Trẻ sơ sinh nằm máy lạnh bị khò khè

Hỏi - 10/06/2013
Bác sĩ cho em hỏi trẻ sơ sinh nằm phòng máy lạnh ở nhiệt độ 30 được không ? Có bị ảnh hưởng đến phổi hay đường hô hấp không bác sĩ ? Bé bị khò khè đàm là do nằm máy lạnh hả bác sĩ?

Trả lời
Chào bạn,Bé sơ sinh đủ tháng có thể nằm phòng máy lạnh ở nhiệt độ từ 27-29 độ C. Để bé không bị nhiễm lạnh, bạn không để bé nằm ngay dưới luồng gió của máy lạnh, không thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Nghĩa là không bế bé từ ngoài nơi nóng bước vào phòng đã mở máy lạnh sẵn hoặc bước từ phòng máy lạnh bước đột ngột ra ngoài nơi nóng. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh máy lạnh định kỳ để tránh bụi và nấm mốc đóng trong máy, mở cửa phòng để ánh nắng vào khi không sử dụng phòng để không khí trong phòng được sạch sẽ. Trong phòng máy lạnh thì hạn chế không để nhiều đồ đạc vì dễ bám bụi, tạo nấm mốc làm dị ứng và viêm nhiễm đường hô hấp. Thân mến

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và luôn khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang, lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và phải xử trí bệnh như thế nào, trong trường hợp nào thì đưa con đi khám,… Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những trường hợp dưới 6 tháng tuổi, thở khò khè không có nước mũi là khi bé thở có phát ra những tiếng khò khè, hoặc những âm thanh nghe không bình thường nhưng lại không có nước mũi chảy ra. Để nghe được rõ hơn, mẹ có thể áp tai vào gần cánh mũi hoặc áp tai vào gần miệng của trẻ.

Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi

Hiện tượng thở khò khè có thể dễ phát hiện hơn khi bé ngủ. Tiếng thở của bé có thể không đều và rất giống với tiếng ngáy nhẹ. Đối với một số trường hợp khó phát hiện hơn, bác sĩ có thể phải sử dụng ống nghe để nhận biết rõ tình trạng này của trẻ.

2. Những nguyên nhân khiến bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Thở khò khè nhưng không có nước mũi do nhiều nguyên nhân gây ra và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

- Do chứng ngạt mũi sơ sinh: Trên thực tế nhiều trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi dễ gặp phải tình trạng này. Nếu bé chỉ ngạt mũi mà không kèm theo hiện tượng sốt thì bạn không cần quá lo lắng, hãy vệ sinh mũi cho bé để đường hô hấp được thông thoáng.

- Viêm phổi, viêm phế quản: Những trường hợp này, đường hô hấp của bé bị nhiễm trùng khiến cho tiêu phế quản hay các mô phổi bị tổn thương. Những trường hợp viêm có thể gây ra hiện tượng dịch nhầy, có mủ khiến bé thở khò khè, thậm chí là tình trạng suy hô hấp khá nguy hiểm.

Vệ sinh mũi cho bé để đường hô hấp được thông thoáng

- Hen suyễn: Trẻ nhỏ rất dễ nhạy cảm với một số yếu tố gây kích thích như khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa,… do hệ hô hấp của trẻ còn yếu và chưa được hoàn thiện. Những trẻ hay tiếp xúc với những yếu tố kích thích kể trên có nguy cơ cao đối mặt với chứng hen suyễn và biểu hiện là những cơn khó thở, thở khò khè.

- Trào ngược dạ dày, thực quản: Khi cho trẻ ăn, mẹ cũng cần hết sức lưu ý. Khi trẻ vừa ăn xong không nên đặt trẻ nằm xuống, không nên cho trẻ ăn quá nhiều, đặc biệt là về buổi tối. Những thói quen cho con ăn của các mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày, thực quản ở trẻ. Lượng thức ăn khi trẻ bị tràn lên phổi chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè.

- Cảm lạnh: Dù là mùa đông hay mùa hè, trẻ cũng có thể phải đối mặt với tình trạng cảm lạnh. Khi bé đổ quá nhiều mồ hôi, mồ hôi có thể thấm ngược lại gây cảm lạnh. Hoặc một số trường hợp trẻ nhỏ nằm dưới nhiệt độ điều hòa thấp cũng dễ gây cảm lạnh. Lúc này bé có thể xuất hiện tình trạng thở khò khè cùng với một số triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ hay ho.

- Cúm: Khi bị cúm, bé có biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi và có thể kèm theo biểu hiện thở khò khè.

- Trong mũi có dị vật: Khi chơi đồ chơi, trẻ có thể vô tình để dị vật lọt vào trong mũi khiến mũi trẻ bị đau, chảy máu hoặc có hiện tượng nghẹt mũi. Để hạn chế dị vật lọt vào mũi trẻ, bố mẹ không nên cho trẻ cầm những đồ vật quá nhỏ và nên quan sát cẩn thận khi con vui chơi.

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh có liên quan đến đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Chuyên gia khuyên rằng, khi bé thở khò khè nhưng không có nước mũi, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần liên tục quan sát và đưa con đến thăm khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.

3. Phải làm sao khi bé thở khò khè mà không có nước mũi

Những trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi bị thở khò khè, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để cải thiện tình trạng này cho trẻ:

Cho trẻ bú nhiều bữa trong ngày: Việc cho bé bú sữa nhiều hơn và chia thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp bé tránh được tình trạng mất nước, khô miệng. Hơn nữa việc cho con bú nhiều lần cũng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh

Lưu ý vệ sinh mũi cho trẻ: Việc vệ sinh mũi cho trẻ là rất quan trọng để đường hô hấp của trẻ luôn được thông thoáng. Mẹ có thể lựa chọn rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý với nồng độ an toàn, giúp kháng khuẩn hiệu quả hơn.

Hút dịch nhầy trong mũi cho trẻ: Trong trường hợp bé có dịch nhầy thì nên được hút sạch để đường thở của bé thông thoáng trở lại. Bố mẹ lưu ý cần vệ sinh dịch nhầy bằng những dụng cụ phù hợp và được đảm bảo tiệt trùng.

Day nhẹ cánh mũi của trẻ: Để khắc phục tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day nhẹ cánh mũi của bé. Hành động này có thể giúp bé làm tan dịch nhầy một cách dễ dàng hơn, từ đó đường thở của trẻ sẽ trở nên thông thoáng và không còn triệu chứng thở khò khè.

Nên đưa trẻ đi khám sớm nếu kèm theo nhiều triệu chứng bất thường

Lưu ý: Mẹ nên giữ ấm vùng mũi, cổ, ngực, cho trẻ, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa hay khi trời lạnh mùa đông. Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà không thấy hiệu quả, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm, nhất là khi trẻ có thêm một số triệu chứng sau:

- Toàn thân tím tái, thở khò khè.

- Tình trạng thở khò khè nhưng không có nước mũi xảy ra quá lâu, khoảng 2 - 3 tuần.

- Trẻ bị hen suyễn, tiểu phế quản có dị tật bẩm sinh bị thở khò khè.

- Trẻ thở khò khè kèm theo tình trạng sốt cao, nôn trớ.

- Trẻ thở khò khè và phải gắng sức khi thở.

- Trẻ thở khò khè kèm theo mệt mỏi, thở nhanh, bỏ bú.

Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, mẹ hãy gọi đến số đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí.

Các mẹ đều cảm thấy lo lắng khi thường xuyên nghe thấy tiếng bé yêu thở khò khè. Khác với tiếng khụt khịt, thở khò khè là một dấu hiệu không bình thường ở trẻ. Vậy trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không? Các mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé.

1. Như thế nào được gọi là thở khò khè?

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới [từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ]. Tiếng khò khè được miêu tả như tiếng rít hay âm thành khò khè khi không khí bị cản trở khi di chuyển trong đường hô hấp. Âm thanh này thường nghe rõ khi áp tai vào miệng hoặc ngực của bé, trong nhiều trường hợp, tiếng khò khè có thể nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh, gắng sức.

Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt tiếng khò khè và tiếng khụt khịt khi trẻ thở. Tiếng khụt khịt là do tắc đường hô hấp trên [mũi], rất thường gặp và cũng ít khi nguy hiểm, chỉ cần vệ sinh khơi thông mũi là trẻ đã có thể thở êm trở lại. Tuy nhiên, thở khò khè chỉ xảy ra khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới, bao gồm khí quản, phế quản, phế nang và buồng phổi, rất ít gặp nhưng lại cần được chú ý. Trẻ sơ sinh thở khò khè có thể báo hiệu một bệnh lý nào đó. Theo thống kê, chứng khò khè thường gặp ở trẻ dưới 2 - 3 tuổi, bởi ở lứa tuổi này phế quản có kích thước nhỏ, dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và đặc biệt tắc nghẽn khi bị viêm nhiễm.

Thở khò khè là một dấu hiệu ít gặp nhưng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Trẻ bú mẹ thường có triệu chứng thở khò khè, đặc biệt là khi ngủ. So với người lớn thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ mắc chứng thở khò khè hơn. Nguyên nhân là do phế quản của trẻ còn nhỏ, dễ bị tắc nghẽn, co thắt, phù nề và tăng tiết dịch nếu gặp các tác nhân truyền nhiễm. Các mẹ cần phân biệt rõ ràng giữa tiếng thở khò khè và những âm thanh ồn ào phát ra khi bé thở.

2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thở khò khè có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể điểm lại một số nguyên nhân nổi bật gây nên tình trạng thở khò khè ở trẻ:

Thở khò khè do hen suyễn:

  • Thở khò khè là một dấu hiệu rất hay gặp ở trẻ bị hen suyễn. Khi trẻ bị hen suyễn, niêm mạc đường hô hấp nhạy cảm với các kích thích gây viêm, kích ứng niêm mạc khiến trẻ khó thở, khò khè, ho, tức ngực.

  • Trẻ sơ sinh thở khò khè thường nặng hơn vào ban đêm khi ngủ, khi thời tiết thay đổi hoặc xuất hiện các tác nhân kích ứng như khói thuốc lá, khói bụi,…

Thở khò khè do dị ứng:

Khi cơ thể trẻ bị dị ứng bởi một chất nào đó trong không khí, cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng dị ứng làm co đường thở. Điều này sẽ tạo nên một đường dẫn khí nhỏ, hẹp hơn dẫn đến phát ra tiếng khò khè, tiếng rít khi trẻ thở.

Thở khò khè liên quan đến bệnh trào ngược thực quản:

  • Trào ngược thực quản là tình trạng axit và các dịch dạ dày trào lên thực quản, một lượng ít có thể tràn qua khí quản vào phổi.

  • Các axit và dịch dạ dày là nguyên nhân gây tắc nghẽn, kích ứng và sưng viêm đường hô hấp dưới. Điều này làm thu hẹp đường dẫn khí khiến trẻ thở khò khè.

  • Có thể hạn chế nguyên nhân này bằng cách: cho bé ngồi thẳng lưng khi ăn và sau ăn 30 phút, hạn chế cho ăn ở tư thế nằm và không nên cho trẻ ăn nhiều vào đêm khuya.

Nên cho trẻ ngồi thẳng lưng khi ăn và sau ăn 30 phút để tránh trào ngược thực quản

Thở khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp:

  • Trẻ có thể bị thở khò khò khè nếu gặp phải các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Tình trạng này có thể điều trị tại nhà nhưng cần chú ý nếu có biểu hiện nặng.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phổi thường gây chứng thở khò khè nặng ở trẻ.

  • Các nhiễm trùng đường hô hấp trên [cảm lạnh] thường gây ra tiếng ồn khi thở, rất ít khi gây ra tiếng khò khè.

3. Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thở khò khè thường kèm theo dấu hiệu thở dốc, thở không đều lúc nhanh lúc chậm, khàn tiếng, thở rít,… Thở khò khè thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng thở khò khè giống nhau. Có một số tiếng thở là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh lý đường hô hấp. Các mẹ cần để ý đến tiếng thở của bé để có thể phát hiện những âm thanh bất thường khi bé thở và đưa đến bác sĩ kịp thời.

Thở khò khè ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của các trường hợp sau đây:

  • Trẻ bị hen suyễn: Thông thường hen suyễn là nguyên nhân chủ yếu gây nên tiếng thở khò khè ở trẻ. Bạn có thể nghe thấy âm thanh rít, ran khi trẻ thở, đặc biệt là khi ngủ.

  • Trẻ bị các khối u tại khí quản, phế quản, phổi: các khối u làm hẹp đường hô hấp dẫn đến trẻ thở khò khè. Vì thế đây cũng là một dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc khối u đường hô hấp.

  • Trẻ bị dị vật đường hô hấp: Khi trẻ bị hóc các dị vật nhỏ không gây tắc nghẽn đường thở thì có thể gây ra chứng thở khò khè.

  • Bệnh tim bẩm sinh: bệnh tim bẩm sinh có thể gây khó thở, thở khò khè, da tím tái, nhợt nhạt.

  • Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: viêm thanh quản, khí quản, phế quản thường gây phù nề, chèn ép đường thở. Trẻ bị những bệnh này thường gặp phải chứng thở khò khè.

4. Những điều cần làm khi trẻ sơ sinh thở khò khè

Thở khò khè thường ít gặp nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn với tiếng thở khụt khịt khi trẻ bị tắc mũi. Bố mẹ cần để ý và theo dõi tiếng thở của trẻ để sớm phát hiện con mình có bị thở khò khè hay không. Nếu nghe thấy tiếng thở của bé khó khăn mà không phân biệt được là thở khò khè hay do tắc mũi, bạn hãy thử vệ sinh mũi sạch sẽ và xem thử tình trạng thở có được cải thiện hay chưa. Nếu chưa, có thể con của bạn đã gặp phải chứng thở khò khè.

Loại bỏ đờm, mũi để xem thử bé thở khò khè hay do tắc mũi

Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè là do những nguyên nhân thông thường như bị dị ứng hay do trào ngược thực quản. Những trường hợp này, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho điều trị tại nhà. Tuy nhiên, không phải trường hợp thở khò khè nào cũng lành tính. Nếu liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm, thở khò khè có thể kèm theo nhiều triệu chứng đáng lưu ý. Bố mẹ cần theo dõi để đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi có dấu hiệu thở khò khè kèm sốt, kém ăn thì cần đưa trẻ gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

  • Ở trẻ lớn tuổi hơn, bố mẹ có thể theo dõi và xử trí trong phạm vi có thể. Nếu trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng như: da tím tái, môi nhợt nhạt, cơ thể lạnh ngắt, vã mồ hôi,… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

  • Cho bé uống nhiều nước, bổ sung vitamin, điện giải nếu bé thở khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp.

Trẻ sơ sinh thở khò khè luôn là nỗi lo của các bậc cha mẹ. Khi trẻ bị thở khò khè, thở dốc kèm theo một số triệu chứng khác như đã nói ở trên, cần đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong điều trị giúp trẻ phục hồi sức khỏe. Nếu có các câu hỏi thắc mắc về sức khỏe của con yêu, các mẹ có thể liên hệ qua hotline của MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề