Top giá mật ong trên thị trường năm 2022

Phó Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hằng cho hay thông tin gần 600 tấn mật ong của Việt Nam bị phía Mỹ từ chối nhập khẩu trong nửa cuối năm 2011 khiến nhiều công ty và người nuôi ong cho rằng Mỹ “cấm vận” với mật ong Việt là không chính xác.

Theo Bộ NN&PTNT, từ tháng 7 đến tháng 11/2011, gần 600 tấn mật ong Việt Nam đã bị cơ quan chức năng phía Hoa Kỳ trả lại do nhiễm thuốc trừ nấm (carbenzamin), mặc dù dư lượng thấp hơn rất nhiều so với quy định của CODEX và EU (là 1mg/kg). Sự việc trên ảnh hưởng rất lớn đến hơn 35.000 người nuôi ong Việt Nam.

Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi các cơ quan hữu quan của Mỹ (như Cục quản lý Dược phẩm, Bộ An ninh, Bộ Y tế) và Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ giải trình về vấn đề dư lượng carbenzamin trong mật ong, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng nước này xem xét giải quyết.

Bộ NN&PTNT cũng sẵn sàng mời đại diện liên quan phía Mỹ sang làm việc, xác minh rõ nguồn gốc xuất xứ và quy trình kiểm soát an toàn chất lượng sản phẩm mật ong xuất vào nước này.

Theo bà Nguyễn Thị Hằng, năm 2011 dù xuất được 27.000 tấn vào thị trường Mỹ nhưng cuối năm 2011, có 600 tấn đã bị phía Mỹ trả lại.  600 tấn bị trả lại cuối năm qua vì phía Mỹ phát hiện trong mật có chứa chất diệt nấm carbenzamin vượt mức cho phép.

Điều này không phải lỗi trực tiếp của người nuôi ong mà do việc phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng như cao su, điều, càphê… Cho nên, người nuôi ong ở gần các rừng cây này thì nguy cơ mật có chứa chất diệt nấm là rất cao (thực tế, số hàng vừa rồi xuất được vào Mỹ chủ yếu là mật từ các khu vực trồng tràm nước, keo).

Nhiều chuyên gia ngành ong mật đã cảnh báo chất carbendazim chính là một rào cản thương mại vào thị trường Mỹ trong năm 2012.

Carbendazim là chất diệt nấm, sử dụng hầu hết trên các cây công nghiệp trồng ở VN như cà phê, cao su, vải, điều... nên rất dễ lẫn vào mật ong trong quá trình ong hút mật từ hoa của các loại cây này.

Hội Nuôi ong khuyến cáo người nuôi ong đưa ong tránh xa các khu vực có cây cao su, càphê và hướng họ phát triển nuôi ở các vùng có rừng chưa bị phun thuốc nhiều.

Công Trí


Với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nhiều người nông dân hiện nay ở những vùng đất khó khăn đang nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế. Bằng sự dám nghĩ, dám làm của mình, họ đã góp phần quan trọng vào quá trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Điển hình trong phong trào ấy là những người nông dân của Hợp tác xã Sản xuất, tiêu thụ Dê và ong mật Hồng Kỳ huyện Yên Thế, họ không chỉ làm giàu cho gia đình nhờ nuôi ong lấy mật mà còn tích cực giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn nhiều hộ gia đình khác kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, qua đó giúp nhau xóa đói giảm nghèo bền vững.

Mật ong hoa rừng Yên Thế được chiết xuất từ những tổ ong sống trong rừng. Với vị ngọt tinh khiết, mang mùi đặc trưng của hoa rừng. Mật ong hoa rừng Yên Thế sánh, sạch, thơm tinh khiết. Sản phẩm chiết xuất tự nhiên, không pha tạp chất hay hóa chất bảo quản, được đóng chai 0,6 lít tiện dụng. Mật ong từ xa xưa đã được cho là một loại thực phẩm quý. Sản phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể như Vitamin B, C, E, K và nhiều khoáng chất thiết yếu, có công dụng kháng khuẩn, giảm đau, giúp vết thương mau lành, chống rối loạn tiêu hóa, giảm mệt mỏi suy nhược cơ thể,... Ngoài ra, mật ong còn là một phương thức làm đẹp hiệu quả và an toàn dành cho phái đẹp. Nhằm hỗ trợ nhân dân phát triển nghề nuôi ong lấy mật, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường các giải pháp hỗ trợ nhân dân nhằm thúc đẩy nghề nuôi ong mật trở thành một nghề mang lại thu nhập thúc đẩy công tác giảm nghèo ở địa phương.

Top giá mật ong trên thị trường năm 2022
Thăm quan gian hàng trưng bày sản phẩm mật ong của Hợp tác xã nuôi ong Hồng Kỳ

Ông Lương Văn Hiến, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Trong những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện đã chú trọng phát triển đàn ong mật nhằm khai thác tốt thế mạnh của địa phương. Theo đó, huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật về nuôi ong; xây dựng các mô hình nuôi những giống ong mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi ong để tạo chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, huyện cũng rất quan tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong Hồng Kỳ, giúp quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho bà con nhân dân”.

Gia đình ông Đỗ Văn Triệu thôn Trại Nhất, xã Hồng Kỳ bắt đầu tập trung nuôi ong từ năm 2008. Được Nhà nước hỗ trợ, tập huấn về kĩ thuật, ban đầu gia đình chỉ đầu tư khoảng gần 4 triệu đồng tiền vốn mua 6 đàn ong giống về nuôi; đến nay đàn ong của gia đình đã tự nhân giống phát triển duy trì trên 120 đàn, có thời điểm cao nhất gia đình anh nuôi tới trên 200 đàn,  mỗi vụ cho thu hoạch trung bình từ 1.200 - 1.500 lít mật ong. Trừ chi phí, gia đình anh có lãi khoảng 140 - 150 triệu đồng/năm. Nhờ nghề nuôi ong mà kinh tế gia đình dần được nâng lên. Đặc biệt với quy trình nuôi ong hoàn toàn từ hoa rừng tự nhiên nên chất lượng mật ong của gia đình anh Triệu được đảm bảo sạch, an toàn, được người tiêu dùng ưa chuộng tìm mua. Vì thế, lượng mật ong cung cấp cho thị trường luôn không đủ nhu cầu.

Top giá mật ong trên thị trường năm 2022
Lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện cùng Lãnh đạo xã Hồng Kỳ thăm quan mô hình nuôi ong của gia đình ông Đỗ Quốc Triệu, thôn Trại Nhất

Ông Đỗ Văn Triệu, Thôn Trại Nhất, xã Hồng Kỳ chia sẻ: “Nuôi ong không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, ít rủi ro nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, rất phù hợp với điều kiện của địa phương do có nhiều loại hoa nở rải ở các mùa, thuận lợi cho ong lấy mật. Với những người mới tập nuôi, ban đầu chỉ cần đầu tư 2-3 đàn, sau đó tăng dần. Nếu quản lý và chăm sóc tốt thì 1 đàn có thể nhân lên thành 3 đàn. Đặc biệt, tham gia Hợp tác xã nuôi ong Hồng Kỳ, các thành viên sẽ được hỗ trợ kinh nghiệm, hướng dẫn cách nuôi theo cách “cầm tay chỉ việc”, vì vậy hiệu quả nuôi ong sẽ cao hơn”.

Theo tìm hiểu được biết, nuôi ong được xem là một nghề đòi hỏi sự khéo léo, dày công chăm sóc, nhưng cũng không phải là quá khó khăn nếu người làm nghề thực sự ham thích học hỏi và cần nhất là sự cần mẫn như chính loài ong. Không chỉ am hiểu đặc tính của loài ong, người nuôi ong cũng cần phải có sự am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào,... Trong quy trình kỹ thuật nuôi ong, hai vấn đề cần đặc biệt quan tâm là chọn giống ong và kỹ thuật chăm sóc, phòng chữa các loại bệnh cho ong. Việc chọn giống ong ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mật: giống tốt, con chúa đẻ khỏe thì cho năng suất mật cao và ngược lại. Người tạo giống phải có kỹ năng chọn những đàn ong có các đặc tính mong muốn như: đặc tính hung dữ, sản lượng mật, tình trạng ấu trùng, khả năng phòng chống dịch bệnh, khả năng dọn vệ sinh trong tổ. Về tình hình dịch bệnh trên đàn ong, người nuôi cần chú ý đến bệnh thối ấu trùng, trong đó, có 2 loại cần xem xét là thối ấu do thức ăn và thối ấu trùng do vi khuẩn. Ngoài ra, người nuôi ong cần nắm chắc một số kỹ thuật khác như: kỹ thuật đặt thùng nuôi ong và các khung cầu di động, kỹ thuật tăng cầu ong, kỹ thuật tạo chúa và chia đàn, kỹ thuật khai thác phấn hoa, khai thác sữa ong chúa, khai thác mật ong, các phương pháp bổ sung thức ăn... Bên cạnh đó, điều kiện thiên nhiên, khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi ong. Bởi vậy, việc nuôi ong cần dựa trên sự khảo sát, tìm hiểu tình hình thời tiết, khí hậu của mỗi vùng miền và mỗi thời kỳ. Kinh nghiệm cho thấy: những năm mưa thuận gió hòa, thóc lúa được mùa, cây trái năng suất thì hiệu quả nuôi ong thường sẽ đạt cao; còn những năm thiên nhiên khắc nghiệt, hoa trái kém thì ngành nuôi ong sẽ gặp khó khăn. Với kinh nghiệm và sáng tạo trong quá trình chăn nuôi, ông Triệu đã đưa ra giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi ong trong điều kiện thời tiết giá lạnh.

Ông Đỗ Văn Triệu, thôn Trại Nhất, xã Hồng Kỳ chia sẻ thêm: “Vào mùa rét tôi thường sử dụng thùng đôi để giúp giữ ấm cho đàn ong, qua đó giúp ong đẻ khỏe, như vậy sẽ thuận lợi khi tách đàn. Sau khi cấy ong chúa thành công thì tiếp tục nuôi để khai thác mật. Đối với đàn yếu thì nên nhập 2 đàn làm một nhằm tăng lượng ong thợ, với cách này thì chỉ trong vòng 40 ngày sẽ được khai thác mật với sản lượng cao hơn”.

Top giá mật ong trên thị trường năm 2022
Anh Vũ Văn Nghê, thôn Trại Nhất, xã Hồng Kỳ đang kiểm tra đàn ong của gia đình

Cùng với gia đình ông Triệu thì gia đình anh Vũ Văn Nghê cùng thôn cũng là hộ gia đình điển hình nuôi ong mang lại hiệu quả kinh tế. Được biết, anh Nghê sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhiều năm liền là hộ nghèo trong xã. Gần 13 năm nghề nuôi ong trải qua nhiều lần thất bại và không biết bao nhiêu lần bị ong đốt, ong chết, ong bỏ đàn đi,... tưởng chừng phải bỏ nghề nhưng với lòng đam mê và quyết tâm, anh Nghê đã tích lũy kinh nghiệm, và nhận thấy nuôi ong lấy mật không khó nhưng lại đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ. Năm 2009, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp từ nghề nuôi ong. Theo anh nghề nuôi ong không mất nhiều công chăm sóc mà chủ yếu phải nắm bắt được đặc tính sinh trưởng và phát triển của đàn ong để tránh cho ong khỏi mắc một số bệnh thông thường như: bệnh thối ấu trùng, ấu trùng túi,… Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả cao trong quá trình phát triển đàn ong mật, người nuôi ong phải khéo léo, tỷ mỉ, chịu khó chăm sóc và am hiểu về đặc tính của ong như: xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Từ đó, mới có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong. Từ vài đàn ong ban đầu đến nay gia đình anh Nghê đã duy trì từ 130 đến trên 200 đàn ong, doanh thu hàng năm đạt trên 200 triệu đồng, trừ chi phí cũng cho thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Hiện nay gia đình anh không chỉ thoát nghèo mà còn xây dựng được căn nhà khang trang trị giá trên 700 triệu đồng,... Từ kinh nghiệm và hiệu quả trong nuôi ong, giờ đây anh đảm nhiệm vai trò là Phó giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ Dê và mật ong Hồng Kỳ, huyện Yên Thế.

Anh Vũ Văn Nghê, Phó GĐ HTX Sản xuất, tiêu thụ Dê và mật ong Hồng Kỳ nói: “Được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền huyện và xã, chúng tôi đã thành lập Hợp tác xã nuôi ong và dê Hồng Kỳ, thu hút ngày càng đông hội viên. Tham gia Hợp tác xã, sản phẩm mật ong làm ra có thương hiệu sẽ thuận lợi hơn trong tiêu thụ, đồng thời còn được hỗ trợ về kĩ thuật nuôi, con giống mới,… nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Được biết tháng 5 năm 2019, Hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ Dê và mật ong Hồng Kỳ được thành lập tiền thân là câu lạc bộ nuôi ong Hồng Kỳ với 9 thành viên chính thức và 40 thành viên liên kết, trong đó 80% là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo với trên 800 đàn ong nuôi lấy mật và sản xuất con giống. Năm 2020, sản lượng mật ong của HTX đã đạt trên 10.000 lít mật, thu về trên 2 tỷ đồng. Với đặc thù là xã miền núi, có trên 80% số hộ sản xuất nông nghiệp, Đảng ủy, UBND xã Hồng Kỳ đã ban hành các kế hoạch, cơ chế, giải pháp để hỗ trợ, kích cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại, vườn rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong đó nghề nuôi ong lấy mật đã được địa phương quan tâm hỗ trợ về tập huấn, các kiến thức cơ bản về cấu trúc của đàn ong, quá trình phát triển của ong chúa, đặc tính của loài ong, cách thức lấy mật, nhân đàn cũng như phòng và chữa bệnh cho đàn ong. 

Ông Long Mạnh Thắng, Chủ tịch UBND xã Hồng Kỳ cho biết: “Trong năm vừa qua, xã Hồng Kỳ đã chỉ đạo Hội nông dân liên kết các thành viên và thành lập Hợp tác xã nuôi ong và dê Hồng Kỳ. Đồng thời chúng tôi cũng đề nghị huyện, tỉnh hướng dẫn bà con các bước để xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Việc hình thành Hợp tác xã nuôi ong, dê đã tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương”.

Theo thống kê, hiện nay toàn huyện có trên 500 hộ gia đình có nghề nuôi ong, với hơn 10 nghìn đàn ong, tổng sản lượng bình quân gần 100 nghìn lít/năm. Nghề nuôi ong trong các gia đình đã trở thành một nghề thu nhập cao của người dân trên địa bàn huyện. Đặc biệt, năm 2011, sản phẩm Mật ong hoa rừng Yên Thế đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp nhãn hiệu bản quyền, trở thành thương hiệu có tiếng trên thị trường. Phát triển nghề nuôi ong và xây dựng thương hiệu Mật ong hoa rừng Yên Thế theo tiêu chuẩn sạch, tự nhiên là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của huyện Yên Thế. Có thể khẳng định rằng, nghề nuôi ong lấy mật ở xã Hồng Kỳ nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung không chỉ mang lại lợi ích cao về kinh tế mà còn góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp tích cực vào việc đảm bảo môi trường sinh thái, đồng thời giúp cây trái thụ phấn, đậu quả tốt hơn,... Mật ong của Yên Thế đã có mặt tại nhiều nơi và được khách hàng tiêu dùng chấp nhận, đánh giá cao. Trước tình hình đó, huyện cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển mô hình nghề nuôi ong, đưa con ong trở thành một trong những con chủ lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, từng bước xây dựng thương hiệu Mật ong hoa rừng Yên Thế, trở thành một trong 3 sản phẩm thương hiệu tiêu biểu, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh, bên cạnh thương hiệu Gà đồi Yên Thế và Chè sạch Xuân Lương.

Ông Lương Văn Hiến, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết thêm: “Để nâng cao hiệu quả trong phát triển đàn ong lấy mật, thời gian tới chúng tôi tiếp tục tham mưu cho UBND huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật cho người nuôi ong; cơ cấu lại các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để tạo chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, giúp sản phẩm mật ong Hồng Kỳ vươn rộng ra thị trường. Ngoài ra, huyện cũng định hướng xây dựng chung một nhãn hiệu Mật ong Yên Thế để nhiều người tiêu dùng biết đến, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển”.

Có thể nói, nghề nuôi ong lấy mật đang mở ra hướng thoát nghèo cho người dân, nhất là hộ nghèo ít vốn, ít đất sản xuất. Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Hồng Kỳ nói riêng và huyện Yên Thế nói chung không chỉ mang lại lợi ích cao về kinh tế mà còn góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp tích cực vào việc đảm bảo môi trường sinh thái, đồng thời giúp cây trái thụ phấn, đậu quả tốt hơn. Tuy nhiên, để nghề này phát triển bền vững, trước mắt, huyện cần xem xét, tạo điều kiện giúp các hộ nuôi ong có phương thức quảng bá mật ong rộng rãi, tạo dựng thương hiệu cho mật ong Yên Thế, góp phần tận dụng tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này./.

                                                                                Quang Huy