉnh, quan hệ pháp luật dân sự được phân thành quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

+ Quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng hay thừa kế tài sản...).

+ Quan hệ nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể và về nguyên tắc không thể dịch chuyên cho chủ thể khác (quyền đứng tên tác giả các tác phẩm văn học, khoa học, tác phẩm nghệ thuật, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín...).

Việc phân định các quan hệ pháp luật dân sự theo nhóm quan hệ mà luật dân sự diều chỉnh có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ví dụ: Nếu vi phạm các nghĩa vụ về tài sản sẽ áp dụng các chể tài mang tính chất tài sản, ngược lại, nếu vi phạm các quan hệ về nhân thân sẽ áp dụng các biện pháp khác nhằm hôi phục lại tình trạng ban đầu (công nhận quyền tác giả, công khai xin lỗi, cải chính...).

- Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối, tương đổi

Căn cử vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ, quan hệ pháp luật dân sự được phân chia thành quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân sự tương đổi.

+ Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối là những quan hệ pháp luật trong đó chủ thể quyền được xác định, tất cà các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ. Nghĩa vụ của họ đựợc thể hiện dưới dạng không hành động (không thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyền lợi của chủ thể có quyền). Quan hệ tuyệt đối có thể là quyền sở hữu, quyền tác giả đối với tài sản trí tuệ... Trong những quan hệ này, chủ sở hữu, tác giạ là người có quyền, những chủ thể khác là chủ thể nghĩa vụ. Họ có nghĩa vụ tôn trọng chủ sở hữu thực hiện quyền sờ hữu cùa mình, không xâm phạm đến quyền tác giả. Các loại quyền tuyệt đối thường được pháp luật ghi nhận mà không được tạo bởi sự thoả thuận của các bên.

Việc xác định này có ý nghĩa trọng việc bào vệ quyền cho người co quyền. Bất cứ hành vỉ nào xâm phạm đến các quyền năng của chủ thể quyền đều coi là vi phạm quyền bảo vệ tuyệt đối.

+ Quan hệ pháp luật dân sự tượng đối là những quan hệ pháp luật trong đó ứng với chủ thể quyền xác định là những chủ thể mang nghĩa vụ cũng được xác định (trong các quan hệ nghĩa yụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại...).

- Quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền

>> Xem thêm: Luật dân sự là gì ? Phân tích đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật dân sự ?

Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền để thoả mãn yêu cầu của mình, vào sự tác động của chủ thể, vào hành vi thực hiện, quan hệ dân sự được phân chia thành quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền.

+ Quan hệ vật quyền liên quan đến một vật nhất định. Chủ thể quyền có thể thoả mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chính mình, không phụ thuộc vào hành vi của người khác (sở hữu, chiếm hữu, sử dụng tài sản...).

+ Quan hệ ttái quyền là những quan hệ dân sự frong đó chủ thể có quyền thực hiện quyền để thoả mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụ thuộc vào ý chí của người khác. Người có quyền có thể “yêu cầu” người có nghĩa vụ thực hiện những hành vi là khách thể của quan hệ nghĩa vụ; trống trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ.